[Đừng bỏ qua] Tổng quan về viêm cầu thận mạn

Viêm cầu thận mạn có thể diễn biến âm thầm và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Vậy nên, trong bài viết này, GHV KSol sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin tham khảo về bệnh viêm cầu thận mạn.

XEM THÊM:

1. Viêm cầu thận mạn là gì?

1.1. Khái niệm

Quá trình tổn thương thực thể từ từ mạn tính ở tất cả cầu thận ở cả hai bên thận được gọi là viêm thận mạn, khiến cho thận bị suy giảm chức năng.

Các tổn thương thực thể tiêu biểu đó là: Tình trạng tăng sinh gian mạch, xuất huyết, viêm cầu thận màng tăng sinh, phù nề, xơ hóa một phần hoặc toàn bộ cầu thận, hoại tử hyalin… Những tình trạng này kéo dài sẽ tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến hai thận bị teo và mất dần chức năng.

viem-cau-than-man
Viêm cầu thận mạn

1.2. Các hình thái lâm sàng của viêm cầu thận mạn

Viêm cầu thận mạn có 4 hình thái lâm sàng đó là:

  • Hội chứng viêm cầu thận cấp.
  • Hội chứng viêm cầu thận mạn.
  • Hội chứng thận hư.
  • Và các biến đổi bất thường ở nước tiểu như protein niệu, hồng cầu niệu và không có triệu chứng lâm sàng.

Các hình thái lâm sàng này biến đổi luân phiên nhau trong quá trình tiến triển của viêm cầu thận mạn, kéo dài qua nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm và kết quả cuối cùng đó là gây ra suy thận mạn.

1.3. Đặc điểm dịch tễ

Viêm cầu thận mạn tính được đánh giá là một bệnh tương đối phổ biến ở cộng đồng.

Theo một thống kê từ năm 1991-1995 tại khoa Tiết niệu của bệnh viện Bạch Mai thì viêm cầu thận mạn chiếm 31,5%. Trong đó, độ tuổi hay gặp là từ 16-44 tuổi (chiếm 88,32%). Như vậy, có thể thấy bệnh này gặp nhiều ở độ tuổi lao động, dẫn đến ảnh hưởng tới sức lao động của xã hội. Cũng theo nghiên cứu này, thì viêm cầu thận mãn không bị ảnh hưởng nhiều bởi giới tính và khu vực địa lý.

2. Nguyên nhân và sự hình thành viêm cầu thận mạn như thế nào?

Theo mỗi nguyên nhân khác nhau thì quá trình hình thành của bệnh cũng khác nhau. Dựa vào các nguyên nhân, có thể chia viêm cầu thận mạn thành hai nhóm đó là viêm cầu thận mãn không rõ căn nguyên và viêm cầu thận mãn thứ phát. Tìm hiểu cụ thể về hai nhóm này như sau:

2.1. Viêm cầu thận mạn không rõ căn nguyên

Viêm cầu thận tăng sinh gian mạch:

Đặc điểm mô bệnh học của loại bệnh này là sự tăng sinh tế bào gian mạch, tăng sinh tế bào tổ chức gian mạch và tăng sinh nội mô mạch máu.

Hiện nay, viêm cầu thận tăng sinh gian mạch thường gặp nhất là bệnh lý cầu thận do IgA, hay còn được gọi là bệnh Berger.

Chỉ có khoảng 10% số ca viêm cầu thận tăng sinh gian mạch có biểu hiện bằng hội chứng thận hư. Số khác có biểu hiện lâm sàng thường gặp là 3 hình thái còn lại của viêm thận mạn.

Viêm cầu thận tăng sinh ổ, đoạn

Đây là tình trạng viêm có thể xảy ở toàn bộ hoặc một phần của cầu thận. Có những phần cầu thận bị viêm, tổn thương nằm xen kẽ với các mô bình thường của cầu thận và có thể gây lây nhiễm khiến cho tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn.

Bệnh lý cầu thận do IgA là nguyên nhân gây ra đa số các trường hợp bị viêm cầu thận tăng sinh ổ, đoạn. 

Biểu hiện lâm sàng của bệnh này đó là:

  • Bệnh nhân đi tiểu ra máu chu kỳ, xảy ra sau một nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.
  •  Xét nghiệm thấy protein niệu trong 24 giờ xấp xỉ khoảng 1g.
  • Thường thì bệnh nhân không có phù, không tăng huyết áp.

Xơ hóa cầu thận ổ, đoạn

Đặc điểm mô bệnh học ở đây đó là xơ hóa, hyalin hóa một phần hoặc toàn bộ cầu thận mà không hề có sự xuất hiện của tình trạng tăng sinh tế bào.

Tổn thương đầu tiên xuất hiện ở các cầu thận vùng cận tủy thận. Sau đó tổn thương lan dần ra toàn bộ vùng vỏ thận.

Các cầu thận tổn thương và cầu thận bình thường nằm xen kẽ với nhau. Ở kẽ thận có các dấu hiệu như teo ống thận, xâm nhập tế bào viêm cục bộ. Bên cạnh đó còn miễn dịch huỳnh quang dương tính với IgM và C3 ở vùng tổn thương. 

Khoảng 90% các trường hợp xơ hóa cầu thận ổ, đoạn có biểu hiện là hội chứng thận hư.

Viêm cầu thận màng

Bệnh có đặc điểm mô bệnh học đó là dày màng nền cầu thận. Nguyên nhân là do phức hợp miễn dịch lắng đọng ở phía ngoài của màng nền cầu thận dưới bề mặt biểu mô.

Hiện tượng dày màng nền xuất hiện đơn thuần, không có tăng sinh tế bào cầu thận. 

80% các trường hợp viêm cầu thận màng biểu hiện bằng hội chứng thận hư. Còn lại biểu hiện bằng 2 hình thái khác đó là hội chứng viêm cầu thận mạn hoặc protein niệu, hồng cầu niệu không có triệu chứng lâm sàng.

Viêm cầu thận màng tăng sinh

Với bệnh này thì có đặc điểm đó là tăng sinh các tế bào gian mạch, tổ chức gian mạch kết hợp với các ổ lắng đọng phức hợp miễn dịch. Các ổ lắng này xuất hiện ở cả trong và ngoài màng nền dưới tế bào biểu mô, trong gian mạch và cả trên màng nền. 

Biểu hiện lâm sàng của viêm cầu thận màng tăng sinh đó là:

  • Có khoảng 60% các trường hợp biểu hiện bằng có hội chứng thận hư.
  • Khoảng 40% số còn lại biểu hiện lâm sàng dưới dạng hội chứng viêm cầu thận mạn hoặc cấp hoặc protein niệu, hồng cầu niệu không có triệu chứng lâm sàng.

Viêm cầu thận tăng sinh ngoài mao mạch

Chủ yếu biểu hiện bằng viêm cầu thận cấp với triệu chứng nổi bật nhất là thiểu niệu và suy thận cấp tiến triển thành từng đợt. Bệnh tiến triển dẫn đến suy thận mạn tính không hồi phục, người bệnh thường mất trong vòng 6 tháng đến 2 năm. 

Viêm cầu thận tăng sinh ngoài mao mạch còn được gọi là viêm cầu thận tiến triển nhanh hay viêm cầu thận ác tính.

2.2. Viêm cầu thận mạn thứ phát

Với viêm cầu thận mạn thứ phát có thể xảy ra khi mắc nhiều bệnh lý khác nhau nên nguyên nhân gây ra rất đa dạng và phong phú. Bao gồm

Bệnh các tổ chức liên kết Collagenose

Các bệnh thường gặp đó là:

  • Lupus ban đỏ hệ thống: Đây là một bệnh tự miễn, đối tượng thường gặp là nữ giới, nam giới hiếm khi gặp bệnh này. Khoảng 80-100% số trường hợp có viêm cầu thận mạn tính và có hội chứng thận hư. Phần lớn bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống tử vong do suy thận giai đoạn cuối.
  • Xơ cứng toàn thể dẫn đến tổn thương nhiều cơ quan, trong đó cơ thận.
  • Các bệnh khác như viêm đa cơ, viêm da-cơ và các bệnh tổ chức liên kết hỗn hợp như xơ cứng bì kết hợp với lupus ban đỏ…
viem-cau-than-man-1
Lupus ban đỏ là một nguyên nhân gây ra bệnh

Hội chứng Goodpasture

Biểu hiện lâm sàng của bệnh là khái huyết (ho ra máu), tình trạng này có thể diễn ra ồ ạt dẫn đến tử vong. Và thường kết hợp với viêm cầu thận tăng sinh ngoài mao mạch.

Tiểu đường gây viêm cầu thận mạn

 Với trường hợp này thì biểu hiện lâm sàng là hội chứng thận hư, hội chứng viêm cầu thận mạn. Bên cạnh đó còn là xơ tiểu động mạch thận- thận lành tính hoặc xơ hóa động mạch thận- thận ác tính. Ở bệnh nhân bị tiểu đường, suy thận giai đoạn cuối là một trong những nguyên nhân gây ra tử vong hàng đầu.

Các bệnh lý khác

  • Viêm cầu thận mạn do nhiễm khuẩn như do các virus viêm gan, viêm màng trong tim bán cấp, sốt rét, giang mai, bệnh phong…
  • Viêm cầu thận mạn do nhiễm độc như nhiễm độc muỗi vàng, nhiễm độc penicillamin…
  • Do lắng đọng các protein bất thường: bệnh thận do chuỗi nhẹ hoặc chuỗi nặng, bệnh tăng globulin đại phân tử Waldenstrom, bệnh Amyloidosis tiên phát hoặc thứ phát.
  • Do các bệnh lý ác tính như bạch cầu cấp, bạch cầu mạn, sarcoma hạch…
  • Các bệnh lý mạch máu như: Viêm vi mạch máu nhỏ dạng nút, u hạt Wegner, xuất huyết dạng thấp…

3. Các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm của viêm cầu thận mạn

Triệu chứng của viêm cầu thận rất đa dạng và thay đổi tùy theo thể bệnh và nguyên nhân gây ra. Có thể khái quát lại một số triệu chứng có thể gặp đó là:

  • Tiểu ra máu, tăng huyết áp, phù, quá tải thể tích tuần hoàn có thể tái phát nhiều lần.
  • Bệnh nhân bị phù trắng, ấn vào mềm, lõm. Có khi chỉ bị phù nặng ở mí mắt. Ở giai đoạn tiềm tàng thì tình trạng phù không rõ rệt. Nếu có hội chứng thận hư thì có thể phù to toàn thân và tràn dịch các màng.
  • Tăng huyết áp: Ở giai đoạn chưa suy thận hoặc suy thận nhẹ thì thường tỷ lệ bệnh nhân bị cao huyết áp sẽ thấp. Khi đã chuyển sang suy thận độ III, IV thì tỷ lệ cao huyết áp tăng lên 80%.
  • Xét nghiệm protein niệu cho kết quả từ 2-3g/24h, có thể ít hơn nếu ở trong giai đoạn viêm cầu thận mạn tiềm tàng. Nếu có hội chứng thận hư thì có thể tăng trên 3,5g/24h.
  • Xét nghiệm hồng cầu niệu: Thấy sự có mặt của hồng cầu niệu dai dẳng, ít khi có đái máu đại thể. Có trụ niệu, trụ hồng cầu, trụ hạt, trụ trong, có trụ to khi bị suy thận.
  • Thiếu máu: Xét nghiệm máu có biểu hiện thiếu máu và càng nặng khi suy thận càng nặng. Giảm hồng cầu, huyết sắc tố khi có suy thận, thiếu máu đẳng sắc hoặc thiếu máu nhược sắc rất khó hồi phục. Bên cạnh đó xét nghiệm máu còn có thể cho thấy ure và creatinin máu tăng.
  • Nôn, rối loạn tiêu hóa, chảy máu, hôn mê do ure máu tăng cao.
  • Qua kiểm tra X quang, siêu âm thận thấy thận teo nhỏ hai bên nếu đã có suy thận. Mức độ teo phụ thuộc vào mức độ suy thận và nguyên nhân khởi phát.

4. Chẩn đoán viêm cầu thận mạn

4.1. Các chẩn đoán xác định

Chẩn đoán các tình trạng sau để xác định bệnh:

  • Phù.
  • Protein và hồng cầu niệu.
  • Trụ niệu.
  • Xét nghiệm ure máu, creatinin máu tăng.
  • Chụp X quang thận.
  • Sinh thiết thận trong giai đoạn tiềm tàng.

4.2. Chẩn đoán phân biệt

Cần chẩn đoán phân biệt viêm cầu thận mạn với các bệnh:

Viêm thận bể thận mạn tính

  • Thường có tiền sử nhiễm tiếu niệu, sỏi thận, sỏi tiết niệu không có phù.
  • Protein niệu thấp, không quá 1g/24h, nhiều bạch cầu niệu, nếu có trụ thì là trụ bạch bạch cầu.
  • Có vi khuẩn trong nước tiểu.
  • Hình ảnh hai thận to nhỏ không đều, bờ thận thường gồ ghê, chụp UIV cho thấy đài bể thận giãn rộng.

Xơ mạch thận lành tính do cao huyết áp thì protein niệu nếu có thì xuất hiện muộn và với số lượng ít. Còn với xơ mạch thận lành tính do viêm cầu thận mạn thì protein niệu thường xuất hiện trước hoặc cùng một lúc với tăng huyết áp.

Xơ mạch thận ác tính do cao huyết áp ác tính thì hai thận không teo nhỏ, bệnh tiến triển nhanh, suy thận nặng nhưng không gây thiếu máu nặng. Còn nếu do viêm cầu thận mạn thì hai thận thường teo nhỏ, có thiếu máu.

Protein niệu lành tính thì tình trạng protein niệu chỉ xuất hiện từng lúc, không thường xuyên và không dẫn đến suy thận như viêm cầu thận mạn.

Viêm cầu thận cấp: Bệnh nhân có tiền sử bị nhiễm khuẩn ở họng và da, sau đó có phù, tiểu ít, tiểu ra máu, cao huyết áp. Siêu âm hoặc chụp thận để chẩn đoán xác định. Nếu hai thận nhỏ hơn bình thường thì là mắc viêm cầu thận mạn.

Viêm cầu thận cấp tiến triển nhanh: Có tiền sử bị nhiễm khuẩn ở da hoặc/và họng, có xuất hiện phù, đi tiểu ít, tiểu ra máu, huyết áp cao, tăng ure và creatinin máu.

4.3. Chẩn đoán thể bệnh

  • Thể tiềm tàng: Dựa vào các tiền sử bệnh cầu thận của bệnh nhân, xét nghiệm có hồng cầu niệu và trụ niệu kéo dài. Sinh thiết thận để chẩn đoán chắc chắn.
  • Đợt cấp của viêm cầu thận mạn: Đã có tiền sử viêm cầu thận mạn và có các yếu tố thuận lợi như tăng huyết áp ác tính, có thai hay các đợt nhiễm khuẩn…

5. Điều trị viêm cầu thận mạn

Việc điều trị viêm cầu thận mạn tương đối khó và phức tạp. Có thể hạn chế sự tiến triển của bệnh bằng các cách như:

  • Kiểm soát huyết áp, có chế độ nghỉ ngơi, ăn nhạt và dùng thuốc lợi tiểu khi xuất hiện tình trạng phù và cao huyết áp.
  • Phòng ngừa nhiễm khuẩn bằng cách giữ vệ sinh cơ thể, đeo khẩu trang khi ra ngoài, giữ ấm cơ thể khi trời chuyển lạnh…
  • Khi có suy thận thì cần hạn chế cho người bệnh ăn protein.
  • Tránh sử dụng các kháng sinh hoặc các thuốc khác gây độc cho thận như kháng sinh aminosid.
viem-cau-than-man-2
Kiểm soát huyết áp trong quá trình điều trị

Bên cạnh đó, người bệnh có thể được bác sĩ kê đơn sử dụng một số thuốc như là

  • Thuốc lợi tiểu Furosemid.
  • Các thuốc hạ huyết áp, trường hợp suy tim thì không được dùng thuốc chẹn beta giao cảm.
  • Dùng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn.

Điều trị kết hợp triệu chứng với các bệnh căn nguyên gây ra viêm cầu thận mạn.

6. Phòng bệnh viêm cầu thận mạn

Một số biện pháp được khuyến cáo có thể hỗ trợ phòng ngừa viêm cầu thận mạn đó là:

  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhất là vệ sinh răng lợi, hầu họng để phòng ngừa nhiễm khuẩn.
  • Khám sức khỏe định kỳ từ 3-6 tháng/lần. Trong đó nên thực hiện xét nghiệm máu, xét nghiệm phân tích nước tiểu để đánh giá chức năng thận.
  • Tiêm phòng viêm gan B và hạn chế tiếp xúc với các nguồn có thể gây lây nhiễm nếu bạn chưa có kháng thể.
  • Tích cực điều trị với các bệnh lý có thể gây ra viêm cầu thận mạn hay bất kỳ bệnh nào có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Những thông tin trong bài viết này về viêm cầu thận mạn chỉ có giá trị tham khảo. Người bệnh nên đi khám và điều trị sớm khi có các dấu hiệu của bệnh, không nên áp dụng bất kì phương pháp nào mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7