GIẢI ĐÁP: Viêm gan B có tiêm được vắc xin covid không?

Tiêm vắc xin covid là một trong những biện pháp hàng đầu để ngăn ngừa mắc Covid. Vậy, người bị viêm gan B có tiêm được vắc xin covid không? Mọi băn khoăn, thắc mắc sẽ được GHV KSol giải đáp ngay dưới đây. Mời bạn đọc cùng theo dõi để nắm được các thông tin hữu ích nhé.

XEM THÊM:

1. Viêm gan B có tiêm được vắc xin covid không?

Với người mắc các bệnh lý nên như đái tháo đường, tim mạch, huyết áp, viêm gan,… có tình trạng ổn định nên được tiêm phòng vắc xin COVID 19 càng sớm càng tốt. Theo nghiên cứu, vắc xin không bị ảnh hưởng cũng như không gây ảnh hưởng đến bệnh tình của người bệnh. Hơn nữa, với những người mắc các bệnh lý này không được tiêm vắc xin phòng COVID 19 thì rất dễ nhiễm virus SARS-CoV-2 và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi viêm gan B có tiêm được có vắc xin không thì câu trả lời là CÓ. Người mắc viêm gan B hoàn toàn có thể tiêm phòng khi bệnh tình đã ổn định. Trường hợp bệnh nhân bị viêm gan B mạn đang sử dụng các thuốc kháng virus theo hướng dẫn của bác sĩ thì vẫn hoàn toàn có thể tiêm vắc xin bình thường mà không cần ngưng thuốc. Trước và sau khi tiêm vắc-xin, bệnh nhân không được ngừng dùng thuốc kháng virus.

Với một số đối tượng có tiền sử dị ứng thuốc nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm. Sau khi tiêm, người bệnh nên nghỉ ngơi và theo dõi tình trạng sức khỏe, các triệu chứng, phản ứng sau tiêm để có thể báo với nhân viên y tế ngay lập tức khi có phản ứng bất thường.

viem-gan-b-co-tiem-duoc-vacxin-covid-khong-1
Người mắc viêm gan B nên tiêm vắc xin phòng COVID khi bệnh tình ổn định

2. Người mắc các bệnh gan khác thì tiêm vắc-xin Covid-19 thế nào?

Trường hợp mắc viêm gan B ở tình trạng ổn định hoàn toàn có thể tiêm vắc xin. Tuy nhiên, với những người bị suy gan cấp, viêm gan cấp tính, xơ gan đã tiến triển có dấu hiệu vàng da, mắt vàng, suy gan, tăng men gan, tiểu cầu đã giảm nên tạm hoãn tiêm vắc xin phòng COVID, đợi đến khi các chỉ số bệnh ổn định, thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm. Những người xơ gan và ung thư gan vẫn có thể tiến hành tiêm vắc xin phòng COVID.

Với những người vừa phẫu thuật ghép gan, khi chức năng gan đã ổn định thì hoàn toàn có thể tiêm phòng bình thường, nên tạm hoãn tiêm nếu đối tượng đang trong giai đoạn thải ghép.

XEM THÊM >>> [Gợi ý] Người bệnh bị ung thư gan nên ăn cháo gì?

3. Những trường hợp chống chỉ định và cần trì hoãn tiêm vắc xin phòng COVID-19

Theo khuyến cáo của bộ y tế, không phải bất kỳ đối tượng nào cũng được tiêm vắc xin COVID 19. Một số người nên chống chỉ định, tạm hoãn hay thận trọng khi tiêm.

3.1. Trường hợp chống chỉ định tiêm vắc xin phòng COVID 19

Các trường hợp chống chỉ định tiêm vắc xin phòng COVID 19:

  • Người có biểu hiện phản ứng dị ứng trong các đợt tiêm vắc xin như sốt cao trên 39 độ kèm co giật, cơ thể tím tái, khó thở, co thắt ngực,…
  • Vì trên thị trường có nhiều loại vắc xin khác nhau, có chỉ định và chống chỉ định cho từng đối tượng khác nhau: phụ nữ mang thai cho con bú, bệnh nền,… nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn thuộc nhóm các đối tượng đặc biệt.

3.2. Các trường hợp nên trì hoãn tiêm vắc xin phòng COVID 19

Theo hướng dẫn mới nhất của bộ y tế (3802/QĐ-BYT) ngày 10/8/2021, những đối tượng dưới đây nên tạm hoãn tiêm vắc-xin Covid-19:

  • Người có tiền sử đã mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng trở lại.
  • Người đang mắc bệnh cấp tính.
  • Phụ nữ đang mang thai ở dưới 13 tuần.

3.3. Các trường hợp cần thận trọng tiêm vắc xin phòng COVID-19

Có rất nhiều đối tượng cần thận trọng khi tiêm vắc xin covid, những trường hợp này cần được khám sàng lọc thận trọng để không gây ra bất kỳ nguy hiểm đáng tiếc nào:

  • Những người có huyết áp tối thiểu nhỏ hơn 60 mmHg hoặc lớn hơn 90 mmHg và huyết áp tối đa nhỏ hơn 90 mmHg hoặc lớn hơn 120 mmHg, so với huyết áp hàng ngày thì lúc đo cao hơn 30 mmHg.
  • Những đối tượng khi khám sàng lọc đo tại nách có thân nhiệt trên 37,5 độ C hoặc thấp hơn 35,5 độ C. Mạch đập cao hơn 100 lần/ phút hoặc thấp hơn 60 lần/ phút, nhịp thở lớn hơn 25 lần/ phút.
  • Người đang mắc bệnh mạn tính, bệnh nền như tim mạch, huyết áp,…
  • Có tiền sử mẫn cảm, dị ứng với một số dị nguyên.
  • Người không làm chủ được hành vi, nhận thức.
  • Phụ nữ mang thai từ tuần thứ 13.
  • Người đang hoặc có tiền sử giảm tiểu cầu, có các rối loạn về đông máu.
viem-gan-b-co-tiem-duoc-vacxin-covid-khong
Trước khi tiêm vắc xin COVID bệnh nhân cần nắm rõ tiền sử bệnh lý, sức khỏe của mình.

4. Những lưu ý trước và sau khi tiêm vắc xin COVID-19

Sau khi tiêm vắc xin, bệnh nhân cần theo dõi các phản ứng của cơ thể, bởi hầu hết các vắc xin phòng COVID đều có tác dụng phụ. Người tiêm có thể gặp phải một số phản ứng như đau đầu, mỏi cơ, sưng đau tại vị trí tiêm, nặng hơn là sốc phản vệ, co giật. Để tránh gặp phải những phản ứng trên, cần lưu ý một số điểm sau:

4.1. Trước khi tiêm vắc xin COVID-19

Trước khi đến cơ sở y tế tiêm vắc xin, cần chuẩn bị các giấy tờ cá nhân như căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân, sổ khám bệnh, thẻ bảo hiểm y tế, phiếu tiêm vắc xin,…

Bạn nên ngủ sớm từ hôm trước, ăn uống đầy đủ, khai báo y tế, tuân thủ 5K khi đến cơ sở tiêm chủng. Để đảm bảo an toàn, nên kiểm tra lại thông tin và khai báo về tình trạng sức khỏe, các dị ứng, bệnh lý đang mắc, thuốc đang dùng,… theo dõi cả các phản ứng của cơ thể tại lần tiếp vắc xin trước.

Đặc biệt, bạn nên chú ý và tìm hiểu về loại vắc xin mình sẽ tiêm, ngày tiêm mũi kế tiếp, các phản ứng sau tiêm, cách xử trí. 

XEM THÊM >>> Ung thư gan có nên phẫu thuật không? Khi nào nên phẫu thuật

4.2. Sau khi tiêm vắc xin COVID-19:

Khi trình bày ở các phần trước, sau khi tiêm vắc xin, bạn sẽ ở lại trung tâm y tế khoảng 30 phút để theo dõi các phản ứng của cơ thể. Hãy lưu lại số điện thoại của trung tâm y tế để nếu xảy ra các phản ứng hậu tiêm vắc xin sẽ có biện pháp xử trí kịp thời. Ngay tiếp sau đó, theo dõi sức khỏe 7 ngày liên tiếp, khi có triệu chứng bất thường hãy báo ngay với cơ sở y tế gần nhất. Sau khi tiêm vắc xin bạn nên ngủ sớm, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể được hồi phục nhanh nhất.

Hy vọng bài viết này, đã giúp bạn đọc nắm được các thông tin cần thiết về việc viêm gan B có thể tiêm vắc xin Covid không, các đối tượng cần thận trọng, tạm hoãn hay chống chỉ định tiêm vắc xin phòng COVID.

Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường. 

Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp: 

  • Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
  • Bổ sung các chất chống oxy hóa.
  • Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
GHV KSOL de khang
GHV KSOL

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7