[Giải đáp] Viêm bàng quang cấp là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm bàng quang cấp là một vấn đề sức khỏe có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Tuy nhiên có nhiều người vẫn còn rất mơ hồ về tình trạng này. Do đó, trong bài viết này GHV KSol sẽ gửi tới bạn đọc những thông tin cần biết về viêm bàng quang cấp là gì, nguyên nhân hay là có nguy hiểm hay không.

Xem thêm:

1. Bệnh viêm bàng quang cấp là gì? Đối tượng thường mắc phải 

Viêm bàng quang cấp là tình trạng nhiễm khuẩn cấp ở bàng quang với các biểu hiện đặc trưng như tiểu buốt, tiểu ra máu hoặc có mủ.

Bất kỳ ai ở bất kỳ độ tuổi nào đều có khả năng bị bệnh này, tuy nhiên thường gặp ở nữ giới hơn. Theo các thống kê cho thấy, tỷ lệ bị bệnh ở nữ so với nam là 9:1 và có tới khoảng 40% phụ nữ ở độ tuổi trưởng thành đều từng bị viêm bàng quang cấp ít nhất một lần.

Đó là do phụ nữ có đường niệu đạo ngắn hơn nhiều so với đàn ông nên vi khuẩn dễ xâm nhập từ bên ngoài vào trong bàng quang.

viem-bang-quang-cap
Bàng quang khi bị viêm

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm bàng quang cấp

2.1. Do nhiễm vi khuẩn

Vi khuẩn là nguyên nhân chính gây bệnh, trong đó vi khuẩn gram âm chiếm khoảng 90%, còn lại là do các vi khuẩn gram dương. Các loại vi khuẩn gây bệnh thường gặp là:

  • Escherichia coli: chiếm tới khoảng 70-80% vi khuẩn gây ra bệnh.
  • Proteus mirabilis.
  • Một số loại khác như: Klebsiella, Staphylococcus saprophyticus, Pseudomonas aeruginosa,  Staphylococcus aureus…

2.2. Viêm bàng quang cấp không do nhiễm vi khuẩn

  • Người bị viêm bàng kẽ có thể dẫn đến tình trạng viêm bàng cấp.
  • Do tác dụng phụ của một số thuốc, xạ trị, nhất là các thuốc dùng trong hóa trị.
  • Một số chất có thể gây kích ứng dẫn tới bệnh như xà phòng, dung dịch vệ sinh phụ nữ, bột talc…

2.3. Một số yếu tố thuận lợi

  • Tuổi: Nguy cơ bị viêm bàng cấp tính tăng dần theo độ tuổi.
  • Đường tiểu bị cản trở do bị phì đại lành tính, u tiền liệt tuyến, hẹp niệu đạo hoặc bao quy đầu, có sỏi hoặc u ở bàng quang…
  •  Hệ miễn dịch suy yếu do bị các bệnh như tiểu đường, ung thư, HIV…
  • Ở người đã thực hiện các can thiệp ở bàng quang, niệu đạo như tán sỏi, soi bàng quang hoặc đặt sonde dẫn lưu ở bàng quang…

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm bàng quang cấp

3.1. Triệu chứng lâm sàng khi bị bệnh

  • Xuất hiện hội chứng bàng quang thấy rõ bao gồm tiểu buốt, tiểu ra máu, nước tiểu có mủ ở cuối bãi.
  • Cảm giác đau nhẹ ở vùng trên khớp mu khi bàng quang căng. Nhưng cũng có trường hợp đau nhiều, có khi đau lan sang cả các vùng khác như niệu đạo, âm hộ. Tuy nhiên cảm giác đau này lại mất đi hoặc giảm bớt sau khi đi tiểu.
  • Luôn có cảm giác buồn tiểu và đi tiểu nhiều lần trong ngày, nhất là vào ban đêm. Có trường hợp còn bị tiểu không tự chủ hoặc són tiểu.
  • Nhưng cũng có những bệnh nhân không có triệu chứng điển hình mà chỉ cảm thấy bị tiểu dắt hoặc nóng rát khi đi tiểu.
  • Sốt nhẹ dưới 38 độ hoặc không sốt.
Tiểu buốt, tiểu có mủ là triệu chứng của bệnh

3.2. Cận lâm sàng

Khi làm xét nghiệm nước tiểu thì trong kết quả cho thấy:

  • Bạch cầu niệu dương tính, từ 10^4 bạch cầu/ml trở lên. Có bạch cầu đa nhân thoái hóa hoặc tìm thấy lớn hơn 3 bạch cầu/vi trường.
  • Nuôi cấy vi khuẩn nước tiểu cho kết quả từ 10^5/ml nước tiểu trở lên.
  • Không có protein niệu hoặc có khi người bệnh đái ra máu, đái ra mủ đại thể (là trường hợp có thể nhìn thấy máu và mủ trong nước tiểu bằng mắt thường).

Xét nghiệm máu: Do bạch cầu trong máu không tăng cao ngay nên thường không cần thực hiện xét nghiệm này.

Siêu âm: Cho hình ảnh thành bàng quang dày hơn so với lúc bình thường.

Xem ngay >>> Triệu chứng của ung thư bàng quang – nhận biết sớm để chữa khỏi bệnh

4. Vậy viêm bàng quang cấp tính gây nguy hiểm không?

Khi bị tình trạng này, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với một số ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống như:

  • Trước hết là khiến cho người mắc phải cảm thấy lo lắng, buồn phiền, thậm hoang mang, mất tự tin. Dẫn đến ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe cũng như các hoạt động thường ngày của người bệnh. Đặc biệt là với người mới lập gia đình, hay người lớn tuổi, nhất là khi thấy bị đau, rát và đi tiểu ra máu.
  • Một số trường hợp chủ quan hoặc ngại ngùng do vị trí viêm ở vùng nhạy cảm nên không đi khám thì có thể bệnh sẽ chuyển sang mãn tính. Khi này các triệu chứng sẽ xuất hiện liên tục dai dẳng và nặng hơn, dẫn đến nhiều phiền toái cho bệnh nhân.
  • Nếu bệnh không được điều trị kịp thời và dứt điểm có thể dẫn đến viêm ngược dòng lên gây viêm thận thậm chí là suy thận.
  • Bên cạnh đó, viêm bàng quang cấp cũng có thể gây nhiễm trùng huyết, đây là một biến chứng nguy hiểm cần được phát hiện kịp thời.

5. Chẩn đoán viêm bàng quang cấp tính

5.1. Dấu hiệu cần phải gặp bác sĩ?

Viêm bàng quang cấp cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Do đó bạn nên đi khám nếu phát hiện các triệu chứng như:

  • Sốt và thấy ớn lạnh.
  • Buồn nôn và nông.
  • Tiểu rắt, khi đi tiểu thấy nóng rát, có khi còn thấy tiểu ra máu.
  • Trẻ em bị tè dầm nhiều hơn bình thường vào ban ngày.
  • Thấy đau ở hông và lưng.

5.2. Cách chẩn đoán

Việc chẩn đoán ra viêm họng cấp thường không quá phức tạp do các phương pháp có độ nhạy và chính xác cao. Thông thường khi việc chuẩn đoán sẽ bao gồm:

  • Hỏi khám lâm sàng: Các bác sĩ sẽ hỏi để thu tập các triệu chứng thực thể của người bệnh, tiền sử bệnh của bản thân cũng như gia đình.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Để phát hiện tiểu cầu, hồng cầu, protein niệu.
  • Nuôi cấy vi khuẩn nước tiểu: Xác định nguyên nhân gây ra bệnh là do nhiễm khuẩn hay không.
  • Siêu âm thận, bàng quang.
  • Xét nghiệm máu: Thường không thực hiện nếu mới bị ở giai đoạn cấp tính.

6. Điều trị bệnh viêm bàng quang cấp

6.1. Các biện pháp can thiệp y khoa

Khi thực hiện điều trị viêm bàng quang cấp cần tuân thủ 3 nguyên tắc sau:

  • Điều trị chống nhiễm khuẩn theo phác đồ sử dụng kháng sinh phù hợp với tình trạng của người bệnh.
  • Loại bỏ các yếu tố thuận lợi có thể dẫn đến bệnh bằng thuốc hoặc các kỹ phẫu thuật như: tán sỏi hoặc mổ lấy sỏi, mổ u phù đại tuyến tiền liệt, mổ bao quy đầu… Bên cạnh đó cần hạn chế hoặc tránh sử dụng các chất gây kích ứng dẫn đến viêm bàng quang.
  • Điều trị dự phòng tái phát: Với những người bị tái phát nhiều lần hay các đối tượng không thể thực hiện các biện pháp loại bỏ nguy cơ như phụ nữ có thai, người bị tai biến, liệt tủy…

Các biện pháp điều trị dự phòng bao gồm:

  • Uống đủ nước mỗi ngày để lượng nước tiểu trong 24 giờ ít nhất đạt > 1,5 lít. Không nên nhịn tiểu lâu.
  • Điều trị khắc phục các nguyên nhân gây chèn ép, tắc đường tiết niệu.
viem-bang-quang-cap-tinh-1
Uống nhiều nước

Bên cạnh việc điều trị các nguyên nhân và yếu tố có lợi thì với nhiều bệnh nhân có các triệu chứng khó chịu như đau, sốt cao ảnh hưởng đến cuộc sống thì các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc để giảm bớt như thuốc giãn mạch, giảm đau, hạ sốt…

Việc sử dụng thuốc cho bệnh nhân cần có sự đồng ý của các bác sĩ chuyên ngành. Người bệnh không tự ý mua thuốc về dùng hoặc nghỉ sử dụng thuốc giữa chừng. 

6.2. Các lưu ý chăm sóc khi điều trị bệnh

Trong thời gian chữa bệnh, bạn nên lưu ý một số điều sau để giúp giảm bớt các triệu chứng cũng như tăng hiệu quả điều trị:

  • Uống nhiều nước để đảm bảo lượng nước tiểu bài tiết mỗi ngày.
  • Tắm nước ấm: Nước ấm sẽ giúp tăng tuần hoàn máu trong cơ thể, xoa dịu được cảm giác đau, nóng rát.
  • Chườm ấm phần bụng dưới để giảm bớt cảm giác đau.
  • Tránh cà phê, thực phẩm cay, rượu, nước ép của các loại hoa quả chua như cam, quýt, chanh…
  • Bổ sung thêm nhiều vitamin và chất xơ bằng các thực phẩm tươi ngon, hợp vệ sinh.

7.Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm bàng quang cấp

  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể hàng ngày.
  • Không nên nhịn đi vệ sinh, nhất là đi tiểu.
  • Sau khi đi vệ sinh nên lau từ trước ra sau đổi với nữ giới.
  • Tránh thụt rửa sâu vào âm đạo hay lạm dụng các dung dịch vệ sinh phụ nữ hay các thuốc phụ khoa khác, nhất là dạng xịt.
  • Nên tắm dưới vòi sen thay vì tắm trong chậu hoặc bồn tắm, đặc biệt là bồn tắm có sóng.
  • Thay đồ lót hằng ngày. Mặc quần áo thoải mái, rộng rãi, được làm từ các chất liệu thoáng khí, thấm hút tốt.
  • Với chị em, cần chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ khi đến kì kinh nguyệt. Nên dùng băng vệ sinh thay vì tampon và thường xuyên thay băng.
  • Tránh sử dụng màng ngăn tránh thai hoặc các chất diệt tinh trùng.
  • Ăn uống điều độ kết hợp với luyện tập thể dục thường xuyên.
  • Nên đi tiểu trước và sau khi giao hợp.

Trên đây là những chia sẻ của GHV KSol về chủ đề viêm bàng quang cấp. Hy vọng bài viết này đã giải đáp được phần nào thắc mắc của bạn đọc.

XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL