Viêm bàng quang kẽ: Những điều bạn chưa hề biết?

Viêm bàng quang kẽ là một bệnh lý mãn tính của đường tiết niệu ít được nhắc đến. Để có những hiểu biết rõ ràng hơn về viêm bàng quang kẽ, mời bạn đọc bài viết sau của GHV KSOL nhé!

XEM THÊM:

1. Viêm bàng quang kẽ là gì?

Bàng quang của bạn là một cơ quan chứa  nhiều cơ và là nơi để lưu trữ nước tiểu. Bàng quang giãn nở đến khi nước tiểu bị đầy và sau đó nó phát tín hiệu lên não bộ, báo rằng đã đến lúc cần phải đi tiểu. 

Với những người bị viêm bàng quang kẽ, các tín hiệu này bị lẫn lộn, bạn sẽ cảm thấy cần đi tiểu thường xuyên hơn người khác và lượng nước tiểu đi được cũng ít hơn.

Bệnh này có tỷ lệ mắc ở phụ nữ cao hơn nam giới và gây ra ảnh hưởng lâu dài đối với sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. 

viêm bàng quang kẽ
Viêm bàng quang kẽ

2. Nguyên nhân gây viêm bàng quang kẽ

Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh viêm bàng quang kẽ.

Tuy nhiên, theo sự thống kê của dịch tễ học thì có một số yếu tố nguy cơ như sau:

  •  Người bệnh có sự khiếm khuyết ở lớp niêm mạc bảo vệ của bàng quang.
  • Di truyền: nếu trong gia đình bạn có người từng bị bệnh thì khả năng bị bệnh của bạn cũng cao hơn những người khác.
  • Các phản ứng miễn dịch.
  • Dị ứng.
  • Giới tính: Nữ giới thường có tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn là nam giới.
  • Da và màu tóc: Những người có da trắng, tóc đỏ thường có nguy cơ cao mắc viêm bàng quang kẽ hơn.
  • Độ tuổi: hầu hết những người bị bệnh thường có độ tuổi ngoài 30 tuổi.

3. Dấu hiệu nhận biết viêm bàng quang kẽ

  • Đi tiểu nhiều hơn 7 lần/ngày

Số lần đi tiểu trung bình của người trưởng thành là từ 4-6 lần/ngày. Nếu bạn đi tiểu nhiều hơn số này có thể là một dấu hiệu cho thấy bàng quang bạn đang có vấn đề.

Những người xuất hiện triệu chứng này thường chỉ nghĩ rằng có thể do họ uống nhiều nước, do bàng quang của họ nhỏ hoặc thỉnh thoảng họ mới bị như vậy. Nhưng thực tế là 95% số người bị viêm bàng quang kẽ sẽ đi tiểu thường xuyên hơn.

  • Cảm thấy khó chịu

Cơn đau của viêm bàng quang sẽ diễn biến nặng hơn khi bàng quang chứa nhiều nước tiểu, điều này giải thích tại sao bạn lại đi tiểu thường xuyên hơn: bàng quang rỗng sẽ khiến bạn bớt đau hơn.

Trong một số trường hợp, vùng này còn có thể bị căng tức đến mức khiến bạn không thể dùng thắt lưng được vì áp lực lên bụng gây ra từ 2 phía trong và ngoài.

  • Nhu cầu đi tiểu đến rất nhanh

Biểu hiện là khi bạn đột nhiên cảm thấy buồn đi tiểu, như có một sự thôi thúc nào đó buộc bạn phải đi vào toilet. Nếu mọi việc bình thường, thì thời gian đi tiểu của bạn phải kéo dài ít nhất 10 giây. Nếu bạn đi tiểu ít hơn khoảng thời gian này, nghĩa là bàng quang của bạn đang xuất hiện tình trạng tiểu gấp.

  • Không thể đi tiểu được

Một điều trớ trêu là, mặc dù những người bị viêm bàng quang kẽ cảm thấy rất cần đi tiểu, nhưng khi họ vào đến toilet có thể họ sẽ…không tiểu được, hoặc nước tiểu chỉ nhỏ giọt ra rất chậm. Tình trạng này có thể là dấu hiệu của ung thư bàng quang.

xem ngay >>> Người bị ung thư bàng quang nên ăn gì và kiêng ăn gì

  • Bạn không bao giờ cảm thấy bàng quang mình rỗng cả

Cho dù đi tiểu thường xuyên đến đâu, thì những bệnh nhân bị viêm bàng quang kẽ cũng sẽ có cảm giác bàng quang của họ không bâo giờ rỗng cả. Với một số người, tình trạng này còn có nguyên nhân là bởi cự co cơ ở đáy chậu, khiến họ khó có thể kiểm soát được sự co thắt bàng quang để tống được lượng nước tiểu còn sót lại ra ngoài. Ngoài ra, với một số người, bàng quang có thể trở nên rất nhạy cảm, khiến họ luôn có cảm giác là cần phải đi tiểu, cho dù họ mới vừa từ toilet bước ra.

  • Trên thực tế, bàng quang của bạn luôn có cảm giác đầy

Sự co thắt bàng quang thường được miêu tả là cảm giác luôn thấy bàng quang đầy. Cùng với cảm giác này, một số người còn cảm thấy tăng áp lực tại vị trí cách rốn vài cm. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến những cơn đau âm ỉ do tăng áp lực.

  • Bàng quang của bạn rất đau

Cảm thấy rất đau ở niệu đạo hoặc xung quang bàng quang có thể là một triệu chứng của viêm bàng quang kẽ. Đi kèm với cảm giác đau là cảm giác nóng rát hoặc cảm giác buồn râm ran, như có cả một thảm cỏ ở bên trong bàng quang và niệu đạo.

  • Nhu cầu đi tiểu ảnh hưởng đến giấc ngủ

Nếu bạn tỉnh giấc để dậy đi tiểu nhiều hơn một lần thì rất có thể bạn đã bị viêm bàng quang kẽ. Khi bạn đang ngủ, bàng quang vẫn sẽ tích nước, một cách chậm rãi. Việc tích nước một cách từ từ trong bàng quang có thể sẽ đánh lừa cơ thể, khiến cơ thể nghĩ rằng cần phải thức dậy ngay và đi toilet.

  • Cảm thấy nóng rát khi đi tiểu

Trong khi đi tiểu hoặc ngay sau khi đi tiểu, bạn có thể cảm thấy đau ở niệu đạo. Các chuyên gia không chắc chắn tại sao bạn lại có cảm giác đau và nóng rát này, mặc dù, một số chuyên gia cho rằng các vấn đề với cơ đáy chậu có thể kích thích cơ và thần kinh kiểm soát việc tống nước tiểu ra ngoài. Một số chuyên gia khác cho rằng lớp niêm mạc bàng quang hoặc niệu đạo đã bị tổn thương, do vậy, bạn sẽ cảm đau do tác động của các chất độc hại có trong nước tiểu.

  • Bạn bị són tiểu trước khi kịp vào toilet

Có khoảng một nửa số người bệnh viêm bàng quang kẽ sẽ gặp phải tình trạng tiểu tiện không tự chủ. Một lý do khác là vì yếu cơ đáy chậu, nên bạn sẽ gặp khó khăn trong việc nhịn và giữ nước tiểu. Áp lực khi ho, hắt hơi, cười hoặc nâng vật nặng cũng có thể khiến bạn bị són tiểu.

  • Bạn bị đau khi quan hệ tình dục

Đau khi quan hệ tình dục là một triệu chứng cơ bản của các rối loạn của tầng đáy chậu, và viêm bàng quang kẽ không phải là ngoại lệ. Đa số phụ nữ bị viêm bàng quang kẽ sẽ cảm thấy đau ở âm đạo, bàng quang hoặc niệu đạo thậm chí là đau ở cả 3 vị trí sau khi quan hệ tình dục. Nam giới cũng có thể cảm thấy đau ở tinh hoàn, dương vật, niệu đạo hoặc bàng quang có thể đau trong quá trình xuất tinh hoặc cương cứng

  • Đau vùng chậu

Vì các cơ vùng đáy chậu sẽ bị tăng hoạt hoặc siết chặt lại, nên những người bị viêm bàng quang kẽ sẽ cảm thấy đau vùng chậu. Cơn đau này có thể cảm nhận được ở vùng đáy chậu hoặc trực tràng, hay chính là khu vực âm đạo của phụ nữ và dương vật của nam giới.

4. Các phương pháp chẩn đoán viêm bàng quang kẽ

  • Dựa vào triệu chứng của bệnh bạn mô tả cho bác sĩ.
  • Dựa vào xét nghiệm phân tích mẫu nước tiểu 
  • Nội soi bàng quang
  • Sinh thiết mô bàng quang.
  • Kiểm tra độ nhạy Kali: Kiểm tra độ đau trước và sau khi nhỏ Kali clorua vào bàng quang. Những người có bàng quang bình thường không có sự khác biệt khi nhỏ nước và nhỏ Kali clorua.

5. Điều trị viêm bàng quang kẽ

Vì chưa phát hiện được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh nên các biện pháp điều trị chủ yếu là điều trị nguyên nhân. Có 2 biện pháp chính hiện nay đang được sử dụng để điều trị viêm bàng quang kẽ

Điều trị viêm bàng quang kẽ
Điều trị viêm bàng quang kẽ

Vật lý trị liệu

Các biện pháp vật lý trị liệu, châm cứu sẽ làm nhẹ triệu chứng đau vùng chậu, đau cơ.

Điều trị bằng thuốc

Các thuốc hay được sử dụng có thể kể đến như:

  • Nhóm giảm đau chống viêm NSAIDs: ibuprofen, naproxen sodium,…
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng: amitriptylin, imipramin,…
  • Kháng Histamin:  loratadin,…
  • Pentosan polysulfate sodium (Elmiron): giúp bảo vệ thành bàng quang khỏi các chất gây kích ứng trong nước tiểu. Nhưng phải mất từ 2 đến 4 để bạn bắt đầu cảm thấy giảm đau và 6 tháng để bạn giảm tần suất đi tiểu.

Kích thích thần kinh

  • Kích thích dây thần kinh bằng điện qua da (TENS): Với kỹ thuật này, các xung điện nhẹ sẽ làm giảm đau vùng chậu và, trong một số trường hợp, sẽ làm giảm tần suất đi tiểu. Kỹ thuật này có thể làm tăng lưu lượng máu đến bàng quang. Điều này có thể củng cố các cơ giúp kiểm soát bàng quang hoặc kích thích sự giải phóng các chất ngăn chặn cơn đau. Dây điện được đặt ở vùng thấp của lưng hoặc ngay phía trên vùng xương mu để dẫn truyền xung điện.
  • Kích thích dây thần kinh cùng cụt: Dây thần kinh cùng là dây thần kinh liên kết chính giữa tủy sống với dây thần kinh trong bàng quang. Kích thích dây thần kinh này có thể làm giảm tiểu gấp liên quan đến viêm bàng quang kẽ. Biện pháp này không kiểm soát cơn đau do viêm bàng quang kẽ, nhưng có thể giảm một số triệu chứng của tiểu gấp và tiểu thường xuyên.

Làm giãn nở bàng quang

Các triệu chứng có thể cải thiện tạm thời sau khi nội soi bàng quang với căng bàng quang. Bàng quang giãn nở là sự căng bàng quang bởi nước. Nếu đáp ứng được lâu dài, thủ thuật này có thể được lặp lại.

Phẫu thuật

Bác sĩ rất hiếm khi phẫu thuật để điều trị viêm bàng quang kẽ. Bởi vì nếu loại bỏ bàng quang không làm giảm cơn đau và có thể dẫn tới các biến chứng khác.

Với bệnh nhân bị đau nặng hoặc bàng quang chứa được rất ít thể tích nước tiểu thì sẽ được chỉ định phẫu thuật. Các lựa chọn phẫu thuật bao gồm:

  • Đốt nóng mô: Phương pháp này ít xâm lấn gồm việc chèn các công cụ thông qua niệu đạo để đốt vết loét. Các vết loét này có thể xuất hiện ở người mắc viêm bàng quang kẽ.
  • Cắt bỏ vết loét: Đây là phương pháp xâm lấn tối thiểu. Bác sĩ sẽ chèn các công cụ qua niệu đạo để cắt các vết loét.
  • Phẫu thuật thay đổi kích thước bàng quang: phương pháp này này chỉ thực hiện trong những trường hợp rất hiếm gặp vì phương pháp này không loại bỏ được cơn đau. Hơn nữa, một số người cần làm trống bàng quang của họ bằng ống thông nhiều lần mỗi ngày.

6. Biến chứng do viêm bàng quang kẽ

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Giảm dung tích bàng quang: Viêm bàng quang kẽ có thể gây cứng thành bàng quang, khiến bàng quang của bạn giữ ít nước tiểu hơn.
  • Giảm chất lượng cuộc sống: Đi tiểu và đau thường xuyên có thể ảnh hưởng tới các hoạt động xã hội, công việc và các hoạt động khác của cuộc sống hàng ngày.
  • Quan hệ tình dục bị ảnh hưởng: Đi tiểu và đau thường xuyên có thể làm căng thẳng các mối quan hệ cá nhân của bạn, quan hệ tình dục cũng bị ảnh hưởng.
  • Trầm cảm: Cơn đau mãn tính và giấc ngủ bị gián đoạn liên quan đến viêm bàng quang kẽ có thể gây căng thẳng và có nguy cơ dẫn đến trầm cảm.

7. Nên có biện pháp như thế nào để phòng viêm bàng quang kẽ

  • Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý: loại bỏ đi những thức ăn có thể gây kích thích bàng quang trong bữa ăn của bạn. 
  • Luyện tập thói quen cho bàng quang: đi tiểu tiện, đại tiện theo giờ thay vì muốn đi mới đi.
  • Mặc các quần áo rộng, không bó sát, tránh việc dùng thắt lưng hoặc mặc quần áo chật, gây áp lực lên bụng
  • Giảm căng thẳng, stress.
  • Bỏ thuốc là nếu bạn đang hút thuốc. Hút thuốc là cũng là nguyên nhân gây ung thư bàng quang.
  • Luyện tập các bài tập kéo dãn, để có thể giúp giảm đi các triệu chứng viêm bàng quang khô.

Trên đây là những chia sẻ của GHV KSOL về bệnh lý viêm bàng quang kẽ. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm kiến thức tham khảo để chăm sóc sức khỏe của mình và người thân!

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: VTV2 – HÀNH TRÌNH CÙNG BẠN SỐ 5: TRƯƠNG THỊ LIỄU NGƯỜI PHỤ NỮ VƯƠN LÊN VÌ SỰ SỐNG – GHV