[Đừng bỏ lỡ] Giải đáp: Tại sao viêm cầu thận gây tăng huyết áp và phù?

Viêm cầu thận gây tăng huyết áp và phù, ảnh hưởng đến khả năng lọc máu và loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể. Chính vì vậy, rất nhiều người thắc mắc không biết vì sao viêm cầu thận gây tăng huyết áp và phù. Bài viết sau đây của GHV KSol sẽ giải đáp về vấn đề này một cách chi tiết.

XEM THÊM:

1. Viêm cầu thận và các triệu chứng

Viêm cầu thận có thể xảy ra một cách đột ngột (cấp tính) hoặc khởi phát dần dần (mãn tính) và có nguy cơ gây tử vong cho người bệnh. Khi thận bị tổn thương, chức năng của cơ quan này sẽ bị ảnh hưởng, các chất thải và chất lỏng dư thừa không được loại bỏ một cách hiệu quả.

Các triệu chứng của viêm cầu thận có thể sẽ khác nhau ở mỗi người bệnh. Thường thì các triệu chứng phổ biến là:

  • Do có máu và protein niệu nên nước tiểu có màu nâu sẫm.
  • Đau đầu, đau họng, khó thở.
  • Cơ thể thiếu năng lượng, dễ mệt mỏi.
  • Khó thở, huyết áp cao.
  • Sụt cân, đau khớp, da tái nhợt,
  • Phù do chất lỏng tích tụ lại trong các mô của cơ thể.
viem-cau-than-gay-tang-huyet-ap
Viêm cầu thận gây tăng huyết áp

2. Vì sao viêm cầu thận lại gây tăng huyết áp

Theo nhiều báo cáo, tỷ lệ người bị viêm cầu thận có triệu chứng tăng huyết áp rơi vào khoảng 50-54%. Điều này có nghĩa là có tới trên một nửa số bệnh nhân bị viêm cầu thận có dấu hiệu tăng huyết áp. Vậy cơ chế là gì? Trước hết hãy tìm hiểu về mối quan hệ giữa huyết áp và thận.

2.1. Huyết áp và thận có mối liên hệ như thế nào?

Lượng máu thận nhận được từ tim là khoảng 25%, vậy nên mọi sự biến đổi bất thường ở thận hay huyết áp đều tác động qua lại lẫn nhau.

Tăng huyết áp có thể tác động trực tiếp và gây tổn thương thận, có trường hợp còn đến mức không phục hồi được. Biểu hiện nhẹ đó là sự xuất hiện của protein dạng vi thể trong nước tiểu (còn gọi là albumin niệu). Biểu hiện nặng hơn đó là xơ vữa động mạch thận. Khi tăng huyết áp xảy ra, màng lọc của thận bị ảnh hưởng và dẫn đến bị hỏng. Điều này khiến cho các phân tử có kích thước lớn giống như protein có thể đi qua dễ dàng.

Ở người bị tăng huyết áp trong một thời gian dài thì động mạch ở thận có thể bị tác động. Theo thời gian lâu dầu dẫn tới xơ hóa và tắc hẹp. Huyết áp tăng càng cao thì biến chứng ở thận càng nghiêm trọng. Hậu quả cuối cùng của việc tăng huyết áp ảnh hưởng đến thận đó là gây r a suy thận mạn. Nếu để biến chứng này xảy ra thì không có phương pháp điều trị nào khác ngoài cách cấy ghép thận.

Và ngược lại, không chỉ tăng huyết áp gây ra sự xuất hiện của các bệnh lý ở thận mà chỉ cần một vài biến động nhỏ của chức năng thận cũng tác động đến huyết áp. Ví dụ như hẹp động mạch thận là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng tăng huyết áp do thận và thứ phát. Bên cạnh đó, trong việc điều trị các bệnh như viêm cầu thận cấp tính hay mạn tính, hội chứng thận hư, suy thận… thì kiểm soát huyết áp là không thể thiếu.

2.2. Viêm cầu thận gây tăng huyết áp như thế nào?

Theo các bác sĩ giải thích thì cơ chế viêm cầu thận gây tăng huyết áp đó là do bệnh là tắc nghẽn “động mạch đi” ở bên trong thận. Khiến cho kích thước thận thay đổi và các tiểu cầu thận bị sưng phồng lên. Chính bởi sự chít hẹp này đã làm kích hoạt các bộ máy ở gần tiểu cầu thận và làm cho huyết áp tăng lên, thận chí là còn có thể tăng huyết áp ác tính trong một số trường hợp.

Mặt khác, ở người bị tiểu đường thì thường có nồng độ glucose cao. Điều này khiến cho máu chảy với tốc độ cao hơn vào thận và tạo ra áp lực cho quá trình lọc. Từ đó dẫn đến tăng huyết áp. Chính vì vậy, người bệnh nên kiểm soát lượng đường huyết bằng chế ăn uống cân bằng và sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ.

Có thể kết luận lại một điều đó là huyết áp cao có thể làm thận bị hỏng và ngăn cản cơ quan này hoạt động bình thường theo đúng chức năng. Và đồng thời, thận cũng giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa huyết áp. Vậy nên do chức năng thận bị tổn thương nên viêm cầu thận gây tăng huyết áp.

2.3. Điều trị tăng huyết áp do viêm cầu thận

Nếu được phát hiện và điều trị càng sớm thì tỉ lệ khỏi bệnh cũng như triệu chứng tăng huyết áp càng cao, người bệnh có thể phục hồi hoàn toàn.

Người bệnh nên sử dụng chế độ kiêng ăn mặt kết hợp với sử dụng các thuốc hạ huyết áp như: Thước ức chế canxi (amlodipine, nifedipine); thuốc ức chế men chuyển như captopril, hay các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác…

Việc điều trị tăng huyết áp cũng như viêm cầu thận phải do bác sĩ có chuyên môn chỉ định. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc về uống.

3. Vì sao viêm cầu thận gây ra phù?

3.1. Đặc điểm phù ở người bị viêm cầu thận

Ở những người bị viêm cầu thận cấp thì phù là triệu chứng được coi là nổi bật nhất, khởi phát rầm rộ và có thể gây phù toàn thân. Phù có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của người bệnh và nguy hiểm hơn đó là đe dọa đến tính mạng.

Người bệnh có thể cảm nhận được phù trước khi đi thăm khám. Ban đầu, cơ thể có vẻ mập hơn dù không ăn uống tẩm bổ. Biểu hiện có thể nhận thấy đó là qua việc đi giày dép chật, ngón tay đeo nhẫn cảm thấy chật hoặc có vết hằn của dây thắt lưng lên da, bụng phình to, ọc ạch… Tình trạng này khiến cho bệnh nhân thấy mệt mỏi, lừ đừ, khó thở và sưng hai mí mắt khi ngủ dậy.

Hiện tượng phù sớm xuất hiện ở hai chi dưới làm cho mu bàn chân dày lên, lan dần phần cổ chân, cẳng chân, đầu gối và vùng bẹn. Do trở nên căng bóng, không sờ thấy được mắt cá chân hay xương cẳng chân, dùng tay ấn vào thấy mềm xẹp và có dấu hiệu giống phù thũng.

Với những người bệnh ít vận động, đi lại và hay nằm ở giường thì phù tập trung ở phần lưng, mông, vai gáy và dễ bị loét khi tì đè. Phần mô của cơ quan sinh dục ngoài cũng bị sưng nề. Nam giới thì hai bìu căng, nặng giống như chứa đầy nước. Ở nữ giới thì môi lớn và âm hộ cũng phồng to, tích nước.

viem-cau-than-gay-tang-huyet-ap-1
Viêm cầu thận gây phù

3.2. Cơ chế viêm cầu thận gây phù

Ở trong cơ thể, hai quả thận có nhiệm vụ lọc độc tố, các sản phẩm thải ra của các quá trình chuyển hóa và qua nước tiểu loại bỏ chúng ra ngoài.

Khi màng lọc của thận bị tổn thương do mắc viêm cầu thận thì các phân tử kích thước lớn có thể đi ra ngoài dễ dàng. Điều này khiến cho lượng protein trong máu giảm xuống nghiêm trọng. Chính vì vậy, áp lực keo trong lòng mạch giảm mà áp lực thủy tĩnh (có chức năng tống máu đi) lại tăng cao do hệ quả của tăng huyết áp.

Khi hiệu số giữa áp lực keo và áp lực thủy tĩnh chênh lệch quá lớn, dịch sẽ không thử được giữ lại trong lòng mạch mà bị thoát ra ngoài ồ ạt vào mô kẽ. Đây chính là cơ chế viêm cầu thận gây ra phù toàn thân cũng như tràn dịch màng phổi, tim và bụng.

3.3. Mức độ nguy hiểm

Viêm cầu thận có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm mà trong đó phần lớn là hậu quả của tình trạng phù. Ví dụ như:

  • Cơ thể bệnh nhân bị phù to toàn thân, đi lại khó khăn do dịch thoát nhiều vào mô kẽ.
  • Dịch tràn vào khoang màng tim, màng phổi với thể tích quá lớn sẽ làm đè sụp buồng tim, xẹp phổi và chèn ép hệ tuần hoàn. Hậu quả là gây tụt huyết áp, suy hô hấp và thậm chí là tử vong.
  • Thể tích tuần hoàn không đảm bảo nên lượng máu bơm đến các cơ quan bị thiếu hụt. Lúc này, não không đủ máu nuôi dưỡng nên sẽ gặp các vấn đề như rối loạn tri giác, mê man, hôn mê.
  • Giảm tưới máu đến thận nên làm suy thận trở nên nặng hơn, các chất độc ứ đọng lại trong máu và gây rối loạn chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể.
  • Khi có protein niệu, lượng protein trong máu sẽ sụt giảm dẫn đến suy dinh dưỡng. Đồng thời, hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu khiến cho người bệnh dễ mắc các bệnh lý nhiễm trùng khác ở đường hô hấp và tiêu hóa.
  • Quá trình đông máu bị ảnh hưởng, dẫn đến nguy cơ tạo huyết khối và tắc mạch tăng lên.

Đến đây, có thể thấy viêm cầu thận gây tăng huyết áp, phù và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Vậy nên, nếu có các dấu hiệu bất thường của cơ thể, nhất là các triệu chứng của viêm cầu thận thì hãy đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Phức hệ Nano Extra XFGC – GHV KSOL

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7