Viêm bàng quang: Nguyên nhân, chẩn đoán, chữa trị ra sao?

Viêm bàng quang được biết đến như một bệnh lý xảy ra phổ biến ở nữ giới hơn ở nam giới. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để viêm bàng quang xảy ra kéo dài có thể dẫn đến mãn tính, suy thận hoặc nhiễm trùng huyết. Hãy cùng GHV KSOL tìm hiểu kỹ hơn về viêm bàng quang nhé!

Xem thêm:

1. Viêm bàng quang là gì?

Viêm bàng quang là một bệnh nhiễm trùng cấp tính đường tiết niệu do một loại vi khuẩn gây ra. 

Bệnh này thường có tỷ lệ mắc ở nữ giới cao hơn ở nam giới vì cơ quan sinh dục ở nữ có cấu tạo phức tạp hơn. Niệu đạo phụ nữ ngắn nên các vi khuẩn ở vùng hậu môn thường di chuyển dễ dàng hơn đến bàng quang gây ra viêm bàng quang.

Ảnh viêm bàng quang
Ảnh viêm bàng quang

2. Có những nguyên nhân nào dẫn đến viêm bàng quang?

Do vi khuẩn

Hầu hết các trường hợp viêm bàng quang ở phụ nữ đều do vi khuẩn có tên Escherichia coli hay còn gọi là E. coli gây ra.

Các yếu tố nguy cơ

  • Quan hệ tình dục một cách bừa bãi hoặc quan hệ tình dục không an toàn, sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập và gây ra bệnh.
  • Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ cũng là một nguyên nhân tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ra bệnh này.
  • Mắc các bệnh về tình dục như: lậu, giang mai, nấm chlamydia, … cũng gây bệnh.
  • Đặc biệt, những người bị sỏi thận, mắc các bệnh sỏi đường tiết niệu thường có nguy cơ viêm bàng quang rất cao.
  • Giới tính: ở nữ giới xảy ra nhiều hơn nam giới.
  • Độ tuổi: Độ tuổi càng cao thì khả năng mắc bệnh càng cao.

3. Viêm bàng quang khi nào nên đi khám bác sĩ ?

Nếu có các triệu chứng sau đây bạn nên đi khám bác sĩ để biết được có viêm bàng quang hay không?

  • Đi tiểu ra máu và nước tiểu đục hoặc có mùi hôi.
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày nhưng mỗi lần chỉ tiểu ra một ít.
  • Cảm thấy đau hoặc có cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
  • Đau phần bụng dưới.
  • Đau lưng 2 bên xung quanh vùng xương chậu hoặc đau ở giữa lưng.
  • Viêm bàng quang xảy ra ở trẻ em thì hay bị tè dầm vào ban ngày.
  • Có thể có sốt nhẹ.

4. Có những phương pháp nào chẩn đoán viêm bàng quang?

  • Viêm bàng quang có thể được chẩn đoán bằng cách thực hiện các xét nghiệm như: Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu thấy bạch cầu niệu dương tính từ (++) đến (+++) hay ≥ 104 bạch cầu/ml, nitrit (+), có thể có hồng cầu niệu.
  • Thực hiện siêu âm bàng quang thấy thành bàng quang dày hơn bình thường.
  • Chẩn đoán hình ảnh: chụp X-quang, chụp CT scanner.

5. Viêm bàng quang có tự khỏi không?

Viêm bàng quang không thể tự khỏi mà phải có các biện pháp điều trị tùy theo từng trường hợp cụ thể:

Khangs sinh
Kháng sinh

Trường hợp do vi khuẩn

Kháng sinh là lựa chọn đầu tiên để điều trị bệnh nếu bệnh gây ra bởi vi khuẩn.

Những thuốc được dùng nhiều nhất để điều trị là: amoxicillin, ciprofloxacin, nitrofurantoin, sulfamethoxazole và trimethoprim.

  • Nhiễm lần đầu: người bệnh cần dùng kháng sinh trong ba ngày đến một tuần dù cho các triệu chứng có được cải thiện đáng kể trong vòng một ngày.
  • Nhiễm trùng tái phát: người bệnh có thể cần phải sử dụng kháng sinh trong thời gian dài hơn (15-20 ngày).
  • Viêm bàng quang mắc phải ở bệnh viện: trường hợp này khá phức tạp vì các vi khuẩn ở bệnh viện đa số kháng thuốc.
  • Đối với phụ nữ đã mãn kinh có thể cần phải dùng thêm các loại thuốc estrogen dạng kem.

Trường hợp do các nguyên nhân khác 

  • Do hóa chất: tránh dùng các hóa chất gây viêm bàng quang để giảm các triệu chứng và phòng ngừa bệnh tái phát
  • Do xạ trị hoặc do thuốc: dùng thuốc để giảm bớt các triệu chứng hoặc uống nước nhiều hơn để đào thải các chất gây kích thích bàng quang.
  • Do biến chứng của các bệnh khác: điều trị bệnh nền, tăng sức đề kháng, tránh các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh.

Các biện pháp điều trị hỗ trợ

  • Dùng khăn hay túi chườm nóng vùng bụng có thể giúp giảm cảm giác căng tức hoặc đau bàng quang.
  • Uống nhiều nước.
  • Tránh uống cà phê, rượu, trà, nước cam chanh và tránh ăn các thức ăn cay nóng vì những thực phẩm này có thể kích thích bàng quang gây cảm giác khó chịu hơn.

6. Viêm bàng quang có nguy hiểm không?

Viêm bàng quang là một bệnh cấp tính, mặc dù không thể tự khỏi nhưng nó cũng không thể ảnh hưởng đến tính mạng một cách ngay lập tức. Nhưng nếu không phát hiện sớm và không có các biện pháp điều trị kịp thời thì bệnh có thể chuyển thành mãn tính và có các biến chứng nguy hiểm khác.

Bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn sau một thời gian điều trị ngắn ngày nhưng vẫn có thể mắc lại nếu gặp phải các yếu tố thuận lợi gây bệnh. Vì vậy, việc phòng bệnh sau khi chữa khỏi bệnh là thực sự rất cần thiết.

7. Làm cách nào để dự phòng viêm bàng quang hiệu quả?

Để không mắc phải bệnh viêm bàng quang gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống, bạn nên thực hiện một số các biện pháp sau đây:

  • Uống đủ nước: Nên uống nước mỗi ngày khoảng trên 1,5 đến 2 lít.
  • Không được nhịn tiểu quá 6 tiếng 1 ngày.
  • Tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày với nguồn nước sạch, nữ giới cần vệ sinh sạch sẽ trong những ngày hành kinh, sử dụng loại băng vệ sinh có khả năng thấm hút tốt, thay băng vệ sinh 4-5 tiếng/lần.
  • Nên có thói quen vệ sinh sạch sẽ trước khi thực hiện giao hợp và nên đi tiểu sau đó để tránh bị nhiễm trùng ngược dòng dẫn tới viêm bàng quang. 
  • Sử dụng các biện pháp tình dục an toàn: sử dụng bao cao su,…
  • Nên mang mặc quần áo rộng rãi, thông thoáng; tránh trang phục quá bó sát, chất liệu vải thấm hút kém.
  • Kiểm tra định kì sức khỏe 6 tháng 1 lần để phát hiện sớm và chữa dứt điểm bệnh viêm bàng quang.
  • Nên ăn nhiều rau xanh, các thực phẩm chứa vitamin. 
  • Rèn luyện các hoạt động thể dục thể thao đều đặn để tăng sức đề kháng.
  • Hạn chế những thực phẩm cay nóng, dầu mỡ và đồ uống có cồn, chất kích thích.

Trên đây là những chia sẻ của GHV KSOL về bệnh viêm bàng quang. Hy vọng bài viết đã giúp ích cho bạn và người thân trong việc giữ gìn sức khỏe. Hẹn gặp bạn trong những bài viết lần sau!

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7