Giải đáp thắc mắc: Viêm gan C có lây qua đường nước bọt không?

Viêm gan C có lây qua đường nước bọt không? Bệnh này có những con đường lây truyền nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để cùng GHV KSol tìm hiểu về bệnh viêm gan C có lây qua đường nước bọt không nhé.

XEM THÊM:

1. Viêm gan C là gì?

Viêm gan C là bệnh lý nhiễm trùng gan do siêu vi viêm gan C (HCV) gây ra. Khi mắc bệnh khiến cho các tế bào gan bị viêm, gây tình trạng rối loạn chức năng gan. Theo thời gian, các ổ viêm trong mô gan sẽ dần dần hình thành các tổn thương xơ chai vĩnh viễn, từ đó có nguy cơ phát triển thành nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ gan và ung thư gan.

Viêm gan C có hai loại gồm cấp tính và mạn tính:

  • Viêm gan C cấp tính: Đây là tình trạng nhiễm trùng trong thời gian ngắn, kéo dài khoảng 6 tháng sau khi virus xâm nhập vào cơ thể. Theo thống kê, có khoảng 15 – 25% trường hợp nhiễm virus C sẽ tự khỏi hẳn, mà không cần tiến hành điều trị. Tuy nhiên hầu hết viêm gan C cấp tính đều phát triển thành mạn tính.
  • Viêm gan C mạn tính: Đây là tình trạng nhiễm trùng kéo dài trên 6 tháng. Nếu người bệnh không điều trị thì viêm gan C có thể tồn tại suốt đời và gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng như xơ gan, suy gan thậm chí là ung thư gan dẫn đến tử vong. 
viem-gan-c-co-lay-qua-nuoc-bot-khong-1
Viêm gan C là bệnh gì?

2.  Viêm gan C lây truyền qua đường nào?

Viêm gan C là một loại virus truyền nhiễm. Theo thống kê hiện nay, trên thế giới có khoảng hơn 170 triệu người nhiễm virus viêm gan C. Tại Việt Nam, số người nhiễm viêm gan C là khoảng 5 triệu người, chiếm 6% dân số và tỷ lệ này không ngừng gia tăng qua các năm năm.

Viêm gan C lây qua những con đường sau đây:

  • Đường máu

Trong máu của người bệnh có sự tồn tại của viêm gan C. Khi người khỏe mạnh có vết thương hở sau đó tiếp xúc với virus gây bệnh hoặc người khỏe mạnh sử dụng chung đồ vệ sinh cá nhân, đồ dùng sinh hoạt, các dụng cụ y tế, hay tiếp nhận máu từ những người mắc bệnh viêm gan C thì sẽ bị nhiễm bệnh.

  • Đường tình dục

Không chỉ có mặt trong máu, virus viêm gan C tồn tại ở trong dịch tiết âm đạo và tinh dịch của những người mang bệnh. Nếu quá trình quan hệ tình dục không an toàn hoặc khi quan hệ xảy ra trầy xước tại vùng kín, quan hệ tình dục bằng miệng đối với người nhiễm virus viêm gan C thì người khỏe mạnh cũng sẽ bị nhiễm virus.

  • Đường từ mẹ sang con

Virus viêm gan C có trong máu của người mẹ sẽ tấn công thông qua màng nhau thai khi sinh em bé. Virus viêm gan C sẽ đi từ máu mẹ sang trẻ sơ sinh khi màng nhau thai bị bong tróc.

Nên chú ý rằng, nhiều người nghĩ rằng viêm gan C không lây qua đường sữa mẹ. Những theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế thì các bà mẹ mắc viêm gan C khi nuôi con bú nên vắt sữa ra bình trữ và bảo quản sữa tiệt trùng.

Cách làm này sẽ giúp hạn chế sự lây nhiễm virus viêm gan C lây từ vết xước ở đầu vú của mẹ trong quá trình cho bé bú.

3. Viêm gan C có lây qua đường nước bọt không?

Nhiều người thắc mắc rằng viêm gan C có lây qua đường nước bọt không? Và câu trả lời là không, bởi số lượng virus viêm gan C có trong nước bọt không đủ để lây nhiễm sang cho người bệnh lành tính khác. Do đó có thể ăn uống chung với những người viêm gan C mà không sợ lây nhiễm.

Trong một gia đình đông thành viên hay trong cuộc sống thì rất có thể chúng ta đã sống với những người mắc viêm gan C mà không hề hay biết. Bởi ở giai đoạn đầu thì viêm gan C không có các biểu hiện đặc trưng, phải đến giai đoạn sau thì mới bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu nghiêm trọng. Như đã đề cập phần trước thì viêm gan C chỉ lây qua 3 đường chính mà không lây qua đường nước bọt, hô hấp hay ăn uống chung với người viêm gan C, thậm chí hôn cũng không làm lây nhiễm căn bệnh này.

Trong nước bọt hay nước mắt có virus viêm gan C nhưng chúng tồn tại không đáng kể chỉ khoảng 1-2%, rất ít có nguy cơ truyền nhiễm. Ngoại trừ một số trường hợp cần phải chú ý do vấn đề khoang miệng như nhiệt miệng, chảy máu chân răng, lở loét, … thì khả năng lây nhiễm viêm gan C có thể xảy ra.

viem-gan-c-co-lay-qua-nuoc-bot-khong
Viêm gan C có lây nhiễm qua đường nước bọt không?

4. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm gan C

Dựa vào những con đường lây truyền viêm gan C, có thể xác định được những trường hợp có nguy cơ bị mắc bệnh:

  • Những người hàng ngày phải tiếp xúc với mẫu bệnh phẩm chứa virus viêm gan C: Nhân viên y tế, y, bác sĩ, …
  • Những đối tượng hay thực hiện tiêm chích ma túy, dùng chung bơm kim tiêm.
  • Những thành viên trong gia đình có người mắc virus viêm gan C có sử dụng chung dụng cụ sinh hoạt hằng ngày như: bấm móng chân, móng tay, bàn chải đánh răng và dao cạo râu.
  • Những đối tượng có đời sống tình dục không an toàn, không sử dụng các biện pháp bảo vệ như bao cao su. Những cá nhân sinh hoạt tình dục ngoài vợ (chồng) với người mắc viêm gan C.
  • Trẻ sơ sinh được sinh ra từ người mẹ bị viêm gan C.

XEM THÊM>>> [Mách bạn] Ung thư gan có nên uống cà phê hay không?

5. Bệnh viêm gan C có nguy hiểm không?

Viêm gan C là một bệnh lý nguy hiểm, âm thầm tàn phá tế bào gan, ảnh hưởng chức năng của gan và các triệu chứng của bệnh sẽ chỉ xuất hiện khi bệnh đã nặng. Viêm gan C nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:

  • Xơ gan

Viêm gan C nếu tấn công tế bào gan trong một thời gian dài sẽ gây ra những tác động xấu cho chức năng gan, khiến tế bào Kupffer (một loại đại thực bào tồn tại trong gan) hoạt động quá mức, từ đó phóng thích ra các chất gây viêm như Leukotriene, Interleukin, TNF – α, TGF – β, … gây tổn thương tế bào gan, khiến gan dần dần bị hủy hoại. Theo thời gian những tế bào gan này sẽ bị thoái hóa và hình thành mô sẹo khiến cho gan bị chai cứng, không có khả năng phục hồi và dẫn đến xơ gan.

  • Suy gan

Việc hình thành các mô sẹo do xơ gan gây ra nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến cho chức năng gan suy giảm, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người bệnh do gan lúc này không thể thực hiện tốt chức năng đào thải độc tố.

  • Ung thư gan

Theo thống kê thì những người nhiễm viêm gan C có khả năng bị ung thư gan cao gấp 12 lần so với người bình thường. Ung thư gan là biến chứng nguy hiểm nhất và có nguy cơ cao dẫn đến tử vong, quá trình điều trị kéo dài, nhiều đau đớn và tốn nhiều chi phí.

  • Các biến chứng khác

Ngoài những biến chứng xảy ra ở gan thì viêm gan C còn gây ra những ảnh hưởng đến cơ quan khác do chức năng gan bị suy giảm như: Tê ngứa, dây thần kinh bị tổn thương, đau khớp, đái tháo đường, trầm cảm,…

XEM THÊM>>> [Xem ngay] Bệnh nhân ung thư gan có nên truyền đạm hay không?

6. Phòng ngừa lây nhiễm viêm gan C

Vắc xin phòng chống viêm gan C vẫn chưa được nghiên cứu thành công. Tuy nhiên, để phòng tránh viêm gan C chúng ta có thể thực hiện các cách sau:

  • Không sử dụng chung bơm kim tiêm, dụng cụ y tế và các đồ dùng sinh hoạt
  • Nếu trên người xuất hiện vết thương hở thì nên băng bó cẩn thận, không tiếp xúc với vết thương hở của người khác.
  • Nên quan hệ tình dục an toàn, một vợ một chồng, chú ý dùng bao cao su trong khi quan hệ.
  • Những bà mẹ mắc viêm gan C trong quá trình mang thai cần thường xuyên thăm khám định kỳ ở bệnh viện để tránh lây nhiễm cho đứa bé. 
  • Nên tăng cường ăn trái cây, các loại rau xanh, không nên ăn nhiều đồ dầu mỡ, thực phẩm có chứa chất bảo quản để hạn chế gánh nặng cho gan.
  • Không uống rượu, bia, hút thuốc lá.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, tăng cường thải độc cho cơ thể giúp nâng cao sức khỏe.

Bài viết trên đây đã giải đáp cho các bạn thắc mắc “Viêm gan C có lây qua đường nước bọt không?”. Hy vọng sau bài viết này bạn đã có thêm những thông tin bổ ích góp phần phòng chống lây nhiễm viêm gan C cho mình và mọi người xung quanh.

Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường. 

Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp: 

  • Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
  • Bổ sung các chất chống oxy hóa.
  • Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
GHV KSOL de khang
GHV KSOL

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

XEM VIDEO: PGS. TS Trần Đáng đánh giá về công nghệ Nano của GHV KSOL trong phòng và hỗ trợ điều trị ung thư

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7