Giải đáp từ A đến Z thắc mắc về viêm cầu thận cấp

Thận là một trong những cơ quan quan trọng nhất của hệ tiết niệu. Trong đó, viêm cầu thận cấp là một bệnh liên quan đến thận làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Hãy cùng GHV KSOL tìm hiểu về bệnh viêm cầu thận cấp để hiểu rõ hơn nhé!

XEM THÊM:

1. Viêm cầu thận cấp là gì?

Viêm cầu thận cấp là biểu hiện lâm sàng của một thương tổn viêm cấp của cầu thận, đặc trưng với sự xuất hiện đột ngột hồng cầu niệu, protein niệu, phù và tăng huyết áp.

Hiện nay, nhờ những tiến bộ khoa học hiện đại, đặc biệt là kỹ thuật sinh thiết thận. Các nhà khoa học đều thống nhất rằng:  

Viêm cầu thận cấp không chỉ là một bệnh mà còn là một hội chứng gọi là hội chứng cầu thận cấp. Lý do là vì bệnh cảnh lâm sàng thường giống nhau nhưng tổn thương mô bệnh học lại đa dạng, bệnh phát sinh không chỉ do liên cầu mà có thể sau nhiễm tụ cầu, phế cầu, virus. Hội chứng viêm cầu thận cấp còn biểu hiện thứ phát sau các bệnh như lupus ban đỏ hệ thống, ban dạng thấp, viêm quanh động mạch dạng nút,…

Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu xuất hiện sau nhiễm trùng cấp tính với các chủng của liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A khoảng 1-3 tuần. Tỷ lệ khoảng 5-10% bệnh nhân xuất hiện viêm cầu thận cấp sau viêm họng và 25% sau nhiễm trùng da.

2. Nguyên nhân nào dẫn đến viêm cầu thận cấp?

Nhiễm trùng

  • Viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu khuẩn: viêm cầu thận có thể phát triển 1 hoặc 2 tuần sau khi phục hồi từ một nhiễm trùng gây viêm họng hay nhiễm trùng da . Để chống lại nhiễm trùng, cơ thể sản xuất thêm kháng thể, đến khu trú tại cầu thận và gây viêm.
  • Viêm nội tâm mạc do vi khuẩn: vi khuẩn đôi khi lan truyền qua máu và nằm ở tim, gây ra tình trạng nhiễm trùng một hoặc nhiều van tim. Những người có một khiếm khuyết tim như van tim bị hư hoặc van nhân tạo có nguy cơ cao hơn mắc bệnh này. 
  • Nhiễm trùng do virus: nhiễm virus do suy giảm miễn dịch ở người  như bệnh HIV, viêm gan B và viêm gan C có thể gây ra viêm cầu thận.

Bệnh miễn dịch

  • Lupus ban đỏ: lupus có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể bao gồm da, khớp, thận, tế bào máu, tim và phổi.
  • Hội chứng phổi thận: một rối loạn phổi miễn dịch hiếm hoi giống như viêm phổi, hội chứng phổi thận gây chảy máu trong phổi cũng như viêm cầu thận.
  • Bệnh lý thận IgA: bệnh này là kết quả của bệnh cầu thận tiên phát từ việc tích lũy globulin miễn dịch A (IgA) trong các cầu thận. Bệnh lý thận IgA có thể phát triển trong nhiều năm mà không có biểu hiện nổi bật nào đáng chú ý nào.

Viêm mạch máu

  • Viêm đa động mạch: đây là hình thức viêm mạch ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ và vừa ở nhiều nơi trên cơ thể như tim, thận và ruột.
  • U hạt Wegener: đây là hình thức viêm mạch ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ và vừa trong phổi, đường hô hấp trên và thận.

3. Triệu chứng viêm cầu thận cấp & khi nào thì nên đi khám bác sĩ?

Nếu bạn có các triệu chứng sau bạn nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán có phải bạn bị viêm cầu thận không để được điều trị kịp thời.

3.1. Bệnh nhân bị phù

Phù là triệu chứng hay gặp nhất ở bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan đến thận, đặc biệt là cầu thận bị viêm. Người bệnh luôn cảm thấy nặng mặt, mu bàn chân bị sưng phù, hai mí mắt bị nề. Vào buổi sáng, triệu chứng phù thường nặng hơn và giảm dần về chiều, đồng thời người bệnh cũng ít mắc tiểu và nước tiểu có màu sẫm. 

Phù thường xuất hiện khoảng 10 ngày đầu và giảm dần trong những ngày sau nếu người bệnh đi tiểu nhiều hơn. 

3.2. Tăng huyết áp

Huyết áp tăng là biểu hiện lâm sàng khá phổ biến ở cấp tính. Một số người bệnh nặng có thể xuất hiện những cơn tăng huyết áp phát sinh bất ngờ và kéo dài liên tục trong vài ngày. Kèo theo đó là những triệu chứng như đau nhức, hôn mê, choáng váng.

3.3. Tiểu ra máu

Đi tiểu máu toàn bãi ( máu ra xuyên suốt quá trình tiểu), nước tiểu có màu như nước nấu rau dền, nước rửa thịt và không đông.

Số lần đi tiểu ra máu toàn bãi thường khoảng 1 – 2 lần/ngày. Triệu chứng này thường xuất hiện trong những ngày đầu tiên hoặc tái phát ở những tuần thứ 2, thứ 3. 

Hình ảnh phù do viêm cầu thận cấp
Hình ảnh phù do viêm cầu thận cấp

4. Các thể của viêm cầu thận cấp

  • Thể điển hình

Tương đối phổ biến, bệnh nhân thường được chẩn đoán bằng dấu hiệu lâm sàng.

  • Thể tiềm tàng

Bệnh nhân thường được chẩn đoán sau khi thực hiện làm xét nghiệm nước tiểu.

  • Thể tiểu máu đại thể 

Triệu chứng nổi bật nhất trên lâm sàng là tiểu máu đại thể kéo dài 5 đến 7 ngày trở lên và không xuất hiện cục máu đông. Các biểu hiện khác như phù hay tăng huyết áp thường rất ít khi xuất hiện.

  • Thể cao huyết áp 

Triệu chứng nổi bật nhất là triệu chứng tăng huyết áp, điều trị muộn có thể có biến chứng nguy hiểm xảy ra như suy tim cấp và bệnh lý về não bộ.

  • Suy tim cấp

Bệnh nhân có xuất hiện khó thở nặng, mạch nhanh nhỏ hoặc trụy mạch, gan to và đau, tĩnh mạch cổ nổi, đái ít. Kết quả chụp X quang thấy hình ảnh tim to. Nếu không điều trị kịp thời có thể xảy ra phù phổi cấp thực sự.

  • Bệnh não cao huyết áp

Các triệu chứng xuất hiện đột ngột bao gồm: Đau đầu, buồn nôn hoặc nôn, mờ mắt, li bì, lú lẫn, bán mê, có thể bị co giật toàn thân kéo dài. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong do tụt kẹt hạnh nhân tiểu não.

  • Thể vô niệu 

Gây vô niệu kéo dài và suy thận cấp.

5. Chẩn đoán viêm cầu thận cấp

  • Xét nghiệm nước tiểu: xét nghiệm nước tiểu có thể cho thấy các tế bào hồng cầu và xác tế bào hồng cầu trong nước tiểu, là dấu hiệu có thể có tổn thương cầu thận. Kết quả phân tích nước tiểu cũng có thể hiển thị các tế bào bạch cầu, một chỉ số chung của nhiễm trùng hoặc viêm; lượng protein tăng có thể chỉ ra tổn thương ống sinh niệu. Các chỉ số khác như tăng nồng độ creatinin hoặc ure trong máu có thể rất nguy hiểm.
  • Xét nghiệm máu: xét nghiệm này có thể cung cấp thông tin về tổn thương thận và sự suy yếu của cầu thận bằng cách đo nồng độ các chất thải như creatinin và urê nitơ máu.
  • Kiểm tra hình ảnh: xét nghiệm chẩn đoán cho phép hiển thị hình ảnh của thận trên phim chụp X-quang, siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT scan).
  • Sinh thiết thận: Sinh thiết thận là phương pháp rất cần thiết để xác định chẩn đoán viêm cầu thận.

6. Viêm cầu thận cấp có chữa được không?

Viêm cầu thận cấp là một phản ứng với nhiễm trùng như viêm họng hoặc áp xe răng.

Bệnh này có thể tự hết mà không cần điều trị. Nếu bệnh diễn biến nặng, việc điều trị kịp thời là rất cần thiết để ngăn chặn những tổn thương thận về lâu về dài. 

7. Các biện pháp điều trị viêm cầu thận cấp

Điều trị viêm cầu thận cấp
Điều trị viêm cầu thận cấp

Sử dụng kháng sinh

Chỉ sử dụng kháng sinh khi bệnh nhân còn tồn tại dấu hiệu nhiễm liên cầu.

Kháng sinh thường được sử dụng là Penicillin 1 triệu đơn vị đối với người lớn, 500.000 đơn vị đối với trẻ em. Nếu bệnh nhân bị dị ứng Penicillin thì có thể dùng Erythromycin 0,2 x 5 viên/ngày ở người lớn hoặc Tetracycline. 

Điều trị kháng sinh trong 10-12 ngày.

Sử dụng các thuốc nhóm Corticoid

Thường sử dụng  prednisolone, methylprednisolone trong các thể tiến triển nhanh.

Điều trị tăng huyết áp

Thuốc hạ huyết áp: Các nhóm thuốc hạ huyết áp thường được sử dụng hiện nay là:

Thuốc ức chế canxi: Có nhiều thuốc như nifedipine, amlodipine, felodipine, manidipine. Đây là nhóm thuốc thường được sử dụng chống tăng huyết áp do bệnh thận hiện nay.

Thuốc ức chế men chuyển: như captopril, enalapril, perindopril. Là nhóm thuốc được xem là có tác dụng bảo vệ thận. Sử dụng thuốc này cần lưu ý đến tác dụng phụ tăng kali máu.

Thuốc ức chế thần kinh trung ương: thuốc thường được sử dụng là methyldopa 

Ngoài ra, cần kiêng ăn mặn, nghỉ ngơi tuyệt đối.

Phù phổi

Điều trị như các phù phổi khác, cho Lasix liều cao có thể đến 200mg tiêm tĩnh mạch, Ouabain, Morphin khi cần thiết.

Phù não

Truyền Glucose ưu trương, Manitol.

Thể vô niệu

Nếu không có điều kiện lọc thận nhân tạo có thể điều trị thử Furosemid (Lasix) liều cao hoặc có thể thẩm phân phúc mạc.

Các triệu chứng khác

Tăng urê máu, creatinin máu, hạn chế lượng protein đưa vào nhưng phải đảm bảo đủ năng lượng 1200-1600 calo/ngày để chống dị hóa, có thể cho Durabolin hoặc Testosterone 25-50mg/ngày.

Điều trị tăng K máu bằng glucose 20-30%, 300-500ml + 10 – 20 đv insulin truyền tĩnh mạch trong 1 giờ đến 1 giờ 30 phút hay truyền dung dịch kiềm, hoặc có thể sử dụng Resonium (Kayexalate) uống 30g/ngày.

8. Các biến chứng viêm cầu thận cấp có thể gặp phải 

Trong trường hợp bệnh diễn biến nặng mà không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể xảy ra các biến chứng nghiêm trọng như suy tim cấp, phù phổi cấp, hen tim, suy thận cấp, bệnh lý thần kinh, bệnh lý về não – tăng huyết áp, tổn thương não do tăng Ure huyết đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

9. Người bệnh viêm cầu thận cấp nên có chế độ ăn như thế nào?

  • Hạn chế ăn mặn, thực hiện chế độ ăn nhạt, giảm bớt muối trong khẩu phần ăn.
  • Ăn thực phẩm có nguồn gốc thực vật, giàu dinh dưỡng như khoai tây, đậu nành, hạt sen,…
  • Nên ăn chất bột đường có nguồn gốc từ khoai sọ, khoai lang, bột sắn dây, miến dong.
  • Sử dụng đạm có nguồn gốc động vật như cá, sữa, trứng, thịt nạc,… với lượng được bác sĩ khuyến cáo.

10. Nên có lối sống như thế nào để phòng ngừa viêm cầu thận cấp?

Với viêm cầu thận cấp do nhiễm khuẩn liên cầu

Phát hiện sớm các ổ nhiễm khuẩn do liên cầu: viêm họng, viêm Amygdales, viêm da…

Điều trị triệt để các ổ nhiễm khuẩn do liên cầu: kháng sinh, cắt Amydales.

Bỏ thuốc lá, giữ ấm cổ trong mùa lạnh đối với viêm họng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

Với viêm cầu thận cấp không do nhiễm khuẩn

Phát hiện sớm các biểu hiện của thận trong các bệnh như: lupus ban đỏ hệ thống, ban xuất huyết dạng thấp.

Điều trị tốt các bệnh toàn thể để dự phòng tổn thương viêm cầu thận.

Trên đây là những chia sẻ của GHV KSOL về bệnh viêm cầu thận cấp. Hy vọng bài viết đã giúp ích cho bạn và gia đình trong phòng ngừa bệnh và chăm sóc sức khỏe.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: CHIA SẺ KINH NGHIỆM ĐỂ CHIẾN THẮNG CĂN BỆNH UNG THƯ ĐÃ DI CĂN