Viêm loét dạ dày có phải mổ không? Khi nào thì cần phải mổ
Nội dung bài viết
Viêm loét dạ dày có phải mổ không là thắc mắc của rất nhiều người bệnh khi không may mắc phải căn bệnh này. Trong một số trường hợp điều trị nội khoa không thành công thì sẽ có thể được bác sĩ chỉ định mổ. Hãy cùng chuyên gia của GHV KSol tìm hiểu “Viêm loét dạ dày có phải mổ không” nhé.
XEM THÊM:
- VTV2 – Hành trình cùng bạn: Cô Nguyễn Thị Lan và cuộc chiến với ung thư buồng trứng
- Người bị viêm loét dạ dày có nên uống trà gừng không?
- Những loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng phổ biến hiện nay
1. Tìm hiểu về bệnh viêm loét dạ dày
Bệnh viêm loét dạ dày là gì?
Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh lý thường gặp nhất của đường tiêu hóa. Viêm loét dạ dày diễn ra khi niêm mạc dạ dày hoặc phần đầu của ruột non hay còn gọi tá tràng gặp phải những tổn thương như bị viêm, loét. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do lớp niêm mạc của dạ dày đã bị bào mòn và làm lộ phần thành ruột.
Theo thống kê cho biết có khoảng 95% trường hợp bệnh nhân có vết loét ở tá tràng và có khoảng 60% bệnh nhân có có vết loét ở dạ dày.
Nguyên nhân gây bệnh loét dạ dày tá tràng
Có nhiều nguyên nhân có khả năng dẫn đến bệnh loét dạ dày. Trong đó, việc nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) được coi là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này. Vi khuẩn HP sau khi thâm nhập vào cơ thể người bệnh sẽ tiết ra độc tố tại lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày và khiến lớp niêm mạc mất khả năng chống lại axit.
Việc sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) trong khoảng thời gian dài, đặc biệt là ở người lớn tuổi cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày. Prostaglandin là chất có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, các hoạt chất có trong thuốc kháng viêm không steroid lại góp phần làm ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin.
Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân khác gây ra bệnh viêm loét dạ dày như: thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… hay các loại đồ uống có cồn, người có thói quen sinh hoạt không điều độ, thường xuyên căng thẳng, stress,… cũng là những nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không?
Bệnh viêm loét dạ dày là căn bệnh khá nguy hiểm bởi nó có thể dẫn tới các biến chứng nặng nề nếu không được chữa trị dứt điểm hoặc kiểm soát tốt. Cụ thể:
- Chảy máu dạ dày
- Thủng dạ dày
- Ung thư dạ dày
Xem thêm >>> Điều trị ung thư dạ dày bằng thuốc nam có thật sự hiệu quả?
2. Viêm loét dạ dày có phải mổ không?
Viêm loét dạ dày là căn bệnh xảy ra khi vùng niêm mạc của dạ dày bị tổn thương. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đối với bệnh nhân có thể kể đến như: đau bụng, khó chịu, ảnh hưởng tới đời sống cũng như công việc…, do đó, bệnh nhân cần điều trị dứt điểm bệnh viêm loét dạ dày càng sớm càng tốt.
Đối với những trường hợp bình thường hoặc nhẹ, bệnh viêm loét dạ dày không cần phải mổ mà chỉ cần điều trị bằng thuốc thông thường, kết hợp với chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nhiên nếu bệnh viêm loét dạ dày trở nên nặng hơn và gây tắc nghẽn dạ dày và ngăn cản sự tiêu hoá hoặc gây viêm cấp gây nguy hiểm đến các nội tạng khác thì bệnh nhân cần được tiến hành mổ gấp.
3. Những trường hợp viêm loét dạ dày cần chỉ định mổ
Bệnh loét dạ dày tá tràng điều trị nội khoa không thành công
Các trường hợp bệnh nhân bị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng đã thực hiện điều trị nội khoa nhưng không thành công, nếu không có các biện pháp khác can thiệp sớm để bệnh tiến triển nặng sẽ gây ra nguy hiểm cho sức khỏe cũng như tính mạng người bệnh. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định để tiến hành mổ dạ dày.
- Loét dạ dày: Với trường hợp loét phần dạ dày, bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật giúp cắt và loại bỏ đoạn dạ dày có chứa ổ loét, tránh để vùng loét phát rộng và trở thành thành ung thư dạ dày.
- Loét hành tá tràng: Bác sĩ sẽ tiến hành mổ và cắt một phần của dạ dày và cắt dây thần kinh số 10.
Người bệnh sau khi mổ viêm loét dạ dày sẽ phải nằm viện điều trị trong thời gian từ 8 đến 10 ngày. Sau khi mổ bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê thuốc dạ dày để uống và sẽ có chế độ ăn đặc biệt, cụ thể là chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày và chỉ nên ăn thức ăn mềm như cháo, soup.
Biến chứng hẹp môn vị
Thức ăn khi đọng lại nhiều trong dạ dày do môn vị bị co rúm, lâu ngày sẽ gây ra tình trạng cơ thể mệt mỏi, buồn nôn và nôn ra có mùi rất khó chịu. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ dễ khiến người bệnh bị mất nước, suy giảm chất điện giải và dần sụt cân, sợ ăn. Cơ thể cũng chuyển từ đau âm ỉ ở vùng thượng vị sang đau nặng hơn.
Trong trường hợp này, thông thường bệnh nhân sẽ được tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ một phần dạ dày và chỗ hẹp môn vị. Sau đó, bác sĩ sẽ nối lại dạ dày với ruột non để hệ tiêu hoá của người bệnh mới được thông suốt và hoạt động trở lại được.
Biến chứng thủng ổ loét
Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày cần tiến hành mổ gấp nếu gặp biến chứng thủng ổ loét. Tình trạng thủng ổ loét này thường đến từ các vết loét lâu năm do bị bào mòn quá mức. Nhiều người đó có triệu chứng đau âm ỉ lâu ngày nhưng chủ quan, để qua thời gian dài và đột nhiên bị thủng phải đi cấp cứu mới biết nguyên nhân.
Bệnh nhân bị thủng ổ loét trong dạ dày sẽ có cảm giác đau như bị dao đâm, dịch trong dạ dày sẽ tràn ra ngoài theo lỗ thủng và gây ra tình trạng viêm ổ bụng cấp, rất nguy hiểm đến tính mạng.
Vì vậy, việc cấp cứu sớm để xử lý vết thương ở dạ dày là vô cùng cấp thiết, nếu không bệnh nhân sẽ có nguy cơ cao bị viêm màng bụng và dẫn đến sốc nặng rồi tử vong. Phương pháp điều trị trong trường hợp này là phẫu thuật để bác sĩ khâu lại lỗ thủng. Đồng thời sử dụng kết hợp một số biện pháp chống viêm, giảm sốc do viêm.
Biến chứng xuất huyết tiêu hóa
Xuất huyết đường tiêu hóa cũng là một trong những biến chứng nặng của viêm loét dạ dày cần tiến hành phương pháp mổ. Xuất huyết tiêu hoá là triệu chứng khi các vết loét chảy máu nhiều khiến bệnh nhân nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen.
Đối với trường hợp nhẹ, triệu chứng nôn máu thường ít gặp và không quá điển hình. Bệnh nhân có thể được điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc hoặc điều chỉnh chế độ ăn.
Tuy nhiên, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài gây ra thiếu máu và ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng tiêu hoá của dạ dày thì bệnh nhân cần được tiến hành phẫu thuật.
Xem thêm >>> Chữa ung thư dạ dày giai đoạn cuối như thế nào?
Biến chứng ung thư hóa
Ung thư là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm loét dạ dày, nếu khối u chưa di căn cần được mổ vì nguy cơ tử vong khi mắc bệnh khá cao. Đau thượng vị, uống thuốc không đỡ, đau không theo chu kỳ, bệnh nhân gầy sút cân rất nhanh, ăn không ngon và đắng miệng là một trong những triệu chứng thường gặp của ung thư dạ dày. Khi phát hiện bệnh chuyển sang giai đoạn của ung thư, người bệnh cần tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ phần hư và tránh để việc khối u di căn không thể cứu chữa.
Trong trường vết loét quá rộng và các tế bào ung thư đã di căn xâm lấn đến toàn bộ dạ dày, bạn buộc phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ dạ dày và nối trực tiếp thực quản với ruột non. Sau cuộc phẫu thuật, người bệnh phần lớn sẽ chỉ có thể sống thêm khoảng 5 năm nữa.
4. Những phương pháp phẫu thuật viêm loét dạ dày phổ biến hiện nay
Phẫu thuật cắt một phần hoặc toàn bộ dạ dày
Phương pháp này thường được áp dụng để cắt phần dạ dày bị viêm loét nặng, đồng thời là giảm khả năng tiết axit dịch vị trong dạ dày. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định cắt một phần dạ dày hoặc cắt toàn bộ dạ dày khi phát hiện ung thư hoặc vết loét dạ dày nặng. Sau khi cắt bỏ dạ dày, phần ruột non sẽ được nối thẳng vào phần còn lại.
Việc cắt bỏ một phần dạ dày có thể gây ra biến chứng như thiếu máu và thiếu chất dinh dưỡng do giảm khả năng hấp thu một số vitamin và khoáng chất như: Vitamin B12, Sắt, Vitamin C, Vitamin D,…
Mổ cắt dây thần kinh phế vị
Dây thần kinh phế vị hay còn được gọi là dây thần kinh X, nó có chức năng điều hoà việc tiết axit dịch vị trong dạ dày, làm bình thường hóa giai đoạn rút với dạ dày. Vì vậy, khi cắt dây thần kinh phế vị dạ dày sẽ giảm tiết axit dịch vị gây viêm dạ dày, đồng thời hạn chế tố đa nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản.
Tuy nhiên việc cắt dây thần kinh phế vị có thể gây ra ác tính hoá ổ viêm loét dạ dày. Cùng với đó, dây thần kinh này còn chi phối hoạt động của gan và một số tạng khác. Nếu cắt dây thần kinh phế vị có thể ảnh hưởng đến một số chức năng hoạt động bình thường của các tạng này.
Trong thực tế, các bác sĩ thường chỉ định cắt bỏ một phần dạ dày hơn là cắt dây thần kinh X.
Mổ tạo hình môn vị
Đây là kỹ thuật phẫu thuật nới rộng môn vị do biến chứng hẹp môn vị gây ra. Thông thường mổ tạo hình môn vị cho người bị viêm loét dạ dày sẽ được thực hiện bằng phương pháp nội soi. Sau khi tiến hành phẫu thuật thì bệnh nhân sẽ giảm được một số tình trạng tắc nghẽn dạ dày, ăn không tiêu do hẹp lỗ môn vị gây ra.
Xem thêm >>> Mắc bệnh ung thư dạ dày sống được bao lâu?
5. Các biến chứng thường gặp sau khi mổ dạ dày
Viêm loét dạ dày có phải mổ không và sau khi mổ có thể dẫn đến các biến chứng nào là những câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Các biến chứng mà người bệnh có thể gặp phải sau khi mổ dạ dày được chia thành biến chứng sớm và biến chứng muộn.
Biến chứng sớm
- Chảy máu sau mổ viêm loét dạ dày: Trường hợp chảy máu sau mổ này thường gặp sau 24 giờ đầu sau khi ca mổ kết thúc.
- Chảy máu trong ổ bụng: Khi chảy máu ở bên trong ổ bụng rất khó để có thể phát hiện. Người bệnh cần được khẩn trương truyền máu tươi và mổ lại để cầm máu. Nếu máu chảy quá nhiều do mạch máu cần thực hiện thắt khâu.
- Tắc miệng nối: Đây là biến chứng thường xảy ra khi thực hiện các phương pháp phẫu thuật khâu lỗ thủng kết hợp với nối vị tràng và cắt đoạn dạ dày bị thủng. Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc kháng sinh, truyền dịch và hút dịch dạ dày,… Nếu không hiệu quả, sẽ phải tiến hành phẫu thuật lại.
- Rò rỉ miệng nối – mỏm tá tràng: Nguyên nhân xảy ra tình trạng này là do kỹ thuật miệng nối không tốt, gây thiếu máu cục bộ ở vùng miệng nối và gây tình trạng nhiễm khuẩn nặng sau mổ,… Để xử lý tình trạng này, bác sĩ sẽ thường truyền dịch, dùng kháng sinh và bổ sung đạm máu. Nếu vẫn còn diễn biến trầm trọng, bác sĩ có thể sẽ chỉ định làm sạch khoang phúc mạc, tiến hành kiểm tra và xử lý vị trí bị rò rỉ.
- Viêm tụy cấp: Viêm tụy cấp cũng là một trong những biến chứng có thể gặp sau khi mổ viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, triệu chứng này thường có biểu hiện không rõ ràng. Để điều trị dứt điểm tình trạng này, bác sĩ sẽ hút dịch ở trong dạ dày, truyền dịch, kết hợp dùng các loại thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau.
- Hấp thu các chất dinh dưỡng kém: Sau khi cắt bỏ dạ dày, thức ăn từ thực quản xuống hỗng tràng sẽ tới thẳng ruột non, các enzym tiêu hoá và dịch mật tiết ra sẽ không đủ thời gian hấp thụ các chất dinh dưỡng vì vậy mà sẽ mất đi một lượng dinh dưỡng nhất định.
Biến chứng muộn
Bên cạnh những biến chứng sớm dành cho người mới mổ viêm loét dạ dày, dưới đây là những biến chứng muộn có thể gặp khi phẫu thuật như:
- Viêm miệng nối: Triệu chứng này khiến người bệnh sẽ cảm thấy đau âm ỉ ở vùng bụng, buồn nôn liên tục. Người bệnh có thể sử dụng thuốc kháng sinh để cải thiện tình trạng đau này.
- Hội chứng quai tới: Tình trạng bệnh này không nặng, có thể điều trị nội khoa là có thể ổn định được. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bị nặng, các bác sĩ sẽ phải tiến hành làm phẫu thuật một lần nữa để đảm bảo an toàn và không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
- Lồng quai đi: Là biến chứng này ít gặp nhất sau mổ loét dạ dày, có thể làm cho bệnh nhân bị đau vùng thượng vị, buồn nôn và thậm chí nôn ra máu. Để giảm thiểu tình trạng này, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định điều trị nội khoa hoặc tiến hành phẫu thuật lại.
- Thoát vị trong: Có rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị thoát vị trong sau khi phẫu thuật viêm loét dạ dày cần phải thực hiện phẫu thuật để chữa trị. Nếu phần ruột đã bị hoại tử thì người bệnh cần phải cắt bỏ đoạn ruột đó.
- Thiếu máu: Dạ dày có chức năng hấp thu vitamin B12 và sắt phục vụ cho quá trình tạo máu. Khi cắt bỏ một phần dạ dày thì chức năng tạo máu sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.
- Bị hội chứng Dumping: Đây là hội chứng thường gặp ở những người phẫu thuật cắt bỏ dạ dày. Hội chứng này thường gây ra các vấn đề cho hệ tiêu hoá như buồn nôn, đau bụng và tiêu chảy…
- Bị mắc các bệnh mãn tính khác: Sau phẫu thuật viêm loét dạ dày sẽ làm tăng thêm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như lao, phổi và rối loạn tâm thần.
- Mắc các rối loạn khác: Người bệnh sau khi tiến hành phẫu thuật có thể gặp các rối loạn như rối loạn quá trình hấp thu mỡ, đường và đạm,…
Việc tiến hành phẫu thuật cũng như các biến chứng có thể xảy ra sau đó khiến nhiều người lo ngại viêm loét dạ dày có phải mổ không? Tuy nhiên, theo các bác sĩ bệnh viêm loét dạ dày nên mổ trong những trường hợp đặc biệt và cần có cách chăm sóc sức khỏe người bệnh thật tốt sau phẫu thuật từ đó giúp hạn chế được những biến chứng không mong muốn.
6. Chăm sóc bệnh nhân viêm loét dạ dày sau mổ
- Về chế độ dinh dưỡng: Những ngày đầu sau mổ chưa có nhu động ruột nên người bệnh cần được nuôi dưỡng bằng dung dịch truyền. Sau khi mổ vài ngày, người bệnh có thể ăn được, vì vậy cần ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, mềm, loãng như cháo, súp, canh, sau đó tăng dần mức độ đặc của món ăn. Người bệnh cũng nên ăn những loại thực phẩm giàu protein, sữa, các loại ngũ cốc, trái cây và rau quả tươi.
- Bổ sung thêm chất dinh dưỡng từ thực phẩm như vitamin B12, vitamin C, vitamin D và sắt. Đây là nhóm các vitamin có thể bị thiếu hụt sau khi phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày mà người bệnh cần bổ sung.
- Sau phẫu thuật, người bệnh cần ăn chậm, nhai kỹ và chia bữa ăn một ngày thành nhiều bữa nhỏ để giảm thiểu việc dạ dày phải làm việc quá sức.
- Người bệnh tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… cùng những thực phẩm có chứa nhiều axit như chanh và dấm… hoặc ăn đồ cay nóng vì có thể sẽ ảnh hưởng vết thương bên trong dạ dày.
- Có chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc và hạn chế di chuyển, vận động mạnh trong ít nhất 1 tuần sau phẫu thuật để vết thương nhanh lành, nên nằm nghỉ ngơi và hạn chế vận động trong thời gian này.
- Giữ tâm lý thoải mái, không suy nghĩ nhiều, không nên quá căng thẳng hoặc stress sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và làm quá trình hồi phục diễn ra lâu hơn.
Xem thêm >>> Ung thư dạ dày giai đoạn 2 sống được bao lâu? – Câu hỏi khó đã có đáp án
7. Phương pháp giúp phòng ngừa viêm loét dạ dày hiệu quả
Viêm loét dạ dày là tình trạng bệnh rất dễ gặp phải nhưng bạn cũng hoàn toàn có thể ngăn ngừa bằng cách chăm sóc và dự phòng tốt. Dưới đây là những vấn đề cần lưu ý:
Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý
Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học và hợp lý cũng như duy trì những thói quen ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa. Đồng thời ngăn chặn tình trạng viêm loét dạ dày.
- Cần ăn sáng đầy đủ, ăn đúng giờ và đảm bảo ăn chín, uống sôi.
- Nên ăn nhiều rau xanh và những thực phẩm giàu vitamin, chất xơ để tránh tạo áp lực cho co bóp cho dạ dày.
- Không uống nước ngọt có gas, rượu bia…
- Hạn chế các loại gia vị cay như tiêu, ớt, và các loại trái cây có vị chua sẽ làm ảnh hưởng đến dạ dày.
- Bổ sung đủ 2 lít nước cho cơ thể mỗi ngày và tránh uống nhiều nước sau khi ăn no
- Không nên ăn quá khuya và chú ý dùng bữa tối trước khi đi ngủ ít nhất 2 đến 3 tiếng.
- Duy trì chế độ ăn nhạt, không nên nêm nếm quá nhiều gia vị và muối vào thức ăn
Thận trọng khi sử dụng thuốc Tây
Thường xuyên sử dụng thuốc cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày. Chính vì vậy, người bệnh cần hết sức thận trọng.
- Tuyệt đối không nên tự ý mua bất cứ loại thuốc nào để sử dụng, nhất là các loại thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid.
- Không nên uống thuốc khi bụng đói hay uống ngay trước giờ đi ngủ.
- Nếu gặp các vấn đề bất thường trong quá trình sử dụng thuốc, hãy báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn kịp thời.
Thiết lập thói quen sinh hoạt lành mạnh
Để ngăn ngừa tình trạng viêm loét dạ dày thì việc thiết lập và duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh. Việc này không chỉ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn mà còn tốt cho sức khỏe tổng thể.
Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, thường xuyên thức khuya hay làm việc quá sức.
Tập luyện thể dục thường xuyên khoảng 15 – 30 phút mỗi ngày nhằm tăng cường cơ thắt của dạ dày cũng như đường ruột. Cùng với đó có thể làm giảm áp lực và căng thẳng lên hệ thần kinh trung ương.
Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn phần nào hiểu được bệnh Viêm loét dạ dày có phải mổ không. Tùy thuộc vào tình trạng tổn thương ở dạ dày mà bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp can thiệp và xử trí kịp thời.
Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
Đối tượng sử dụng:
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư, mỡ máu cao và dạ dày tá tràng.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng