[Giải đáp] Viêm bàng quang uống kháng sinh không khỏi do đâu?

Viêm bàng quang uống kháng sinh không khỏi khiến nhiều người bện hoang mang lo lắng. Vậy do đâu mà tình trạng này xảy ra? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết kỳ này của GHV KSol về chủ đề viêm bàng quang uống kháng sinh không khỏi nhé.

Xem thêm:

1. Sơ lược về viêm bàng quang

Viêm bàng quang là một bệnh thường gặp ở đường tiết niệu. Đây là tình trạng bàng quang bị sưng viêm do tác nhân chủ yếu là nhiễm vi khuẩn. Bên cạnh đó còn có thể do một số bệnh lý, dị tật bẩm sinh khác hoặc do vệ sinh không đảm bảo gây ra.

Viêm bàng quang có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và giới tính khác nhau. Nhưng các nghiên cứu cho thấy nữ giới có nguy cơ bị bệnh cao hơn.

Bệnh này nếu không điều trị triệt để có thể tái phát nhiều lần và gây ra các biến chứng nguy hiểm, trong đó nghiêm trọng nhất là suy thận

2. Các biểu hiệu mắc viêm bàng quang

  • Nước tiểu có sự thay đổi: Khi bị viêm bàng quang, người bệnh có thể quan sát thấy nước tiểu trở nên đục và đậm màu hơn bình thường. Một số trường hợp có thể nhìn thấy máu hay cục máu đông, mủ ở trong nước tiểu.
  • Tiểu nhiều: Người bệnh thường xuyên có cảm giác muốn đi tiểu, tiểu gấp và số lần đi tiểu trong ngày nhiều lên bất thường.
  • Đau buốt, nóng rát mỗi khi đi nhẹ.
  • Liên tục cảm thấy đau nhức ở vùng hông lưng, xương chậu.

Xem ngay >>> #5 dấu hiệu ung thư bàng quang giai đợn sớm

3. Nguyên nhân viêm bàng quang uống kháng sinh không khỏi

Kháng sinh thường được các bác sĩ chỉ định để điều trị tình trạng nhiễm khuẩn cho người bệnh viêm bàng quang. Đa số bệnh sẽ thuyên giảm và khỏi sau khi thực hiện phác đồ kháng sinh nhưng cũng những trường hợp tình trạng bệnh lại không đỡ. Nguyên nhân có thể là các vấn đề sau:

3.1. Viêm bàng quang uống kháng sinh không khỏi –  Do cấu tạo của cơ thể

Lý do này hay xuất hiện ở phụ nữ do cấu tạo đường tiết niệu ngắn, rất dễ bị lây nhiễm vi khuẩn ở các vùng khác sang, nhất là từ các cơ quan sinh dục. Điều này gây ảnh hưởng phần nào đến hiệu quả của điều trị của kháng sinh, nhất là khi chỉ sử dụng thuốc dạng uống. Vậy nên, thông thường các bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh dạng uống kết hợp với viên đặt.

3.2. Viêm bàng quang uống kháng sinh không khỏi – Quên thuốc, tự ý bỏ thuốc

Kháng sinh khi dùng cho bệnh nhân sẽ được các bác sĩ xây dựng phác đồ sử dụng bao gồm cả liều lượng và thời gian để đảm bảo hiệu quả tốt nhất. 

Tuy nhiên vì một vài lý do nào đó khiến cho người bệnh không sử dụng thuốc đều đặn, đủ số lần dùng trong ngày. Bên cạnh đó còn một số trường hợp người bệnh tự ý thay đổi liều dùng, loại kháng sinh hoặc bỏ thuốc khi thấy các triệu chứng của bệnh mất đi.

Những việc làm này không chỉ làm cho việc uống kháng sinh không có tác dụng mà còn khiến cho người bệnh đối mặt với nguy cơ bị kháng thuốc. Đây là một vấn đề nguy hiểm, nó sẽ khiến cho việc điều trị trở nên phức tạp hơn, bác sĩ có thể sẽ phải chỉ định những loại thuốc có tác dụng phụ nặng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh nhiều hơn.

Chính vì vậy, bệnh nhân nên tuân thủ tuyệt thủ tuyệt đối phác đồ kháng sinh do bác sĩ chỉ định, tạo thói quen uống thuốc đều đặn. Đồng thời, không được dừng thuốc giữa chừng khi thấy bệnh thuyên giảm. Vì mục đích dùng kháng sinh không chỉ để điều trị mà còn để dự phòng tái nhiễm khuẩn trở lại.

Viem-bang-quang-uong-khang-sinh-khong-khoi
Viêm bàng quang uống kháng sinh không khỏi là do nhiều nguyên nhân

Xem thêm >>> Hóa trị ung thư bàng quang

3.3.  Sử dụng phác đồ không phù hợp

Với trường hợp người bệnh dùng thuốc đều đặn, đầy đủ mà vẫn không thấy hiệu quả thì nguyên nhân có thể xuất phát từ phác đồ chưa phù hợp với tình trạng bệnh.

Vấn đề này thường xảy ra do bác sĩ còn thiếu kinh nghiệm, chuyên môn kém hoặc cơ sở khám chữa bệnh không đảm bảo chất lượng. Do đó, bạn nên lựa chọn khám và điều trị bệnh ở những địa chỉ uy tín, có chất lượng cao và đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn, cơ sở vật chất kỹ thuật đầy đủ, hiện đại.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên chủ động thông báo với bác sĩ về tiền sử dị ứng thuốc hoặc kháng thuốc của bản thân. Việc này sẽ giúp bác sĩ có những điều chỉnh sử dụng kháng sinh phù hợp với thể trạng của bệnh nhân, từ đó nâng cao tác dụng của thuốc.

3.4. Do các thói quen vệ sinh, sinh hoạt không đảm bảo

Thói quen sinh hoạt, vệ sinh ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả điều trị của kháng sinh. Nếu người bệnh vệ sinh cơ thể, đặc biệt là vệ sinh vùng kín kém thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tiếp tục lây lan từ niệu đạo vào bàng quang. Tình trạng này kéo dài trong thời gian điều trị thì việc sử dụng thuốc kháng sinh cũng không thể khắc phục được bệnh triệt để.

Bên cạnh đó, các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia và dùng các chất kích thích khác cũng có thể làm giảm sự hấp thu và hiệu quả của các thuốc kháng sinh.

Vì thế, người bị viêm bàng quang nên xây dựng thói quen sống khoa học, điều độ và giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ để tạo điều kiện cho kháng sinh phát huy tác dụng tốt nhất.

3.5. Tương tác thuốc

Một số loại thuốc khi dùng đồng thời có thể ức chế, làm giảm hoạt lực của kháng sinh. Vì vậy người bệnh không nên tự ý dùng thêm các loại thuốc khác ngoài đơn điều trị của bác sĩ. Khi muốn kết hợp dùng kháng sinh với bất kì loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

4. Các biện pháp điều trị viêm bàng quang khác

4.1. Viêm bàng quang không điều trị có thể tự khỏi không?

Theo các chuyên gia, viêm bàng quang là một bệnh không có khả năng tự khỏi. Bởi vì các vi khuẩn và yếu tố gây bệnh vẫn tồn tại, phát triển và gây bệnh nếu như không áp dụng các phương pháp điều trị. Vậy nên, nếu muốn khỏi bệnh càng sớm thì tốt nhất là nên điều trị bằng các biện pháp thích hợp.

4.2. Các phương pháp nội khoa và ngoại khoa điều trị khác

Bên cạnh sử dụng kháng sinh, một số loại thuốc và phương pháp điều trị khác cũng có thể được sử dụng để điều trị kết hợp viêm bàng quang. Các phương pháp này có thể được chỉ định sử dụng độc lập hoặc kết hợp với kháng sinh.

  • Các thuốc khác như giãn mạch, giảm đau, cầm máu, lợi tiểu… có thể được dùng để giảm bớt các biểu hiện của bệnh tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh.
  • Với các tình trạng viêm bàng quang cho một số bệnh lý khác gây ra như sỏi thận, sỏi niệu quản thì các thủ thuật như tán sỏi nội soi, tán sỏi qua da hoặc mổ lấy sỏi sẽ được cân nhắc thực hiện.
  • Phương pháp đặt ống thông sẽ được áp dụng khi xuất hiện cục máu đông hoặc mủ gây tắc nghẽn nước tiểu.
  • Trường hợp viêm bàng quang gây chảy máu nghiêm trọng thì bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp nội soi để cầm máu từ bên trong.
  • Phẫu thuật cắt bỏ vùng tổn thương là biện pháp cuối cùng được áp dụng khi các biện pháp khác không có hiệu quả.

4.3. Những biện pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng tái phát

Một số biện pháp sau người bệnh có thể thực hiện tại nhà để hỗ trợ quá trình điều trị cũng như ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh là:

  • Chườm nóng vùng bụng để giảm cảm giác căng tức ở vùng bụng và bàng quang bằng khăn hoặc túi chườm.
  • Uống nhiều nước để đảm bảo cho lượng nước tiểu đi trong một ngày nhiều nhiều hơn 1,5 lít.
  • Loại bỏ các yếu tố nguy cơ như nhịn tiểu, đi vệ sinh lâu, hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn đồ cay nóng.

5. Cách phòng ngừa viêm bàng quang

Bạn có thể lựa chọn, kết hợp một số gợi ý dưới đây để có giải pháp phòng ngừa viêm bàng quang phù hợp với bản thân:

Viem-bang-quang-uong-khang-sinh-khong-khoi-2
Vệ sinh cơ thể, vùng kín để tránh bị viêm bàng quang

Xem thêm >>> Thực đơn cho bệnh nhân ung thư bàng quang

  • Tắm cơ thể và rửa các cơ quan sinh dục dưới dòng nước chảy. Tráng dùng bồn tắm để ngâm người hay dùng vòi nước xịt rửa thẳng vào vùng sinh dục.
  • Tạo thói quen đi tiểu luôn khi có nhu cầu, hạn chế việc nhịn tiểu và ngồi quá lâu khi đi vệ sinh.
  • Với phụ nữ thì chú ý lựa chọn dung dịch vệ sinh nhẹ nhàng, không có chất tẩy rửa, độ pH thích hợp. Tránh thụt rửa âm đạo sâu và thận trọng khi sử dụng màng tránh thai hay thuốc xịt diệt tinh trùng.
  • Quan hệ tình dục lành mạnh, chung thủy với tần suất vừa phải, nên sử dụng bao cao su khi quan hệ. Trước và sau quan hệ nên đi tiểu để giảm áp lực lên bàng quang cũng như loại bỏ bớt lượng vi khuẩn có thể lây bệnh.
  • Xây dựng thực đơn ăn uống nhiều rau xanh, hoa quả, cung cấp đầy đủ năng lượng và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Vận động và luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để hỗ trợ đào thải nước tiểu cũng như nâng cao sức khỏe.

Qua đây có thể thấy viêm bàng quang uống kháng sinh không khỏi có thể do nhiều nguyên nhân. Do đó người bệnh cần xem xét và điều chỉnh các yếu tố đó có được hiệu quả điều trị tốt nhất.

XEM VIDEO: Phức hệ Nano Extra XFGC – GHV KSOL