Viêm dạ dày với loét dạ dày cái nào nặng hơn? Cách điều trị – Đọc ngay
Nội dung bài viết
Gần đây, có rất nhiều luồng quan điểm về việc viêm dạ dày với loét dạ dày cái nào nặng hơn? Cùng GHV KSol tìm hiểu và phân biệt 2 loại bệnh này và tìm ra câu trả lời xem viêm dạ dày với loét dạ dày cái nào nặng hơn nhé.
XEM THÊM:
- Phương pháp 4T giúp tôi chiến thắng ung thư
- Thời gian điều trị viêm loét dạ dày tá tràng và những điều cần lưu ý
- Top 16 cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả
1. Thế nào là viêm dạ dày, loét dạ dày?
1.1. Viêm dạ dày
Viêm dạ dày là bệnh lý do sự thương tổn tại lớp biểu mô niêm mạc dạ dày. Những thương tổn này có thể là sung huyết, sưng nề hoặc các vết xước nhẹ. Tình trạng viêm có thể thấy khu trú ở một khu vực (viêm thân vị, viêm hang vị) hoặc toàn bộ dạ dày.
Nhắc tới viêm dạ dày thì mọi người thường nghĩ ngay đến các triệu chứng như đau vùng thượng vị, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn,… Tuy nhiên, để chẩn đoán được chính xác viêm dạ dày cần thông qua các thăm khám, hình ảnh thương tổn, nội soi dạ dày,…
Tuy vậy, triệu chứng điển hình của viêm dạ dày, giúp phân biệt so với các dạng khác đó là những cơn đau âm ỉ, đau không lan và thường liên quan đến thời điểm ăn uống. Các cơn đau có thể xuất hiện trước hoặc sau ăn kèm theo cảm giác đầy bụng, khó tiêu, ợ chua,…
1.2. Loét dạ dày – tá tràng
Các vết thương tổn nhẹ, trợt ở niêm mạc dạ dày có thể tiến triển thành loét dạ dày. Thực chất, loét dạ dày là những tổn thương sâu hơn của viêm dạ dày. Loét dạ dày là ổ loét ăn mòn qua hết lớp niêm mạc xuống sâu lớp cơ tại dạ dày, lâu dần tạo thành các vết sẹo ở niêm mạc. Loét dạ dày thường gặp ở vùng hành tá tràng (phần hơi phình to đoạn đầu ruột non, tiếp ngay sau lỗ môn vị). Khi bị loét dạ dày bệnh nhân thường có một số triệu chứng hẹp môn vị như buồn nôn, nôn,…
2. Nguyên nhân của viêm dạ dày và loét dạ dày
2.1. Viêm dạ dày
Viêm dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích, căng thẳng stress kéo dài hoặc dùng kháng sinh dài ngày,…
Ngoài ra, tình trạng viêm dạ dày cũng có thể do hiện tượng nhiễm trùng hay một số loại vi khuẩn như:
- Vi khuẩn HP hay còn gọi là Helicobacter pylori – một loại vi khuẩn tồn tại trong dạ dày, có khả năng gây ra các ổ viêm.
- Nhiễm trùng máu do vi khuẩn và virus.
- Thiếu máu dạ dày: Tình trạng này xảy ra khi dạ dày thiếu hụt các chất dẫn để hấp thụ và tiêu hóa thức ăn.
- Trào ngược dịch mật dạ dày: Van môn vị ngăn cách giữa dạ dày và tá tràng, làm nhiệm vụ mở để đưa thức ăn xuống ruột và đóng lại để không cho thức ăn và dịch vị trào ngược trở lại dạ dày. Tuy vậy, có thể do một số nguyên nhân nào đó, trương lực cơ giảm mà van môn vị không được đóng kín, hoặc các hoạt động bị rối loạn làm cho dịch mật trào ngược trở lại dạ dày.
XEM THÊM >>> Bật mí ung thư dạ dày có ăn được cao ngựa không?
2.2. Loét dạ dày
Loét dạ dày thường do một số nguyên nhân như sau:
- Người thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau mà không theo chỉ dẫn của dược sĩ hoặc bác sĩ chuyên môn. Những thuốc này gồm Ibuprofen, Aspirin, Ketoprofen,… và các loại thuốc giảm đau khác.
- Nhiễm chủng HP.
- Sử dụng thuốc kháng viêm non steroid,…
3. Triệu chứng của viêm dạ dày và loét dạ dày
Triệu chứng của viêm dạ dày và loét dạ dày khá giống nhau.
- Viêm dạ dày
Bệnh nhân có biểu hiện của rối loạn tiêu hóa, thường xuất hiện sau bữa ăn từ 15-60 phút, thường gặp như khó chịu, tức bụng, đau bụng, trướng hơi, chán ăn, buồn nôn, nóng rát phía bên trên rốn,…
- Loét dạ dày
Cơn đau loét dạ dày thường xuất hiện vào khoảng 2 – 3 giờ sau ăn. Cơn đau âm ỉ, đau vùng thượng vị nhiều hơn, và có tần suất nhiều hơn so với viêm dạ dày.
Nhìn chung, một số triệu chứng gặp cả ở viêm dạ dày và loét dạ dày bao gồm:
- Chán ăn, ợ chua, đầy hơi, khó tiêu.
- Cơn đau âm ỉ, nóng rát phần thượng vị.
- Nôn, buồn nôn.
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
- Đi cầu phân đen hoặc máu.
Trường hợp những người bị loét dạ dày nặng hơn, có thể nôn ra máu.
4. Viêm dạ dày với loét dạ dày cái nào nặng hơn? BIẾN CHỨNG
Như đã trình bày phía trên, rõ ràng, loét dạ dày là giai đoạn sau của viêm dạ dày.
Khi viêm dạ dày kéo dài và không được điều trị, sẽ gây loét dạ dày.
Một số biến chứng có thể gặp của viêm – loét dạ dày là:
- Xuất huyết tiêu hóa: bệnh nhân có thể nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
- Hẹp môn vị: thức ăn ứ đọng tại dạ dày, không di chuyển xuống dưới để tiêu hóa thức ăn, lâu ngày có thể dẫn tới ung thư dạ dày.
- Thủng dạ dày: tình trạng viêm loét kéo dài, không được điều trị có thể dẫn đến thủng dạ dày với biểu hiện đau bụng dữ dội, bụng gồng co cứng,…
- Ung thư dạ dày: loét dạ dày lâu ngày có thể dẫn tới ung thư dạ dày.
5. Điều trị viêm loét dạ dày như thế nào để hiệu quả?
5.1. Viêm dạ dày
- Người bị viêm dạ dày không do nhiễm vi khuẩn HP có thể điều trị bằng thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày hoặc thuốc giảm tiết axit.
Cần thận trọng khi sử dụng các thuốc corticoid, aspirin, NSAIDs,…
- Viêm dạ dày do nhiễm HP cần sử dụng kháng sinh tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn mới khỏi bệnh.
5.2. Loét dạ dày
Tương tự viêm dạ dày, loét dạ dày không do HP cũng sẽ dùng thuốc báng tráng dạ dày hoặc thuốc giảm tiết axit dạ dày.
Trường hợp nhiễm HP dạ dày cần sử dụng phối hợp thuốc giảm tiết axit và ít nhất 2 kháng sinh diệt HP. Thời gian điều trị thường kéo dài từ 8 – 12 tuần.
Tình huống xấu nhất khi bệnh chuyển biến nặng như thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, hẹp môn vị,… cần tiến hành can thiệp phẫu thuật và điều trị dưới sự hướng dẫn tuyệt đối của bác sĩ.
XEM THÊM >>> Tìm hiểu siêu âm có phát hiện ung thư dạ dày không?
5. 3. Điều trị viêm – loét dạ dày tại nhà hiệu quả
Hiện nay, có rất nhiều cách điều trị viêm – loét dạ dày, ngoài những can thiệp nội khoa và ngoại khoa kể trên, bệnh nhân có thể cải thiện bệnh thông qua một số cách sau đây, có thể áp dụng tại nhà.
- Có chế độ sinh hoạt lành mạnh, tránh ăn những đồ cay, nóng, rượu bia hay các chất kích thích.
- Tập thể dục nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày.
- Cung cấp đầy đủ các nhóm chất cho cơ thể.
- Kiểm soát cân nặng.
- Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ.
Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng một số cách sau:
Uống nước mật ong, nghệ vào buổi sáng:
Theo dân gian, nghệ và mật ong là vị thuốc dân gian, khắc tinh của bệnh viêm – loét dạ dày. Cách làm rất đơn giản: Đầu tiên, vào mỗi buổi sáng, sau khi thức dậy bụng còn rỗng, pha một muỗng cà phê mật ong nguyên chất trộn cùng ½ muống cà phê bột nghệ nguyên chất cùng một chút nước nóng, khuấy đều.
Uống nước dạ cẩm chữa viêm dạ dày
Dạ cẩm là loài cây chứa rất nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe, cải thiện tình trạng viêm dạ dày như Alcaloid, saponin,… Chúng giúp trung hòa axit dạ dày, giảm một số triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, khó tiêu,… Ngoài ra, còn được dùng để điều trị viêm họng, viêm lưỡi,…
Cách làm cực kỳ đơn giản: Dùng 10-20g lá ngọn dạ cẩm khô, đun với nước chia đều uống trong ngày, nên dùng trước khi ăn hoặc khi thấy cơn đau.
Uống nước mạch nha, thanh bì
Bệnh nhân nên sử dụng phối hợp mạch nha và thanh bị theo tỉ lệ 3:1. Đun với nước trong khoảng 25 phút, chia nhỏ uống trong ngày.
Giảm loét dạ dày với nước phật thủ
Quả phật thủ chắc không còn quá xa lạ với mọi người trong các dịp lễ cúng. Tuy nhiên, một tác dụng tuyệt vời của quả phật thủ mà mọi người ít biết đến đó là cải thiện tình trạng viêm – loét dạ dày.
Lấy khoảng 15g phật thủ, thái nhỏ, cho vào bình thủy tinh giữ nhiệt. Đổ nước đun sôi vào và hãm lấy nước trong sau 20 phút. Sau đó, uống thay nước trong ngày, có thể sử dụng kèm chút đường phèn.
Như vậy, vấn đề “Viêm dạ dày với loét dạ dày cái nào nặng hơn?” đã có câu trả lời. Bạn có thể tham khảo bài viết này để nhận biết và giúp những người thân trong gia đình cải thiện được bệnh lý liên quan đến viêm – loét dạ dày.
Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường.
Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp:
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
- Bổ sung các chất chống oxy hóa.
- Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.
- Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng