Bị viêm loét dạ dày hành tá tràng kiêng ăn gì và nên ăn gì?
Nội dung bài viết
Người bị viêm loét dạ dày hành tá tràng kiêng ăn gì và nên ăn gì luôn là câu hỏi đặt ra bởi những người có vấn đề về đường tiêu hóa. Cùng GHV KSol đọc ngay bài viết dưới đây để giải quyết vấn đề bị viêm loét dạ dày hành tá tràng kiêng ăn gì và nên ăn gì để tốt cho sức khỏe.
XEM THÊM:
- Ung thư – Cuộc chiến sinh tử lần thứ 3 của người lính già
- Tìm hiểu viêm loét dạ dày tá tràng nên uống thuốc gì
- Viêm loét dạ dày có phải mổ không? Khi nào thì cần phải mổ
1. Viêm loét dạ dày hành tá tràng là gì?
Viêm loét dạ dày hành tá tràng là bệnh lý xảy ra do xuất hiện các vết thương tổn gây loét trên niêm mạc dạ dày hoặc hành tá tràng. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng không phân biệt tuổi tác, giới tính. Viêm loét dạ dày hành tá tràng là bệnh lý có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu để bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, ung thư dạ dày,… thậm chí có nguy cơ tử vong..
Triệu chứng của viêm loét dạ dày hành tá tràng là cơn đau vùng thượng vị, những cơn đau này xuất hiện trong khoảng 2 – 3 giờ hoặc 4 – 5 giờ sau khi ăn, có thể kéo dài trong 2 – 3 giờ. Cơn đau xuất hiện theo đợt, mỗi đợt từ 15 tới 20 ngày. Sau đó dịu dần một thời gian, sau đó có thể lại tái diễn lại với mức độ nặng hơn.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng
Nếu thấy xuất hiện các biểu hiện dưới đây, có thể bạn đã mắc viêm loét dạ dày hành tá tràng:
- Đau nóng rát vùng thượng vị: Đây là dấu hiệu điển hình nhất của viêm loét dạ dày hành tá tràng. Khi đó, niêm mạc dạ dày đã bị thương tổn dưới tác động của axit dịch vị dạ dày. Cơn đau sẽ tăng lên khi người bệnh quá đói hoặc quá no, sau đó các cơn đau sẽ xuất hiện với tần suất dày hơn và mức độ đau trở nên dữ dội hơn.
- Cảm giác đầy hơi, khó tiêu, kèm theo ợ chua, ợ nóng.
- Người bệnh có cảm giác trướng bụng, buồn nôn, nôn.
- Mất cảm giác thèm ăn, ăn không ngon miệng, sụt cân.
- Có thể kèm theo hiện tượng trào ngược dạ dày.
- Khi xuất hiện biến chứng xuất huyết tiêu hóa, bệnh nhân có thể bị nôn ra máu, đi ngoài phân đen, thiếu máu,…
3. Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng, các nguyên nhân phải kể đến như:
- Do nhiễm vi khuẩn HP hay còn gọi là Helicobacter pylori- Là vi khuẩn có khả năng tồn tại trong môi trường axit dạ dày của cơ thể và cũng là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày. Do có khả năng tồn tại và sinh sôi tại lớp niêm mạc dạ dày, vi khuẩn HP làm phá vỡ lớp niêm mạc này, hình thành nên các ổ loét.
- Do sử dụng kháng sinh, kháng viêm dài ngày dẫn tới viêm loét dạ dày hành tá tràng.
- Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn tới viêm loét dạ dày hành tá tràng như di truyền, tinh thần căng thẳng, chế độ sinh hoạt không lành mạnh, hút thuốc lá rượu bia, ăn đồ ăn cay nóng,…
4. Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng với người mắc viêm loét dạ dày hành tá tràng
Như đã trình bày ở trên, chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt cũng là một trong những yếu tố dẫn tới viêm loét dạ dày hành tá tràng. Nhịn ăn, bỏ bữa sáng, ăn khuya, thức khuya,… cũng có thể làm bệnh tiến triển nặng.
Trong điều trị viêm loét dạ dày hành tá tràng, chế độ dinh dưỡng là một trong kiềng 3 chân góp phần giúp bệnh nhân điều trị khỏi bệnh.
Dinh dưỡng đúng và hợp lý giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn HP dạ dày, giảm nguy cơ lan rộng của vết viêm loét. Lựa chọn đúng thực phẩm cũng giúp hỗ trợ làm chóng lành các vết thương tổn tại dạ dày, phục hồi niêm mạc dạ dày, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Do dạ dày và tá tràng liên kết nhau thông qua hành tá tràng, nên khi một trong 2 bên bị thương tổn sẽ làm cho cả hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng. Do vậy, lựa chọn thức ăn cần ăn và kiêng ăn cho người bị viêm loét dạ dày hành tá tràng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị bệnh.
XEM THÊM>>> Khám phá ung thư dạ dày có uống được sâm không?
5. Người bị viêm loét dạ dày hành tá tràng nên kiêng ăn gì?
Người mắc viêm loét dạ dày hành tá tràng nên kiêng ăn những thực phẩm sau:
5.1.Các thực phẩm làm kích thích tăng tiết dịch vị dạ dày
Đa phần những loại thực phẩm nhiều muối, gia vị, cay, chua, dầu mỡ sẽ làm kích thích dạ dày, hình thành các phản ứng viêm mạnh và làm tăng tiết axit dịch vị dạ dày, từ đó hình thành các vết viêm loét.
Một số thực phẩm làm tăng tiết dịch vị cần kiêng ăn như:
- Các loại chất kích thích, đồ có cồn, rượu, bia, cà phê, chè đặc,…
- Nước ngọt có ga.
- Thực phẩm chứa nhiều gia vị, mặn, chua, cay.
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo xấu, đồ chiên rán,…
5.2. Những thực phẩm rắn quá thô cứng gây tổn thương niêm mạc
Một số thực phẩm quá rắn khi xuống đến dạ dày có thể cọ xát vào thành niêm mạc, gây tổn thương lớp niêm mạc dạ dày.
Bệnh nhân nên tránh dùng các thực phẩm như
- Các loại xương sụn cứng, chân gà,…
- Các loại rau củ quả quá nhiều xơ, già
- Các loại kẹo rắn, đồ ăn cứng, khó tiêu.
5.3.Các loại đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng
Khi mắc viêm loét dạ dày hành tá tràng, hệ tiêu hóa trở nên rất nhạy cảm. Những đồ ăn quá nóng khi vào trong hệ tiêu hóa sẽ gây sung huyết niêm mạc dạ dày. Ngược lại, khi ăn những đồ quá lạnh có thể làm mất tính ổn định trong dạ dày. Từ đó làm tăng xuất hiện các triệu chứng như ợ hơi, trào ngược, đau thượng vị, đầy bụng,…
6. Người bị viêm loét dạ dày hành tá tràng nên ăn gì?
6.1. Các loại rau củ xanh giàu vitamin và chất xơ
Theo nghiên cứu các loại rau củ màu xanh đậm chứa hàm lượng lớn các vitamin như vitamin A, C, K, axit folic, chất xơ,…Chất xơ giúp trung hòa axit dịch vị trong dạ dày đồng thời giúp cải thiện tình trạng đầy hơi, ợ chua, giảm đau rát vùng thượng vị, giảm các vết loét trên niêm mạc dạ dày. Bệnh nhân nên ăn nhiều loại rau củ như rau bắp cải, súp lơ, táo, yến mạch, khoai lang,…
6.2. Các thực phẩm giúp trung hòa axit dịch vị
Khi dịch vị dạ dày có nồng độ axit quá cao có thể dẫn tới tình trạng trào ngược axit dạ dày, viêm loét dạ dày cấp… Người bệnh nên ăn các loại thực phẩm giàu tính kiềm để cân bằng lại lượng axit dạ dày như sữa bò, sữa hộp,…
6.3. Thực phẩm giàu probiotics
Các loại thực phẩm giàu probiotics như sữa chua, kim chi, dưa cải bắp, rong biển, kombucha giúp nhanh chóng làm lành các vết loét thương tổn tại niêm mạc dạ dày. Giúp người bệnh giảm đầy hơi, tiêu hóa tốt hơn.
6.4. Thực phẩm dễ thấm hút dịch vị dạ dày
Nếu trong dạ dày chứa quá nhiều axit sẽ làm cho các biểu hiện như đau thượng vị, tổn thương các vết loét trở nên trầm trọng hơn. Do vậy, khi cơn đau xuất hiện, người bệnh có thể dùng các loại thực phẩm có khả năng thấm hút dịch vị để làm giảm tình trạng đau này. Bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thực phẩm như bánh mì, bỏng gạo,…
XEM THÊM >>> Bệnh nhân ung thư dạ dày có ăn được yến không? Chuyên gia giải đáp
7. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị viêm loét dạ dày hành tá tràng
Đối với người bị viêm loét dạ dày hành tá tràng, cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Chất béo chiếm từ 15-20% tổng năng lượng
- Chia nhiều bữa trong ngày từ 4-6 bữa.
- Tổng năng lượng cần mỗi ngày: 30-35 Kcal/kg/ngày.
- Chất đạm chiếm từ 12-20% tổng năng lượng.
- Nạp đủ vitamin và muối khoáng.
8. Một số lưu ý về dinh dưỡng cho người mắc viêm loét dạ dày hành tá tràng
Bệnh nhân mắc viêm loét dạ dày hành tá tràng cần lưu ý một số điểm như sau:
- Nên thái nhỏ các loại thức ăn, nấu chín kỹ, ưu tiên chế biến thức ăn luộc, hấp, … để người bệnh dễ hấp thu và tiêu hóa thức ăn.
- Nên ăn chậm, nhai kỹ, tránh vừa ăn vừa xem phim, đọc sách báo,… để tăng tiết nước bọt, tiêu hóa thức ăn dễ dàng.
- Chia làm nhiều bữa ăn trong ngày để tránh tác động quá mức nên da dày,.
- Không để bụng quá no hoặc quá đói. Đặc biệt khi đói, dạ dày co bóp mạnh, tăng tiết axit dịch vị, khiến các cơn đau tăng dần,…
- Không nên sử dụng thức ăn quá đặc, tránh thực phẩm quá nóng, quá lạnh, nên để thức ăn ấm khoảng 40-50 độ.
9. Gợi ý mẫu thực đơn cho người viêm loét dạ dày hành tá tràng
Bệnh nhân có thể tham khảo thực đơn như sau:
- Mẫu 1:
Bữa sáng: ăn trứng gà 1 quả luộc khoảng 50g.
Bữa trưa: cơm (gạo lức 200g), giá xào (giá đỗ 100g, thịt lợn 30g hoặc 30g thịt gà, dầu hoặc mỡ 5g).
Bữa phụ: bánh quy 50g hoặc các loại hoa quả ngọt như táo, ổi.
Bữa tối: cơm (gạo lức 200g), thịt lợn rim 30g hoặc tôm hấp.
- Mẫu 2
Bữa sáng: trứng gà hấp 1 quả, kèm cháo thịt hoặc cháo trắng.
Bữa trưa: cơm (gạo lức 200g), rau bắp cải luộc 100g, cá hấp 150g.
Bữa phụ: 1 quả táo hoặc ổi, dưa chuột hoặc lê.
Bữa tối: cơm (gạo lức 200g), đậu xào (đậu quả 100g, thịt 30g, dầu 5g, hành mùi).
Năng lượng mỗi ngày từ 2.100 – 2.400 kcal đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho người bệnh.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin về viêm loét dạ dày hành tá tràng kiêng ăn gì và nên ăn gì. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe.
Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường.
Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp:
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
- Bổ sung các chất chống oxy hóa.
- Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.
- Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
XEM VIDEO: Phức hệ Nano Extra XFGC – GHV KSOL
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng