Người bị viêm loét dạ dày có nên uống trà gừng không?
Nội dung bài viết
“Viêm loét dạ dày có nên uống trà gừng không?” là câu hỏi rất phổ biến hiện nay. Trong bài viết dưới đây, các chuyên gia của GHV KSol sẽ phân tích tác động của gừng đối với bệnh dạ dày để làm rõ thắc mắc người bị viêm loét dạ dày có nên uống trà gừng không?
XEM THÊM:
- Lời nhắn nhủ của người lính già chiến thắng bệnh ung thư đã di căn
- Những loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng phổ biến hiện nay
- Đau nhói bụng dưới phía bên phải là dấu hiệu bệnh gì? Có nguy hiểm không?
1. Tổng quan về bệnh viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày là gì?
Viêm loét dạ dày là tổn thương nghiêm trọng gây ra tình trạng viêm và loét trên niêm mạc dạ dày. Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc bảo vệ cuối cùng của dạ dày đã bị bào mòn và làm cho lớp mô bên dưới bị lộ ra. Bệnh viêm loét dạ dày có thể gây ra tình trạng xuất huyết dạ dày nếu ổ loét lớn, chảy máu. Nếu người bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng xuất huyết dạ dày và có thể tử vong do mất máu.
Viêm loét dạ dày gặp ở mọi lứa tuổi đặc biệt ở người lớn tuổi, những người này chiếm tỷ lệ 60% trong tổng số các trường hợp mắc bệnh viêm loét dạ dày.
Các triệu chứng thường gặp của viêm loét dạ dày
Các triệu chứng viêm loét dạ dày có thể thường thấy như:
- Đau bụng ở vùng thượng vị: Đây là một trong những dấu hiệu thường gặp của bệnh viêm loét dạ dày. Các cơn đau thường kéo dài âm ỉ hoặc kéo dài từng cơn đi kèm với đó là cảm giác bỏng rát. Các cơn đau thường xuất hiện vào lúc đói hoặc vào ban đêm và có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ.
- Thường xuyên bị ợ hơi, ợ chua, buồn nôn và cảm giác khó chịu ở dạ dày.
- Các vết loét dạ dày gây đau dẫn đến tình trạng mất ngủ, ngủ chập chờn, gián đoạn,…
- Rối loạn tiêu hóa: Bị tiêu chảy, táo bón do việc tiêu hóa không ổn định cũng là dấu hiệu thường gặp của viêm loét dạ dày.
Xem thêm >>> Ung thư dạ dày phát hiện sớm và những điều cần biết
Nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày, một số nguyên nhân chủ yếu đó là:
- Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Loại vi khuẩn này sau khi xâm nhập sẽ sinh sống và phát triển tại lớp nhầy trong niêm mạc dạ dày. Chúng sẽ tiết ra độc tố và làm mất khả năng chống lại acid của niêm mạc. Đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm dạ dày mạn tính tiến triển thành loét hoặc ung thư dạ dày.
- Thường xuyên sử dụng các loại thuốc giảm đau và kháng viêm: Các loại thuốc giảm đau và kháng viêm trong thời gian dài sẽ có tác dụng ức chế các chất bảo vệ niêm mạc dạ dày, từ đó gây đau và viêm loét dạ dày.
- Stress: Căng thẳng, lo lắng, sợ hãi quá mức cũng khiến mất cân bằng chức năng cho dạ dày và làm dịch vị trong dạ dày tăng tiết, lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày sẽ bị tổn thương gây ra viêm loét dạ dày.
- Ăn uống và sinh hoạt: Thói quen ăn uống và sinh hoạt không điều độ và khoa học sẽ dẫn đến hoạt động co bóp của dạ dày bị ảnh hưởng. Từ đó dịch vị dạ dày tăng tiết, lớp bảo vệ niêm mạc bị tổn thương dần sẽ dẫn đến tình trạng viêm dạ dày và gây loét dạ dày.
2. Viêm loét dạ dày có nên uống trà gừng không?
Theo các chuyên gia, người bệnh viêm loét dạ dày hoàn toàn uống được trà gừng. Trà gừng không chỉ có tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe mà còn rất tốt cho dạ dày.
Trà gừng được làm từ nguyên liệu chính là củ gừng tươi khi sử dụng rất tốt cho sức khỏe. Theo nghiên cứu, thành phần của nước gừng có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa và chất chống viêm cực mạnh có tác dụng kháng viêm, giảm viêm nhiễm. Ngoài ra, trà gừng còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp phục hồi nhanh những tổn thương ở niêm mạc dạ dày đối với những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày.
Xem thêm >>> Người bị ung thư dạ dày nên ăn quả gì là tốt cho sức khỏe nhất?
3. Tác dụng của trà gừng đối với người viêm loét dạ dày
Nhờ có những công dụng này mà người bị viêm loét dạ dày uống trà gừng hoàn toàn được mà không lo khiến bệnh tình nặng hơn.Dưới đây là những tác dụng tuyệt vời của gừng đối với người viêm loét dạ dày để các bạn thấy rằng viêm loét dạ dày uống trà gừng không những được mà còn rất tốt cho sức khỏe:
- Trong gừng tươi có chứa nhiều enzyme có khả năng phân hủy các protein thành các amino acid, từ đó giúp hỗ trợ tích cực cho hệ tiêu hóa và tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa.
- Hoạt chất trong trà gừng có tác dụng kích thích nhu động ruột và giúp tăng cường chuyển hóa để dạ dày tiêu hóa thức ăn. Từ đó giảm thiểu gây ra sự co thắt quá mạnh làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
- Chất chống oxy hóa mạnh là Gingerols và shogaols có trong trà gừng giúp vận động ruột diễn ra mạnh mẽ hơn và góp phần làm giảm bớt cơn đau dạ dày do khó tiêu.
- Gừng tươi có khả năng giúp cải thiện các triệu chứng như ợ nóng, ợ hơi thường gặp phải ở những người bị bệnh đau dạ dày.
- Các chất có trong củ gừng tươi là Ginger oil, 6- Zingiberol và Methadone có khả năng ức chế hợp thành Prostaglan có tác dụng lợi mật, tăng cường chức năng hệ tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa rất tốt.
- Oleoresin, Tecpen là những chất có trong gừng có hoạt tính kháng sinh cao, có khả năng làm dịu niêm mạc dạ dày và giúp các vết loét trong dạ dày mau lành.
4. Một số cách sử dụng gừng cho người bị viêm loét dạ dày
Ngoài trà gừng, người bệnh viêm loét dạ dày có thể thay đổi và chế biến gừng tươi theo các cách sau:
Uống nước gừng ép với chanh và mật ong
Tác dụng của mật ong và chanh đối với bệnh viêm dạ dày:
- Mật ong có tính chống viêm và sát khuẩn tốt, có tác dụng giúp tạo màng bọc bảo vệ niêm mạc dạ dày từ đó giúp giảm chứng đầy hơi, khó tiêu do dạ dày gây ra.
- Axit citric có trong chanh tươi có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây hại cho niêm mạc dạ dày đồng thời giúp cân bằng dịch vị dạ dày hiệu quả.
Sự kết hợp hoàn hảo giữa gừng, chanh tươi và mật ong tạo nên bài thuốc giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả, cùng với đó giúp đẩy lùi nhanh chóng những cơn đau cùng cảm giác khó chịu mà căn bệnh này gây ra.
Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm: 1- 2 thìa cà phê mật ong, 1 quả chanh tươi. 1 củ gừng
Cách thực hiện:
- Bước 1: Gừng tươi sau khi được cạo bỏ vỏ, làm sạch sau đó giã nát và chắt lấy nước cốt.
- Bước 2: Cho nước cốt gừng đã chắt vào cốc rồi cho thêm 1-2 thìa cà phê mật ong nguyên chất cùng 1 thìa nước cốt chanh tươi nguyên chất.
- Bước 3: khuấy đều hỗn hợp và uống trực tiếp.
Bạn nên uống nước gừng chanh mật ong vào buổi sáng để đạt kết quả tốt nhất. Để có thể đạt được hiệu quả giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày một cách tối ưu, bạn nên kiên trì sử dụng đều đặn mỗi ngày tới khi tình trạng bệnh dứt hẳn.
Dùng nước gừng ngâm giấm
Gừng có tính kháng khuẩn cao và tăng cường tiêu hoá, chống viêm rất tốt. Khi kết hợp gừng với giấm sẽ làm trung hòa lượng axit trong dạ dày từ đó giúp làm giảm nhanh các cơn đau do viêm loét dạ dày gây ra.
Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm: Gừng tươi, dấm ăn, hũ thủy tinh
Cách thực hiện:
- Bước 1: Củ gừng tươi sau khi loại bỏ vỏ, rửa sạch các bạn tiên hành thái gừng thành các lát mỏng.
- Bước 2: Cho gừng vừa thái lát vào hũ bằng thủy tinh rồi đổ ngập dấm ăn vào và đậy nắp kín.
Sau khi ngâm gừng trong dấm ăn khoảng 1 tuần, gừng đã có thể bắt đầu ăn được. Mỗi ngày các bạn nên ăn từ 3-4 lát gừng và nên kiên trì sử dụng thường xuyên để có thể làm giảm nhanh các cơn đau do viêm loét dạ dày gây ra. Ngoài ra, gừng ngâm dấm còn hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày và bảo vệ sức khỏe một cách hiệu quả.
Uống nước gừng ấm
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Gừng tươi và 100ml nước
Cách thực hiện:
- Bước 1: Lấy một củ gừng tươi đem rửa sạch rồi thái thành từng lát mỏng
- Bước 2: Cho nước vào nồi đun sôi, khi nước sôi các bạn cho gừng đã thái lát vào và vặn nhỏ lửa liu rui trong trong khoảng 2-3 phút thì tắt bếp.
- Bước 3: Đổ nước gừng ra cốc rồi cho thêm vài lát gừng tươi, đợi nước gừng bớt nóng là có thể sử dụng.
Nên kiên trì uống nước gừng ấm thường xuyên và đều đặn mỗi ngày để cảm nhận được hiệu quả tức thì đối với sức khỏe và đặc biệt giúp đẩy lùi nhanh chóng bệnh viêm loét dạ dày cùng những cơn đau và cảm giác khó chịu mà căn bệnh này đang hành hạ bạn.
Uống nước gừng và mật ong
Mật ong được biết đến là nguyên liệu có những tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Hoạt chất kháng viêm cao có trong mật ong giúp chống viêm và tạo màng bọc bảo vệ niêm mạc dạ dày hiệu quả. Vì vậy người viêm loét dạ dày uống nước gừng kết hợp với mật ong là rất tốt.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 củ gừng tươi, mật ong nguyên chất, 1 lọ thủy tinh
Cách thực hiện:
- Bước 1: Gừng tươi sau khi rửa sạch sẽ thái thành những lát mỏng rồi cho vào lọ thủy tinh.
- Bước 2: Cho mật ong vào lọ và để ngập bề mặt của gừng tươi
- Bước 3: Đậy nắp kín và đợi trong 1-2 tuần là các bạn có thể sử dụng được
Bạn nên ăn 2-3 lát gừng ngâm mật ong sau khi ăn cơm mỗi ngày. Sau 1-2 tuần sử dụng đều đặn các bạn có thể cảm nhận được kết quả đối với sức khỏe, đẩy lùi nhanh chóng được những cơn đau cùng cảm giác khó chịu mà bệnh viêm loét dạ dày gây ra. Bạn nên tiếp tục sử dụng kiên trì cho tới khi thấy bệnh đỡ hẳn.
Xem thêm >>> Tìm hiểu cách chữa ung thư dạ dày bằng lá đu đủ có thật không?
5. Lưu ý khi sử dụng gừng cho người bị viêm loét dạ dày
Gừng mang tới nhiều tác dụng rất tốt đối với người bị viêm loét dạ dày. Tuy nhiên để có thể khai thác được tối đa những công dụng mà loại thảo dược thiên nhiên này mang lại, các bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Không nên sử dụng quá 4 gam gừng tươi trong một ngày.
- Không sử dụng gừng bị dập nát.
- Người bị cảm nắng không nên dùng gừng.
- Hiệu quả của trà gừng nói riêng và gừng nói chung thay đổi tùy theo tình trạng của người bệnh. Tốt nhất nếu bạn bị viêm loét dạ dày thì nên xin ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng gừng
- Thời điểm uống trà gừng tốt nhất là vào buổi sáng vì lúc này trong dạ dày của bạn có nhiều khí hơi, uống nước gừng sẽ giúp kiện tỳ ôn vị giúp cơ thể cảm thấy khỏe khoắn và tràn đầy năng lượng.
- Không nên sử dụng gừng vào buổi tối vì gừng có vị cay, uống vào buổi tối sẽ kích thích hệ tiêu hoá và hệ tuần hoàn hoạt động khiến cơ thể hưng phấn và dẫn tới mất ngủ.
- Không sử dụng gừng tươi với thuốc aspirin và coumarin: Tránh dùng gừng tươi với những loại thuốc này vì có thể làm suy giảm tác dụng của thuốc. Trong những trường hợp bắt buộc phải sử dụng thuốc aspirin và coumarin thì bạn cần sử dụng gừng cách 4 tiếng rồi mới được tiếp tục sử dụng thuốc aspirin và coumarin.
- Đối với trường hợp bị ho quá nặng như ho ra máu, chảy máu cam, hoặc bị băng huyết thì không nên sử dụng gừng. Vì gừng có tác dụng tăng lưu lượng và thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu.
- Người có tiền sử mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch và phụ nữ đang mang thai không được sử dụng gừng để chữa bệnh. Vì có thể gây ra những cơn co thắt tử cung dẫn tới sinh non hoặc sảy thai.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc người bị viêm loét dạ dày có nên uống trà gừng không. Gừng là một vị thuốc rất tốt, có khả năng kháng viêm, kích thích tiêu hóa, giúp hỗ trợ điều trị chứng viêm loét dạ dày hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng trà gừng và dùng trong liều lượng bác sĩ chỉ định.
Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
Đối tượng sử dụng:
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư, mỡ máu cao và dạ dày tá tràng.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL