Viêm cầu thận tăng sinh màng: Đặc điểm, phân loại, chẩn đoán, tiên lượng và điều trị
Nội dung bài viết
Viêm cầu thận tăng sinh màng có đặc điểm và những loại nào? Cách chẩn đoán, tiên lượng và điều trị viêm cầu thận tăng sinh màng như thế nào? Hãy cùng GHV KSol tìm hiểu những điều này trong bài viết sau nhé!
XEM THÊM:
- Giọt nước mắt sau những vần thơ
- [Hỏi đáp] Viêm cầu thận nên ăn gì và kiêng gì cho tốt?
- Đi tìm sự thật: Viêm cầu thận có sinh con được không?
1. Viêm cầu thận tăng sinh màng là gì?
Viêm cầu thận tăng sinh màng hay còn gọi là viêm cầu thận màng tăng sinh là một nhóm hỗn hợp các rối loạn qua trung gian miễn dịch. Được đặc trưng bởi sự tổn thương dày màng đáy mao mạch cầu thận và các biến đổi tăng sinh quan sát được trên kính hiển vi.
Bệnh này phần lớn thường gặp ở trẻ em và có mức ảnh hưởng như nhau ở cả nam và nữ. Nguyên nhân gây ra bệnh có thể là nguyên phát từ sự lắng đọng các phức hợp miễn dịch. Hoặc là do thứ phát sau khi mắc bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch.
Trong đó, các tổn thương nguyên phát gặp ở trẻ em và người trẻ tuổi nằm trong độ tuổi khoảng 8-30 tuổi và chiếm 10% số ca hội chứng thận hư ở trẻ em. Còn các tổn thương thứ phát thì có xu hướng ảnh hưởng đến người trên 30 tuổi.
2. Các loại viêm cầu thận tăng sinh màng và nguyên nhân
Viêm cầu thận màng tăng sinh có 3 type với đặc điểm và nguyên nhân gây ra khác nhau.
2.1. Type I
Type I hay còn gọi là tăng sinh gian mạch với lắng đọng miễn dịch chiếm 80-85% số ca mắc bệnh. Ở type này, nguyên nhân do tổn thương nguyên phát rất hiếm gặp. Và hay gặp thứ phát sau khi mắc một trong những bệnh sau:
- Rối loạn phức hợp miễn dịch như lupus ban đỏ, Cryoglobulin huyết, hội chứng Sjogren…
- Các nhiễm trùng mạn tính như viêm gan B hoặc C, HIV, áp xe nội tạng…
- Các bệnh ung thư như u hắc tố, u lympho, lơ-xê-mi-kinh dòng lympho…
2.2. Type II
Type II tương tự như type I có ít sự tăng sinh gian mạch nhưng có sự lắng đọng đặc ở màng đáy cầu thận. Loại này chiếm khoảng 15-20% số trường hợp mắc bệnh.
Nguyên nhân có thể là do một rối loạn tự miễn dịch, trong đó một kháng thể IgG (yếu tố thuộc thận C3) sẽ liên kết với enzyme chuyển đổi C3 dẫn đến sự ức chế hoạt động của C3.
Khi nhuộm miễn dịch huỳnh quang sẽ thấy C3 ở xung quanh các lắng đọng đặc và trong khoang gian mạch.
2.3. Type III
Type III tương đối hiếm gặp và được cho là rối loạn tương tự như type I.
Hiện này, chưa rõ nguyên nhân gây ra nhưng có thể là có mối liên quan đến sự lắng đọng phức miễn dịch.
Một kháng thể IgG có khả năng kháng lại thành phần ở đoạn cuối của bổ thể đã được tìm thấy ở 70% bệnh nhân.
Các lắng đọng dưới biểu mô có thể xuất hiện một cách cục bộ và dường như làm phá vỡ cấu trúc của màng đáy cầu thận.
3. Triệu chứng của viêm cầu thận tăng sinh màng
Các triệu chứng cơ năng và triệu chứng thực thể của viêm cầu thận tăng sinh màng tương tự như hội chứng thận hư trong 60-80% trường hợp mắc bệnh.
Triệu chứng của hội chứng viêm cầu thận (viêm cầu thận cấp) xuất hiện ở 15-20% số ca bệnh type I, III và ở tỷ lệ cao hơn đối với type II.
Trong khi chẩn đoán nhận thấy, có 30% bệnh nhân có biểu hiện tăng huyết áp và 20% bị suy thận. Tăng huyết áp thường tiến triển và có khi trước cả mức lọc cầu thận (MLCT) giảm.
4. Chẩn đoán viêm cầu thận tăng sinh màng
Bên cạnh các triệu chứng do bệnh nhân cung cấp thì bác sĩ có thể cần tiến hành một số xét nghiệm, kiểm tra sau để có thể chẩn đoán chính xác được bệnh:
- Sinh thiết thận: Dùng để chẩn đoán xác định. Vị trí lắng đọng của các phức hợp miễn dịch có thể giúp phân biệt được các type của bệnh. Điển hình như là lắng đọng ở dưới nội mô và khoang gian mạch ở type I, lắng đọng ở trong màng đối với type II và lắng đọng ở dưới biểu mô ở type III.
- Xét nghiệm nồng độ bổ thể máu: Sẽ thấy tỉ lệ bất thường cao hơn so với các tổn thương cầu thận khác và hỗ trợ nhiều cho việc chẩn đoán bệnh. Yếu tố thận C3 thường phát hiện ở 80% bệnh nhân mắc type II và một số ca type I. Yếu tố thận bổ thể đoạn cuối phát hiện được ở 20% số ca thuộc type I,70% bệnh nhân type II và rất hiếm khi gặp ở type III.
- Xét nghiệm huyết thanh học (ví dụ như đối với lupus ban đỏ, viêm gan B và C) thì được thực hiện để kiểm tra các nguyên nhân thứ phát của bệnh ở type I. Công thức máu thường được làm trong giai đoạn chẩn đoán để cho thấy tình trạng thiếu máu đẳng sắc và giảm tiểu cầu.
5. Tiên lượng viêm cầu thận màng tăng sinh
Viêm cầu thận tăng sinh màng có tiên lượng tốt nếu như được điều trị kịp thời và hiệu quả.
Trong các loại viêm cầu thận tăng sinh màng thì type I thường tiến triển chậm, type II thì tiến triển nhanh hơn.
Tuy nhiên, nhìn chung về tiên lượng lâu dài của bệnh thì không được tốt. Bệnh thận giai đoạn cuối xuất hiện ở 50% bệnh nhân ở độ tuổi 10 và 90% ở bệnh nhân 20 tuổi.
Tỷ lệ bệnh tự thuyên giảm xảy ra nhỏ hơn 5% với type II. Tỷ lệ tái phát bệnh là 30% ở những bệnh nhân ghép thận và type II là 90%. Mặc dù tỷ lệ tái phát cao nhưng nguy cơ dẫn đến mất mô thận ghép lại không thường xuyên xảy ra. Bệnh có khuynh hướng xấu hơn nếu mức protein niệu ở hướng thận hư.
6. Điều trị viêm cầu thận tăng sinh màng
Các phương pháp điều trị sẽ được áp dụng tùy theo tình trạng của người bệnh.
Điều trị các rối loạn mà người bệnh đang mắc nếu có thể. Liệu pháp điều trị đặc hiệu có thể không được chỉ định với những bệnh nhân có mức protein niệu dưới ngưỡng thận hư. Đó là bởi vì ngưỡng protein này gợi ý bệnh đang tiến triển chậm.
Ở bệnh nhân là trẻ em có protein niệu ở ngưỡng thận hư thì sẽ điều trị bằng corticoid. Ví dụ như là sử dụng prednisone với liều 2.5mg/kg/lần/ngày, tối đa không quá 80mg/ngày và dùng trong 1 năm. Tiếp sau đó thì giảm dần liều đến liều duy trì 20mg,uống cách ngày trong 3-10 năm để có thể giúp thận duy trì chức năng ổn định.Tuy nhiên việc dùng corticoid để điều trị cần hết sức cẩn thận vì có thể làm chậm sự phát triển của trẻ và gây tăng huyết áp.
Ở người lớn thì có thể uống dipyridamole 225mg/lần kết hợp cùng với aspirin 975mg/lần trong 1 năm để có thể ổn định chức năng thận.
Ngoài ra còn có thể sử dụng các biện pháp điều trị thay thế khác như Peg-interferon alfa-2a hoặc peg- interferon alfa-2b với bệnh nhân viêm gan C; trao đổi huyết tương cùng với corticoid đối với bệnh nhân bị cryoglobulin máu nặng hoặc viêm thận cầu thận tiến triển nhanh. Các thuốc ức chế men chuyển có thể giúp kiểm soát huyết áp và giảm lượng protein niệu.
Như vậy, có thể thấy viêm cầu thận tăng sinh màng có 3 type với biểu hiện bằng hội chứng thận hư hoặc hội chứng viêm thận. Bệnh cần được chẩn đoán và điều trị phù hợp, tích cực để có tiên lượng tốt.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Phức hệ Nano Extra XFGC – GHV KSOL
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng