Bị viêm loét dạ dày có dẫn đến ung thư không?

Nếu bị viêm loét dạ dày có dẫn đến ung thư hay không là một trong những câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm. Đây là một căn bệnh phổ biến ở đường tiêu hóa. Vậy hãy cùng với các chuyên gia của GHV KSol tìm hiểu xem bệnh viêm loét dạ dày có dẫn đến ung thư không?

XEM THÊM:

1. Bệnh viêm loét dạ dày là gì?

1.1. Viêm loạt dạ dày là gì?

Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm, tổn thương, dẫn đến các tình trạng sưng và hình thành những vết loét ở trên niêm mạc dạ dày. Có 2 loại viêm dạ dày chính đó là viêm dạ dày cấp tính và mạn tính.

  • Viêm dạ dày cấp: là biểu hiện sưng, viêm đột ngột ở niêm mạc dạ dày, xuất hiện những cơn đau dữ dội và theo từng đợt ngắn
  • Viêm dạ dày mạn: Là hiện tượng axit dạ dày bị nhiễm trùng, gây ra những tổn thương lan tỏa hoặc chỉ khu trú một vùng của niêm mạc dạ dày. Điều đó có thể dẫn đến viêm teo niêm mạc dạ dày và phá hủy dạ dày của chúng ta.

1.2. Thực trạng của bệnh viêm loét dạ dày hiện nay như thế nào

Trong các cơ quan tiêu hóa của cơ thể, dạ dày giữ vai trò rất quan trọng trong vấn đề dinh dưỡng của con người. Mặt khác, viêm loét dạ dày lại là căn bệnh phổ biến hàng đầu trong số các bệnh đường tiêu hóa.

Theo các điều tra của hội Khoa Học Tiêu hóa Việt Nam, có tới 70% người Việt có nguy cơ bị bệnh viêm dạ dày, trong các bệnh ở đường tiêu hóa thì bệnh viêm loét dạ dày chiếm tới 26% và ngày càng có xu hướng gia tăng.

viem-loet-da-day-co-dan-den-ung-thu
Viêm loét dạ dày có dẫn đến ung thư không?

2. Viêm loét dạ dày có dẫn đến ung thư hay không?

Viêm loét dạ dày cấp hoặc mạn tính có ảnh hưởng lớn đến một bộ phận quan trọng làm nhiệm vụ thực dưỡng cho cơ thể.

Vi khuẩn HP là nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm loét dạ dày. Khi xuất hiện các vết loét hở thì các vi khuẩn rất dễ dàng lây nhiễm. Chính vì vậy, đây là một căn bệnh không nên coi thường.

Đặc biệt là khi bị viêm loét dạ dày mạn tính, sẽ bào mòn lớp niêm mạc của dạ dày gây ra tình trạng dị sản hoặc loạn sản. Đây chính là các thay đổi của tiền ung thư trong tế bào và sẽ dẫn đến bệnh ung thư nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp.

Như vậy, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách thì bệnh viêm loét dạ dày có thể dẫn đến ung thư.

3. Một số nguyên nhân gây viêm loét dạ dày

Một số nguyên nhân dẫn tới căn bệnh viêm loét dạ dày đó là:

3.1. Vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm loét dạ dày. Loại vi khuẩn này thường sống trong lớp niêm mạc dạ dày. Bình thường, khuẩn HP sẽ không gây ra vấn đề gì ảnh hưởng tới sức khỏe, nhưng khi có điều kiện hoạt động thuận lợi, các chất mà vi khuẩn HP tiết ra có thể gây kích ứng, viêm lớp niêm mạch bên trong của dạ dày và gây ra viêm loét.

3.2. Do chế độ ăn uống thiếu khoa học

Một số thói quen sau trong ăn uống có thể dẫn đến viêm loét dạ dày đó là:

  • Ăn uống không đúng giờ giấc, thường xuyên bỏ bữa.
  • Ăn đêm, ăn quá nhanh và nhai thức ăn không kỹ hoặc vừa ăn vừa làm việc.
  • Một số người có thói quen ăn quá nhiều các loại thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn và một số thực phẩm sống.
  • Ăn nhiều thức ăn có vị cay, nóng, chua, mặn…
  • Chế độ ăn thiếu đạm, thiếu vitamin…

Đây đều là những nguyên nhân thuộc về chế độ ăn mà có thể làm gia tăng nguy cơ loét dạ dày bằng cách thúc đẩy phản ứng viêm và cản trở chức năng miễn dịch.

3.3. Do sử dụng thuốc không đúng

Viêm loét dạ dày có thể xảy ra phổ biến hơn ở những người sử dụng quá nhiều các loại thuốc như thuốc giảm đau chống viêm, thuốc chữa đau xương khớp.

3.4. Do stress, căng thẳng kéo dài

Những người thường xuyên trong trạng thái lo lắng và căng thẳng quá mức sẽ có nguy cơ bị viêm loét dạ dày cao hơn so với những người bình thường khác. Bởi vì căng thẳng làm suy yếu hệ thống miễn dịch đồng thời làm tăng thêm sự rối loạn của quá trình tiêu hóa. Vậy nên, cơ thể rất dễ bị các vi khuẩn có hại tấn công, đặc biệt là vi khuẩn HP.

3.5. Do sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn

Uống quá nhiều rượu bia và các loại đồ uống có cồn khác có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày. Điều này dẫn đến gia tăng tình trạng viêm và phát triển của vết loét. Mặt khác, uống quá nhiều rượu bia cũng có thể ảnh hưởng tới quá trình chữa lành các vết loét dạ dày đã có.

3.6. Di truyền

Nếu trong gia đình có người đã hoặc đang bị viêm loét dạ dày thì bạn sẽ có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này. Bởi theo một số nghiên cứu thì viêm loét dạ dày có mang tính di truyền

3.7. Nhiễm trùng hậu vị trực khuẩn

Hậu vị trực khuẩn tồn tại nhiều nhất ở những người bị viêm loét dạ dày và trong niêm mạc dạ dày của những bệnh nhân ung thư dạ dày. Đây là một trong những nguyên nhân chính có thể gây viêm loét dạ dày.

4. Một số triệu chứng điển hình của bệnh viêm loét dạ dày

4.1. Đau ở vùng thượng vị

Cảm giác đau tức ở vùng bụng có thể được coi là dấu hiệu điển hình và sớm nhất của bệnh viêm loét dạ dày mà người bệnh có thể dễ dàng nhận biết. Tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người mà sẽ có mức độ đau ở thượng vị khác nhau. Và các cơn đau có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong ngày kể cả khi người bệnh đang ngủ.

4.2. Buồn nôn, nôn

Những vết loét dạ dày gây ra cảm giác đau sẽ làm cho dạ dày co bóp mạnh hơn, khiến cho bệnh nhân có cảm giác buồn nôn và nôn. Đó là do chức năng dạ dày đã bị suy yếu.

4.3. Chán ăn, ăn không ngon miệng

Viêm loét dạ dày dễ làm cho bệnh nhân có cảm giác mệt mỏi, đắng miệng, giảm vị giác, không muốn ăn. Đây là những biểu hiện mà phần lớn bệnh nhân ung thư viêm loét dạ dày nào cũng gặp phải.

4.4. Rối loạn tiêu hóa

Viêm loét dạ dày gây ra rối loạn tiêu hóa như chứng bệnh táo bón hoặc tiêu chảy. Đây chính là triệu chứng do chức năng tiêu hóa bị rối loạn.

4.5. Mất ngủ, giảm cân đột ngột

Những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa thường khiến cho bệnh nhân giảm cân nhanh. Bởi vì sẽ cản trở khả năng cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng. Kèm theo đó là các tình trạng mệt mỏi, mất ngủ.

5. Các biện pháp chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày

5.1. Nội soi

Nội soi được coi là phương pháp chẩn đoán viêm loét dạ dày chính xác nhất và được sử dụng nhiều nhất. Kỹ thuật nội soi sẽ giúp bác sĩ quan sát được chi tiết tình trạng của niêm mạc, vị trí của các tổn thương.

Từ đó đưa ra tiên lượng cũng như khả năng điều trị. Với những ổ loét nhẹ, đơn giản thì có thể điều trị bằng các phương pháp nội khoa. Nhưng đối với những ổ loét lồi lõm, xơ chai thì sẽ cần phải sinh thiết để chẩn đoán ung thư dạ dày sớm.

5.2. Xét nghiệm máu, phân

Phương pháp này sẽ giúp đánh giá được tình trạng viêm loét dạ dày nếu như có biến chứng xuất huyết tiêu hóa, cũng như nồng độ các enzym niêm mạc dạ dày và tình trạng tế bào hồng cầu trong phân.

6. Các phương pháp điều trị bệnh viêm loét dạ dày

6.1. Điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc

Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người mà các bác sĩ có thể sử dụng các loại thuốc để điều trị:

  • Thuốc Tây y: Đây là các loại thuốc được sử dụng trong điều trị viêm loét dạ dày như là thuốc kháng sinh, thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng thụ thể H2, thuốc trung hòa axit dịch vị, thuốc tạo màng bọc.
  • Thuốc Đông y: Các hoạt chất có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên có ưu điểm là khá lành tính, tác dụng phụ, dùng được lâu dài, khả năng làm lành các tổn thương viêm loét tốt. Nhược điểm của loại thuốc này là tác dụng chậm và không thể tiêu diệt triệt để được vi khuẩn HP.
viem-loet-da-day-co-dan-den-ung-thu-1
Dùng thuốc để điều trị viêm loét dạ dày

6.2. Phẫu thuật

Phẫu thuật được chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân viêm loét dạ dày điều trị bằng thuốc không có hiệu quả, xuất hiện thêm các biến chứng như hẹp môn vị, chảy máu, thủng dạ dày…

7. Một số biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày

Ngoài ung thư dạ dày thì một số biến chứng khác có thể xảy ra khi bị viêm loét dạ dày đó là:

  • Chảy máu dạ dày là một biến chứng thường gặp nhất. Khi xảy ra tình trạng bị chảy máu dạ dày thì rất khó để cầm máu. Tình trạng xuất huyết rất dễ biểu hiện ra ngoài qua các triệu chứng như nôn ra máu hay đại tiện ra máu.
  • Thủng dạ dày xảy ra khi ổ loét ăn sâu và ăn hết thành dạ dày. Từ đó tạo thành lỗ thủng khiến cho bệnh nhân đau rất dữ dội.
  • Hẹp môn vị là biến chứng với những biểu hiện như bệnh nhân bị đau bụng và nôn ói rất dữ dội.

8. Lời khuyên dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm loét dạ dày

8.1. Bệnh nhân viêm loét dạ dày nên ăn gì

Các loại thực phẩm mà bệnh nhân viêm loét dạ dày nên ăn đó là:

  • Thực phẩm giàu chất xơ như là rau xanh, hoa quả, ngũ cốc …
  • Thực phẩm có ít chất béo, giàu protein như cá, ức gà…;
  • Bổ sung thêm các vitamin A, D, K, B12, sắt, canxi…

8.2. Không nên ăn gì?

  • Không nên ăn các loại đồ ăn nhanh, đồ hộp và thức ăn chiên rán, chứa nhiều dầu mỡ.
  • Không nên ăn nhiều các loại rau quả chứa nhiều axit.
  • Kiêng những thức ăn quá chua, cay, nóng, mặn;
  • Tránh các đồ uống chứa cồn, nước ngọt và các chất kích thích.

9. Một số biện pháp phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là một căn bệnh khó chịu và dai dẳng. Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa căn bệnh này bằng cách:

  • Tránh căng thẳng, stress.
  • Có chế độ ăn uống, lành mạnh, khoa học.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc.
  • Vận động nhẹ nhàng, phù hợp, tập thể dục đều đặn.
  • Hạn chế sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau…

Như vậy, có là câu trả lời cho thắc mắc viêm loét dạ dày có dẫn đến ung thư không. Đây là căn bệnh có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, nên cần phát hiện và điều trị kịp thời.

Phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường. 

Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp: 

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa.
  • Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe.
  • Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
GHV KSOL – Fucoidan Sulfate Hoa Cao

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

XEM VIDEO: PGS. TS Trần Đáng đánh giá về công nghệ Nano của GHV KSOL trong phòng và hỗ trợ điều trị ung thư

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7