[Hỏi đáp] Viêm cầu thận nên ăn gì và kiêng gì cho tốt?
Nội dung bài viết
Viêm cầu thận nên ăn gì và kiêng ăn gì để hỗ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị bệnh là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Do đó, GHV KSol thực hiện bài viết này với hy vọng có thể giải đáp thắc mắc viêm cầu thận nên ăn gì của các bạn đọc.
XEM THÊM:
- Giọng hát của người đàn ông sau hành trình chiến thắng ung thư vòm họng
- [Đừng bỏ lỡ] Giải đáp: Tại sao viêm cầu thận gây tăng huyết áp và phù?
- Đi tìm sự thật: Viêm cầu thận có sinh con được không?
1. Một vài điều về viêm cầu thận
1.1. Bệnh viêm cầu thận là gì?
Viêm cầu thận là tình trạng viêm xảy ra ở các tiểu cầu thận và những mạch máu ở bên trong thận.
Các triệu chứng của viêm cầu thận đó là nước tiểu sẫm màu hoặc có màu như nước rửa thịt, có bọt; tăng huyết áp; tích nước gây phù ở mặt; mệt mỏi do thiếu máu; tiểu ít hơn bình thường.
1.2. Nguyên nhân gây bệnh
Theo các chuyên gia nghiên cứu, có nhiều nguyên nhân gây ra viêm cầu thận. Trong đó thường gặp là:
- Do bệnh lupus: Các mô thận có thể bị tấn công và hỏng chức năng khi bị các kháng thể trong bệnh lupus tấn công.
- Bệnh thận IgA: Tình trạng tích lũy kháng thể IgA trong các mô có thể gây ra sự tổn thương ở cầu thận.
- Nhiễm trùng: Viêm cầu thận có thể là hậu quả của sự tiến triển sau khi mắc các bệnh liên quan đến nhiễm trùng vùng họng hoặc ngoài da.
- Tiểu đường: Lượng đường huyết trong cơ thể không được kiểm soát khi mắc bệnh tiểu đường có thể gây ra biến chứng tổn thương cầu thận.
1.3. Mức độ nguy hiểm của viêm cầu thận
Viêm cầu thận mạn là một bệnh lý nguy hiểm vì ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng lọc của thận và khiến cho chức năng này suy giảm theo thời gian. Bên cạnh đó, bệnh này còn khiến cho sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm, khiến cho người bệnh dễ bị các bệnh viêm nhiễm ở đường hô hấp, tiết niệu…
Bệnh kéo dài mà không có biện pháp khắc phục hiệu quả thì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
Như vậy có thể thấy, viêm cầu thận có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Do đó, bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì người bệnh cũng cần điều chỉnh chế độ ăn phù hợp.
2. Viêm cầu thận nên ăn gì – Nguyên tắc dinh dưỡng
Một số nguyên tắc dinh dưỡng mà người bệnh cần đảm bảo trong chế độ dinh dưỡng đó là:
- Hạn chế ăn muối trong khoảng 2-4 tuần hoặc tùy thuộc vào mức độ giảm nhẹ của bệnh. Đồng thời cần hạn chế lượng nước bổ sung vào cơ thể cả qua đường ăn và uống.
- Với trường hợp bệnh nhân bị thiểu niệu hoặc vô niệu và có tăng ure, creatinin máu thì chỉ nên bổ sung từ 500-600ml nước/ngày, lượng protein và muối lần lượt là 20g/ngày và 2g/ngày.
- Trong các trường hợp bị thiểu niệu/vô niệu có phù và tăng huyết áp nhưng chỉ số creatinin và ure máu không tăng thì chỉ nên bổ sung 0.5-1g muối/ngày và 40g protein/ngày.
- Nếu bị phù và tăng huyết áp thì nên ăn nhạt tuyệt đối và nên lựa chọn các thay cho thịt đỏ.
- Ăn những loại thực phẩm có hàm lượng protein thấp như hoa quả nhiều chất xơ, cháo đường để giảm bớt áp lực cho thận.
- Nên sử dụng các chất tinh bột, đường có nguồn gốc từ các loại khoai, mật ong, bột sắn. Tránh tinh bột từ gạo hay mì ống.
- Sử dụng các loại thực phẩm lợi tiểu.
- Nên dùng các chất béo không no như dầu cá, đậu nành, dầu oliu, cá hồi…
- Hạn chế uống nhiều nước để giảm áp lực cho thận và kiểm soát được huyết áp.
- Nêu đang trong giai đoạn vô niệu thì nên tránh ăn các loại rau quả hay nước ép của chúng.
- Ngăn ngừa suy dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ và cân bằng các nhóm chất cho phù hợp với tình trạng của cơ thể.
- Tăng cường các thực phẩm giàu các chất tốt cho việc tạo máu như sắt, vitamin B9, B12.
3. Người bị viêm cầu thận nên ăn gì thì tốt nhất?
Sau khi đã nắm được một số nguyên tắc dinh dưỡng thì dưới đây là một số thực phẩm gợi ý cho người bị bệnh viêm cầu thận:
3.1. Các thực phẩm giàu Omega-3
Omega 3 là một loại chất béo không no rất có lợi cho sức khỏe. Bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất này sẽ giúp chống lại các tác nhân gây viêm và oxy hóa một cách mạnh mẽ. Đặc biệt là giúp tiêu diệt các gốc tự do gây tổn hại đến các tế bào cầu thận. Nhờ đó mà hỗ trợ quá trình lành vết thương do viêm nhiễm.
Những thực phẩm giàu Omega -3 đó là cá hồi, dầu cá, bơ, dầu oliu, các loại quả hạch.
3.2. Rau xanh
Rau xanh là một loại thực phẩm hữu ích không nên thiếu trong các bữa ăn của người bị viêm cầu thận, đặc biệt là với những người bị bí tiểu, vô tiểu trong thời gian dài.
Một số loại rau xanh có thể giúp kiềm hóa nước tiểu và hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa. Nhờ vậy mà ngăn ngừa được sự tích tụ chất độc trong cơ thể, hạn chế tổn thương chức năng thận.
Các loại rau xanh được khuyến cáo cho người bị viêm cầu thận là rau mùi tây, măng tây, bí đao, rau diếp, cần tây, bắp cải…
3.3. Khoai lang
Đây là một nguồn cung cấp chất bột đường an toàn cho người bệnh viêm cầu thận. Hơn nữa, khoai lang còn chứa một lượng lớn chất xơ, vitamin và khoáng chất. Việc bổ sung khoai lang vào chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp bổ sung thêm nhiều năng lượng tốt cho cơ thể.
Không những thế, lượng beta carotene (một tiền chất của vitamin A) có dồi dào trong khoai lang sẽ giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Đồng thời ngăn ngừa sự tiến triển và lan rộng của các phản ứng viêm.
Bạn không nên lo lắng việc ăn khoai lang ngọt sẽ làm tăng áp lực đào thải cho thận. Theo các chuyên gia nghiên cứu cho thấy, lượng đường trong khoai lang thấp hơn rất nhiều so với các loại ngũ cốc khác.
3.4. Thực phẩm có khả năng chống viêm
Có một số loại thực phẩm có khả năng chống viêm tốt, giúp ức chế các phản ứng viêm và hỗ trợ kiểm soát sự phát triển của viêm cầu thận nếu được dùng thường xuyên. Đó là:
- Tỏi: Hàm lượng allicin lớn có trong tỏi giúp chống lại phản ứng viêm mạnh mẽ. Bên cạnh đó, còn giúp ổn định huyết áp và làm máu sạch hơn. Nhờ đó mà áp lực lên cầu thận cũng như thận được giảm xuống.
- Gừng: Gingerol có nhiều trong gừng có tác dụng chống viêm mạnh, giảm đau và chống oxy hóa.
- Nghệ: Curcumin trong nghệ vừa có khả năng chống viêm tốt vừa giúp thúc đẩy tốc độ hồi phục của các tổn thương.
3.5. Các thực phẩm giàu sắt
Khả năng lọc máu của cơ thể bị suy giảm khi cầu thận bị tổn thương. Do đó, trong nhiều trường hợp lượng máu được sản sinh ra không đáp ứng đủ cho nhu cầu cầu hoạt động của cơ thể. Nên dẫn đến tình trạng cơ thể bị thiếu máu với các biểu hiện đau đầu, chóng mặt, hoa mắt…
Chính vì thế, người bị viêm cầu thận được khuyến cáo nên bổ sung các thực phẩm giàu sắt như cần tây, rau dền đỏ, đỗ đen, đỗ tương, rau đay…
3.6. Các loại trái cây người bệnh viêm cầu thận nên ăn
Một số loại trái cây rất tốt cho tình trạng sức khỏe của người bị viêm cầu thận đó là:
- Cherry: Một số hoạt chất có trong loại quả mọng này có tác dụng trung hòa các gốc oxy hóa trong cơ thể. Bên cạnh đó, ăn cherry còn giúp kiểm soát tình trạng cao huyết áp hay tiểu đường do thận bị tổn thương.
- Dâu tây có chứa nhiều chất chống oxy hóa, đặc biệt là vitamin C, anthocyanin, ellagitannin. Những chất này giúp bảo vệ cơ thể khỏi các phản ứng viêm.
- Táo: Táo cũng chứa rất nhiều chất chống oxy hóa. Ăn táo thường xuyên sẽ giúp tăng tốc độ hồi phục màng cầu thận.
- Mâm xôi: Giàu chất xơ, các loại vitamin B, C, folate và flavonoid. Vậy nên có công dụng chống oxy hóa tốt, đồng thời ức chế sự hình thành các khối u bất thường ở trong cơ thể.
- Bưởi: Vitamin và chất khoáng có trong bưởi giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể, hạn chế sự hình thành sỏi thận. Ngoài ra, vitamin C trong bưởi còn giúp chống viêm và hỗ trợ quá trình lành vết thương.
3.7. Một số món ăn giúp hỗ trợ điều trị viêm cầu thận
- 0.5kg khoai lang và 3g gừng tươi. Khoét một lỗ ở trên củ khoai rồi nhét gừng vào, sau đó đem đi nướng chín. Nên ăn vào sáng và tối.
- Rau cải tươi 100-150g và 1 quả trứng gà. Rửa sạch rau cải, cho vào nồi nấu cùng nước sôi trong 15 phút. Sau đó đập trứng gà vào và nấu tiếp 5 phút. Dùng trước khi ăn cơm trưa và liên tục vài ngày.
- Nguyên liệu gồm râu ngô 50g, vỏ bí xanh 50g, đậu đỏ 50g mang đi nấu lấy nước uống thay nước trà trong ngày. Nước này có tác dụng lợi tiểu.
- Lạc hạt 100g bóc bỏ vỏ, táo đỏ 100g. Cho cùng vào nấu với nước rồi dùng cả lạc, táo, uống nước. Duy trì dùng liền trong 7 ngày.
3.8. Viêm cầu thận nên ăn gì – Thực đơn gợi ý cho người bệnh
Thực đơn này là gợi ý dành cho người bị viêm cầu thận mạn mà chưa phải điều trị lọc máu
Tổng lượng năng lượng thực đơn này cung cấp dao động từ 1700-1800 kcal. Trong đó lượng protein là khoảng 30g với 40% là protein động vật. Lượng muối tổng cộng có trong thực đơn là nhỏ hơn 6g/ngày.
Bữa sáng bao gồm:
- Miến dong xào thịt nạc (nên ăn vào 7 giờ) với các nguyên liệu: 100g miến dong, 50g thịt nạc, 2g bột ngọt, 20ml dầu, 15g hành hoa, 1.5g muối.
- 200g dâu tây ( ăn lúc 9 giờ).
Thực đơn bữa trưa
- 11 giờ trưa: Cơm nấu từ 100g gạo tẻ; 200g rau cải xoong xào với tỏi và 20ml dầu, 2 quả trứng gà luộc. Lượng muối dùng để nấu là khoảng 2g.
- 14 giờ chiều uống 200ml sữa tươi.
- 16 giờ 30 chiều ăn 200g táo.
Bữa tối
- Cơm ăn vào 17 giờ chiều bao gồm các nguyên liệu: 100g gạo tẻ, 200g bí xanh xào với 100g tôm và 20ml dầu, 2g muối.
- Sinh tố hồng xiêm (200g – uống vào 19h30 tối).
4. Người bị viêm cầu thận nên kiêng gì để hỗ trợ điều trị tốt nhất?
4.1. Các loại đồ ăn nhiều muối
Những thực phẩm chứa nhiều muối sẽ gây áp lực cho quá trình đào thải độc tố của cơ thể. Mà cụ thể ở đây là áp lực lọc ở cầu thận và sẽ khiến cho thận phải làm việc liên tục. Do đó, người bị viêm cầu thận không nên ăn nhiều muối vì sẽ khiến các tổn thương nặng thêm hơn.
Mặt khác, những đồ ăn nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Đây cũng là một vấn đề đáng quan ngại ở người bị viêm cầu thận.
Để hạn chế lượng muối tiêu thụ hằng ngày, người bệnh nên chế biến và sử dụng các món ăn nhạt, không nên cho nhiều muối. Đồng thời cũng nến hạn chế sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh và đồ chế biến sẵn.
4.2. Thực phẩm giàu protein
Mặc dù protein rất cần thiết cho cơ thể nhưng việc bổ sung quá nhiều sẽ làm tăng áp lực lên thận. Điều này khiến cho thận phải hoạt động nhiều hơn.
Bên cạnh đó, việc tiêu thụ protein từ các loại thịt đỏ sẽ làm nghiêm trọng thêm các phản ứng xảy ra trong cơ thể. Chính vì vậy, người bệnh viêm cầu thận nên giảm lượng protein tiêu thụ để hỗ trợ duy trì chức năng thận tốt hơn. Lượng protein người bệnh nên tiêu thụ trong một ngày là ít hơn 006g/kg cân nặng.
Một số loại thực phẩm giàu protein mà người bị viêm cầu thận nên kiêng đó là:
- Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu…
- Đậu lăng.
- Thịt ức gà tây.
- Các loại hải sản.
- Nội tạng động vật
4.3. Những thực phẩm có hàm lượng photpho cao
Photpho cũng là một trong những khoáng chất mà người mắc các bệnh lý về thận nên hạn chế bổ sung, đặc biệt là với viêm cầu thận. Nguyên nhân là bởi vì tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu khoáng chất này sẽ khiến cho hàm lượng photpho trong máu tăng lên. Và từ đó tiềm ẩn các nguy cơ bị mắc bệnh xương khớp hoặc tim mạch.
Những loại thực phẩm giàu photpho nên hạn chế khi bị viêm cầu thận đó là: Sữa, pho mai, bơ đậu phộng và các loại hạt…
Mặt khác, photpho còn có mặt trong một số chất phụ gia, gia vị và chất bảo quản. Chính bởi vậy nên người bệnh cũng nên hạn chế những loại đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn vặt và đồ đóng hộp.
4.4. Kiêng các loại thực phẩm giàu kali
Kali là một khoáng chất cần thiết và có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người. Nhưng nếu đang bị viêm cầu thận thì việc hạn chế tiêu thụ những thực phẩm chứa nhiều kali là một việc làm cần thiết.
Đó là bởi vì chế độ ăn cung cấp quá nhiều kali sẽ có thể gây tăng áp lực cho thận. Dẫn đến lượng chất độc cần đào thải trong máu nhiều hơn. Và hậu quả là khiến cho bệnh viêm cầu thận ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Các loại thực phẩm giàu kali mà người bị viêm cầu thận nên hạn chế đó là: chuối, cam, cà chua, bí, khoai tây.
4.5. Các loại rượu bia và chất kích thích
Các loại chất kích thích như cafein, nicotin, cồn đều rất có hại đến sức khỏe của thận nói riêng và của cả cơ thể nói chung. Đó là vì chúng sẽ khiến cho thận phải hoạt động hết công suất để có thể đào thải chúng ra khỏi cơ thể.
Chính vì vậy, việc uống nhiều rượu bia, cafe hay thường xuyên hút thuốc lá sẽ khiến cho bệnh viêm cầu thận trở nên nặng hơn. Không những thế mà còn làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Vậy nên, người bệnh không nên sử dụng các loại thực phẩm này.
4.6. Hạn chế nước
Việc hạn chế nước sẽ giúp giảm gánh nặng cho thận khi chức năng thận bị suy yếu đồng thời giúp kiểm soát huyết áp.
Vậy nên, người bệnh nên hạn chế uống nước hay ăn các món như súp, kem, nước trái cây vì các thực phẩm này chứa nhiều nước.
Trong trường hợp cần thiết thì người bệnh có thể sử dụng thuốc lợi tiểu để loại bỏ nước và lượng muối không cần thiết ra khỏi cơ thể. Còn nếu người bệnh vẫn đi tiểu bình thường thì nên uống lượng nước bằng với lượng nước tiểu ra mỗi ngày.
Trên đây là những thông tin về chủ đề “ Viêm cầu thận nên ăn gì”. Người bệnh nên lựa chọn những thực phẩm tốt cho sức khỏe và tránh xa các loại thức ăn có thể làm nặng thêm tình trạng viêm cầu thận.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA PGS. TS TRẦN ĐÁNG VỀ SẢN PHẨM GHV KSOL
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng