Viêm cầu thận lupus ban đỏ – Căn bệnh đừng nên chủ quan

Viêm cầu thận lupus ban đỏ là một căn bệnh có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Nhưng hiện nay có rất ít thông tin về căn bệnh này. Vậy nên, GHV KSol thực hiện bài viết này với mong muốn đưa đến các bạn đọc những thông tin đầy đủ về bệnh viêm cầu thận lupus ban đỏ.

XEM THÊM:

1. Viêm cầu thận lupus ban đỏ là gì và nguyên nhân

Lupus là một trong những bệnh tự miễn dịch. Có nghĩa là khi mắc bệnh này, hệ thống miễn dịch – hệ thống thường có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân từ môi trường lại phản ứng tấn công lại chính các mô của cơ thể.

Về mặt bệnh bệnh học, lupus có 2 thể bệnh. Thứ nhất là lupus ban đỏ khu trú, thể này chỉ ảnh hưởng đến làn da, gây ra các mảng hồng ban trên mặt, ngực và tăng sự nhạy cảm với ánh sáng. Thể thứ hai là lupus ban đỏ hệ thống, đây chính là dạng lupus không chỉ gây hại cho da mà còn có thể làm tổn thương các cơ quan khác như khớp, thận, não, máu, trường hợp nặng có thể gây tử vong.

Khi lupus ban đỏ hệ thống ảnh hưởng đến các cầu thận thì tình trạng này được gọi là viêm cầu thận lupus. Trong đó, các tự kháng thể lupus gây phản ứng viêm ảnh hưởng đến các cấu trúc trong thận. Cầu thận và các cấu trúc của thận bị viêm dẫn đến thận mất dần chức năng lọc chất thải. Hậu quả là gây ra huyết áp cao, suy giảm chức năng thận và cuối cùng là suy thận không hồi phục.

Theo WHO, viêm cầu thận lupus ban đỏ được chia ra thành 5 loại chính:

  • Loại I: Mức độ tổn thương gian mạch ở mức tối thiểu. Quan sat trên kính hiển vi quang học thấy các tế bào cầu thận bình thường. Trên kính hiển vi miễn dịch huỳnh quang, kính hiển vi điện tử thì đôi khi quan sát thấy có lắng đọng phức hợp miễn dịch ở gian mạch.
  • Loại II: Ở loại này đã có sự giãn rộng cũng như tăng sinh các tế bào gian mạch.
  • Loại III: Số cầu thận bị tổn thương là dưới 50%.
  • Loại IV: Trên 50% cầu thận đã bị tổn thương.
  • Loại V: Là dạng nặng nhất, lúc này các tổn thương đã lan tỏa rộng.

Cho tới hiện nay, nguyên nhân gây viêm cầu thận lupus vẫn chưa rõ ràng. Một số giả thiết cho rằng nguyên nhân là do những yếu tố như nhiễm trùng, virus, hóa chất độc hại, khói bụi… trong môi trường có thể đóng vai trò gây bệnh. Mọi lứa tuổi và mọi chủng tộc đều có thể bị lupus và có nguy cơ diễn biến thành viêm cầu thận. Tuy nhiên, khoảng 90% số ca mắc lupus ban đỏ là nữ giới và có khuynh hướng di truyền trong gia đình.

viem-cau-than-lupus-ban-do
Viêm cầu thận lupus ban đỏ

2. Triệu chứng của viêm cầu thận lupus ban đỏ là gì?

Bệnh có thể gây ra rất nhiều triệu chứng và khác nhau ở mỗi người bệnh. Trong đó, các biểu hiện thường gặp là:

  • Có máu trong nước tiểu: Cầu thận bị tổn thương dẫn đến nước tiểu có màu hồng hoặc nâu nhạt do có sự xuất hiện của các tế bào hồng cầu trong nước tiểu.
  • Protein niệu: Tương tự như hồng cầu niệu, protein bị thất thoát khi cầu thận tổn thương. Lúc này, người bệnh đi tiểu sẽ thấy nước tiểu có bọt trắng.
  • Phù toàn thân: Do protein bị mất nên áp lực keo trong máu giảm. Dẫn đến cơ thể bị tích nước, sưng phù ở các bộ phận như chân, mắt cá chân hoặc xung quanh mắt, trong khoang màng phổi, màng bụng…
  • Tăng cân: Do nước bị ứ đọng lại trong cơ thể, người bệnh lại tiểu ít nên khiến cơ thể nặng hơn.
  • Huyết áp cao: Đây cũng là hậu quả của việc cơ thể bị quá tải nước trong tuần hoàn. 

3. Biến chứng của bệnh viêm cầu thận lupus ban đỏ

Viêm cầu thận lupus ban đỏ có thể dẫn đến biến chứng nặng nhất đó là gây tổn thương thận vĩnh viễn. Viêm cầu thận lupus ban đỏ có thể được coi là bệnh thận có mức độ nghiêm trọng nhất, hình thành nên các sẹo xơ và làm mất chức năng của thận. Theo thống kê, trong 10 người bị viêm cầu thận lupus thì có 1-3 trường hợp bị suy thận mạn.

Với các trường hợp này, thì bệnh nhân sẽ được chỉ định thay thận bằng cách lọc máu hoặc ghép thận. Với người ghép thận sẽ cần dùng thêm các thuốc chống thải ghép. Tuy nhiên, sau khi ghép thận thì nguy cơ bị tổn thương thận do bệnh lupus có thể vẫn không giảm đi.

Ngoài ra, người bị viêm cầu thận lupus còn có thể đối mặt với nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, tim mạch, phù phổi, nhiễm khuẩn…

4. Những xét nghiệm chẩn đoán viêm cầu thận lupus ban đỏ

Để chẩn đoán xác định và loại trừ các trường hợp viêm cầu thận do những nguyên nhân khác, bác sĩ sẽ cần làm một số xét nghiệm chuyên biệt sau để khảo sát tình trạng và chức năng thận:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Để kiểm tra, đánh giá protein và hồng cầu niệu.
  • Định lượng nồng độ protein trong máu: Để xác định mức độ giảm hồng cầu do bị thất thoát qua cầu thận. Khi thực hiện xét nghiệm này, có thể thấy nồng độ các loại cholesterol lại tăng do có sự điều chỉnh chuyển hóa bù trừ.
  • Kiểm tra tốc độ lọc cầu thận (GFR) để đánh giá chức năng lọc của thận còn ở mức nào.
  • Kiểm tra nồng độ các tự kháng thể antiphospholipid và kháng thể kháng nhân (ANA): Thực hiện ít nhất một lần trong thời gian mắc bệnh để tiên lượng lâu dài mức độ, diễn biến của bệnh tự miễn.
  • Sinh thiết thận để lấy một số lượng tế bào từ nhu mô thận, mang đi quan sát dưới kính hiển vi và tìm các đặc điểm tổn thương ở thận khi bị viêm cầu thận lupus.
viem-cau-than-lupus-ban-do-1
Xét nghiệm nước tiểu

5. Cách điều trị viêm cầu thận lupus

Do lupus là một bệnh lý tự miễn, nên kéo theo không có cách điều trị triệt để cho tình trạng viêm cầu thận lupus ban đỏ. Do đó, các biện pháp điều trị hiện tại là nhằm mục đích đó là:

  • Giảm nhẹ triệu chứng.
  • Làm chậm tốc độ tiến triển của bệnh.
  • Duy trì, kéo dài khoảng thời gian ổn định của bệnh.
  • Cố gắng trì hoãn, tránh kết cục phải lọc máu hoặc ghép thận.

Để thực hiện được những mục tiêu như trên thì cần áp dụng các biện pháp điều trị bảo tồn như sau:

  • Thay đổi chế độ ăn uống: Hạn chế lượng muối và protein trong chế độ ăn của bệnh nhân để có thể giúp cải thiện chức năng thận.
  • Kiểm soát huyết áp của bệnh nhân: Sử dụng các loại thuốc ức chế men chuyển angiotensin và thuốc ức chế thụ thể angiotensin II cho bệnh nhân viêm cầu thận lupus ban đỏ có thể giúp giảm thiểu được lượng protein bị mất qua cầu thận vào nước tiểu. Bên cạnh đó, các nhóm thuốc lợi tiểu có thể giúp tăng lượng nước tiểu được đào thải, giảm bớt lượng chất lỏng dư thừa trong cơ thể. Và cũng có thể gián tiếp làm hạ huyết áp và cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Tuy nhiên, việc điều trị bảo tồn chưa thể hiện được nhiều hiệu quả trong việc làm chậm tiến triển của bệnh. Nên các bác sĩ có thể cần chỉ định thêm một số thuốc giúp kiểm soát hoặc ức chế các phản ứng viêm như là:

  • Các thuốc ức chế miễn dịch: Cyclosporin, Tacrolimus, Cyclophosphamide…
  • Steroid như prednison, prednisolon…

Với những bệnh nhân bị suy thận mạn giai đoạn cuối thì áp dụng lọc máu hoặc ghép thận.

Hiện nay, cũng đang có một số thử nghiệm lâm sàng với các liệu pháp mới đang từng bước cho thấy những tín hiệu khả quan trong việc điều trị viêm cầu thận lupus.

6. Dự phòng viêm cầu thận lupus ban đỏ

Để dự phòng được bệnh, cần thực hiện các biện pháp sau:

Dự phòng viêm cầu thận cấp sau bị nhiễm khuẩn liên cầu:

  • Phát hiện và điều trị sớm các ổ nhiễm khuẩn, đặc biệt là do liên cầu như viêm họng. viêm amidan, viêm da…
  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ một cách thường xuyên,
  • Bỏ thói quen hút thuốc lá.
  • Giữ ấm cơ thể vào những ngày thời tiết chuyển lạnh.

Dự phòng viêm cầu thận cấp không do nhiễm khuẩn:

  • Phát hiện và điều trị sớm các biểu hiện của bệnh thận.
  • Điều trị kết hợp dự phòng tổn thương viêm cầu thận.

Bên cạnh đó, kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao bài bản, thường xuyên.

Trên đây là những chia sẻ về căn bệnh viêm cầu thận lupus ban đỏ. Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh nguy hiểm này..

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7