Viêm bàng quang ở trẻ em – Nguyên nhân, cách điều trị và những điều cha mẹ đừng bỏ qua

Viêm bàng quang ở trẻ em là một vấn đề phổ biến, gây lo lắng cho nhiều bậc phụ huynh. Do đó trong bài viết này, GHV KSol sẽ mang lại những thông tin hữu ích về chủ đề viêm bàng quang ở trẻ em.

Xem thêm:

1. Viêm bàng quang ở trẻ em là như thế nào?

Theo các nghiên cứu cho thấy, nhiễm trùng tiết niệu đứng thứ ba trong các nhóm bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, chỉ sau nhóm bệnh hô hấp và tiêu hóa. Trong đó có viêm bàng quang ở trẻ là tình trạng viêm nhiễm ở bàng quang do các tác nhân gây bệnh tấn công như vi khuẩn hoặc do vệ sinh không sạch.

viem-bang-quang-tre-em
Viêm bàng quang ở trẻ

2. Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm bàng quang ở trẻ em

2.1. Nguyên nhân

Vi khuẩn là nguyên nhân chủ yếu gây viêm bàng quang ở trẻ , trong đó phần lớn là do vi khuẩn E.coli.

E.coli có thể vào bàng quang bằng cách xâm nhập qua niệu đạo rồi di chuyển lên. Tuy nhiên cũng có trường hợp, vi khuẩn này lây từ đường tiêu hóa sang đường tiết niệu và đến bàng quang gây viêm.

Bên cạnh đó, một số loại thuốc có tác dụng phụ gây viêm bàng quang ở trẻ em như cyclophosphamide, các hóa chất dùng trong hóa trị ung thư. Ngoài ra xạ trí cũng có thể gây ra tác dụng không mong muốn này.

2.2. Các yếu tố thuận lợi cho bệnh viêm bàng quang trẻ em khởi phát

  • Vệ sinh không sạch sẽ hoặc sai cách ở vùng sinh dục như: Lau từ trước ra sau ở bé gái. Với bé trai thì khi tắm không làm sạch các cặn bẩn ở đầu dương vật. Ngoài ra, còn do không thay bỉm hoặc đóng bỉm quá thường xuyên, cho trẻ mặc quần rách cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.
  • Do một số bệnh: táo bón, sỏi bàng quang, các bệnh suy giảm sức đề kháng như nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu hóa…
  • Thói quen uống ít nước, nhịn tiểu, ngồi vệ sinh lâu của trẻ.
  • Bố mẹ không tẩy giun cho thường xuyên cho bé.
  • Một số dị tật bẩm sinh ở đường tiết niệu, hoặc hẹp bao quy đầu, dính môi lớn, tổn thương não, hội chứng bàng quang thần kinh…

3. Viêm bàng quang ở trẻ em biểu hiện như nào?

Ở mỗi trẻ khác nhau sẽ có các biểu hiện riêng của bệnh. Triệu chứng chung của phần lớn trẻ bị bệnh là quấy khóc hoặc kêu la, có tâm lý sợ hãi, trốn tránh mỗi khi đi vệ sinh. Một số biểu hiện cụ thể hơn là:

  • Với trẻ dưới 3 tuổi: Là đối tượng trẻ chưa biết nói hoặc chưa biết cách diễn đạt rõ ràng bằng lời. Khi bị bệnh thường thấy trẻ có các biểu hiện như quấy khóc, lười vận động, sốt nhẹ đến sốt cao, có trường hợp lại giảm thân nhiệt. Bên cạnh đó còn có thể xảy ra rối loạn tiêu hóa, chán ăn, nôn trớ ở trẻ.
  • Trẻ 3 tuổi trở lên: Tiểu rắt, tiểu buốt, đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ra ít. Khi đi tiểu thấy đau, nước tiểu đục và có mùi hôi…
viem-bang-quang-tre-em-1
Trẻ quấy khóc khi bị bệnh

4. Biến chứng của bệnh viêm đường bàng quang có thể xảy ra ở trẻ

Bình thường, viêm bàng quang nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể gây ra các biến chứng ở người lớn. Đối với trẻ em, các biến chứng này càng dễ xảy ra với mức độ nghiêm trọng hơn do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu.

Một số biến chứng của bệnh có thể xảy ra ở trẻ là:

  • Nhiễm trùng quay ngược lên gây viêm đài bể thận, viêm thận. Trường hợp nặng, kéo dài có thể dẫn đến thận ứ mủ, viêm kẽ thận, thậm chí là suy thận.
  • Nhiễm khuẩn để lại các sẹo ở trên thận, mỗi khi bệnh tái phát thì sẽ trở nên nặng hơn. Lâu dần có thể dẫn đến suy thận mạn.
  • Vô sinh, hiếm muộn: Vị trí bàng quang rất gần với các cơ quan sinh dục của trẻ. Bệnh cạnh đó, do sức đề kháng của trẻ chưa hoàn thiện nên rất dễ xảy ra nhiễm khuẩn chéo từ bàng quang sang các bộ phận sinh dục. Viêm nhiễm ở vùng sinh dục không được phát hiện và điều trị sớm cho trẻ thì có thể để lại các hậu quả như vô sinh, hiếm muộn.

Ngoài ra, khi bị viêm bàng quang còn gây chán ăn, bỏ ăn, quấy khóc, khó chịu cho trẻ. Từ đó gây suy giảm thể trạng và ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất của trẻ nhỏ.

5. Cách chẩn đoán viêm bàng quang ở trẻ nhỏ

Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành hỏi người nhà, bố mẹ các câu hỏi về biểu hiện của trẻ, tiền sử bệnh lý của trẻ cũng như các thành viên trong gia đình. Từ đó thu thập các thông tin, dấu hiệu của bệnh ở trẻ.

Đồng thời, một số kiểm tra cũng có thể được thực hiện như:

  • Thăm khám lâm sàng: Trẻ bị bệnh thường có phản ứng chậm với các bài kiểm tra, đau ở vùng bụng…
  • Xét nghiệm nước tiểu: Xác định có vi khuẩn hay không và các tình trạng khác như protein niệu, tiểu ra máu…
  • Siêu âm, chụp CT: Quan sát hình ảnh bàng quang của trẻ hoặc khi có nghi ngờ do dị tật bẩm sinh gây ra bệnh.
  • Xét nghiệm máu: Thường không thực hiện ngay mà khi tiến hành khi bệnh có diễn biến phức tạp.

6. Điều trị viêm bàng quang trẻ em

Việc điều trị viêm bàng nói riêng hay bất cứ bệnh nào ở trẻ nói chung đều phải hết sức cẩn trọng. Khi trẻ có dấu hiệu bị bệnh cần đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa. Sau đó cho trẻ dùng thuốc theo đơn kê của bác sĩ.

Đơn thuốc điều trị bệnh của trẻ sẽ được các bác sĩ chỉ định theo nguyên nhân gây ra bệnh và các triệu chứng ở mỗi trẻ. Do đó, các cha mẹ nên lưu ý sử dụng đúng và đủ thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất và tránh bệnh tái phát.

Trẻ em rất nhạy cảm nên tuyệt đối không tự ý mua thuốc về điều trị viêm bàng quang cho bé. Vì không những có thể điều trị sai cách mà còn có khả năng gây ra các tác dụng không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Ngoài ra với một số trường hợp có thể được chỉ định làm phẫu thuật để khắc phục các dị tật bẩm sinh như hẹp bao quy đầu, dính môi trên…

7. Những lưu ý chăm sóc trẻ bị viêm bàng quang

Trong thời gian điều trị bệnh cho trẻ, bên cạnh áp dụng phác đồ điều trị của bác sĩ thì cha mẹ cần lưu ý:

  • Bổ sung đủ nước cho trẻ bằng nhiều cách như cho uống nước lọc, nước ép hoa quả, sữa hoặc cho ăn canh, cháo.
  • Tránh để trẻ vận động mạnh để hạn chế tổn thương.
  • Cho trẻ mặc quần áo thoải mái, vệ sinh thân thể sạch sẽ.
  • Có thể chườm ấm vào bụng hoặc cho trẻ ngâm chân với nước ấm để giảm bớt cơn đau, tăng cường lưu thông máu đến bàng quang.

8. Làm thế nào để phòng ngừa viêm bàng quang cho trẻ?

viem-bang-quang-o-tre
Thay bỉm cho trẻ thường xuyên
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể, đặc biệt là vùng sinh dục của trẻ sạch sẽ, đúng cách.
  • Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát. Thường xuyên thay quần áo và bỉm cho trẻ.
  • Tạo thói quen đi vệ sinh đúng cách cho bé: Không nhịn đi vệ sinh, sau đi vệ sinh thì lau chùi từ trước ra sau.
  • Uống đủ nước mỗi ngày, có chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng, giàu chất xơ cho trẻ.
  • Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất, vui chơi ở ngoài trời. Tránh để trẻ lười vận động, ngồi một chỗ quá lâu.
  • Theo dõi sức khỏe của trẻ sát sao, phát hiện các bất thường ở trẻ và đưa trẻ đi khám sớm nhất có thể.

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề viêm bàng quang ở trẻ em. GHV KSol hy vọng đã mang lại những thông tin hữu ích cho các bậc cha mẹ trong quá trình chăm sóc và bảo vệ bé yêu của bạn.

XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư