[Tư vấn] Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện các triệu chứng và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết là sự quan tâm của nhiều người. Theo các chuyên gia, chế độ ăn hàng ngày của bệnh nhân có vai trò quan trọng trong việc chữa bệnh. Sau đây GHV KSol sẽ chia sẻ những thực phẩm giúp người bệnh giải đáp được thắc mắc viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì để có kế hoạch ăn uống phù hợp nhất. 

XEM THÊM:

1. Tìm hiểu về bệnh viêm loét dạ dày 

Viêm loét dạ dày là tổn thương gây viêm và loét trên niêm mạc dạ dày. Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc bảo vệ cuối cùng của dạ dày bị bào mòn, và làm cho lớp mô bên dưới bị lộ ra. Bệnh viêm loét dạ dày có thể gây ra tình trạng xuất huyết tiêu hóa nếu ổ loét lớn, chảy máu. Nếu người bệnh không được phát hiện sớm để điều trị kịp thời thì có thể tử vong do mất nhiều máu.

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, một số nguyên nhân chủ yếu đó là:

  • Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Các vi khuẩn tiết ra độc tố làm mất khả năng chống lại acid của niêm mạc. 
  • Thường xuyên sử dụng các loại thuốc kháng viêm và giảm đau: Khi sử dụng lâu các loại thuốc này sẽ có tác dụng ức chế các chất bảo vệ niêm mạc dạ dày gây đau và gây ra viêm loét dạ dày.
  • Stress: Căng thẳng, buồn phiền, tức giận, lo lắng, sợ hãi khiến mất cân bằng chức năng cho dạ dày làm dịch vị dạ dày tăng tiết, lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày bị tổn thương.
  • Ăn uống và sinh hoạt: Việc ăn uống không điều độ, uống quá nhiều rượu dẫn đến hoạt động co bóp của dạ dày bị ảnh hưởng gây loét dạ dày.
  • Các nguyên nhân tự miễn, do hóa chất …

Các triệu chứng viêm loét dạ dày gồm có:

  • Đau bụng vùng thượng vị: Cơn đau thường kéo dài âm ỉ hoặc kéo dài từng cơn đi kèm cảm giác bỏng rát. 
  • Ợ hơi, ợ chua, ợ rát, buồn nôn, nôn và cảm giác khó chịu ở dạ dày.
  • Mất ngủ, ngủ chập chờn, gián đoạn do viêm loét dạ dày gây đau.
  • Rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón…
viem-loet-da-day-nen-an-gi-va-kieng-gi-3
Viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì là mối quan tâm của nhiều người bệnh

Xem thêm >>> Hóa trị liệu ung thư dạ dày – Tác dụng, hiệu quả và tác dụng phụ?

2. Tác dụng của chế độ ăn uống đối với người viêm loét dạ dày

Tuy không có chế độ ăn uống dành riêng cho người bệnh viêm loét dạ dày, nhưng thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp có thể hỗ trợ chống lại vi khuẩn Helicobacter pylori – một nguyên nhân chủ yếu gây loét dạ dày.

Xây dựng một chế độ ăn uống chống viêm có thể mang lại một số lợi ích như:

  • Điều chỉnh sự thiếu hụt dinh dưỡng và góp phần cải thiện các triệu chứng viêm loét dạ dày cho người bệnh.
  • Cung cấp các loại protein và các chất dinh dưỡng khác để hỗ trợ chữa lành các vết loét.
  • Kiểm soát các triệu chứng liên quan khiến vết loét nghiêm trọng hơn như: bệnh Crohn, bệnh Celiac hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn.

Bên cạnh đó, những người bị viêm dạ dày hoặc kích ứng dạ dày nói chung cũng cần thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp để hỗ trợ điều trị bệnh.

3. Viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì- Những thực phẩm nên ăn

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị người bị viêm loét dạ dày nên cân nhắc thêm những thực phẩm sau vào thực đơn hàng ngày của mình. Chúng ít có khả năng kích hoạt chứng ợ nóng, kích ứng dạ dày hay gây đau đớn trong quá trình chữa lành các vết loét.

Nghệ

Nghệ không chỉ là một loại gia vị quen thuộc, mà còn là phương thuốc phổ biến dành cho một loạt vấn đề sức khỏe liên quan đến hệ tiêu hóa, bao gồm cả viêm loét dạ dày. Curcumin là hoạt chất có nhiều ở nghệ, đóng vai trò chủ đạo trong việc hỗ trợ điều trị. Hoạt chất này có thể xoa dịu các cơn đau dạ dày và đẩy nhanh tốc độ phục hồi của những vết loét. Tuy nhiên, nhược điểm của hoạt chất này là khó tan trong nước, do đó cần sử dụng liều lớn nghệ trong thời gian dài mới có thể thấy hiệu quả như mong muốn.

viem-loet-da-day-nen-an-gi-va-kieng-gi-1
Người bị viêm loét dạ dày nên ăn nghệ giúp xoa dịu các cơn đau dạ dày

Xem thêm >>> Cách chữa bệnh ung thư dạ dày theo từng giai đoạn

Mật ong

Mật ong có khả năng kháng khuẩn tự nhiên và được chứng minh là có thể cải thiện tình trạng khó tiêu. Hơn nữa, mật ong cũng có thể làm giảm thiểu sự hiện diện của vi khuẩn H. Pylori và cải thiện các triệu chứng viêm loét dạ dày.

Tinh bột

Người bệnh viêm loét dạ dày có thể dùng bánh mì ngũ cốc nguyên hạt hoặc ngũ cốc như nguồn cung cấp năng lượng hàng ngày. Tinh bột từ hai loại thực phẩm này mang giá trị về mặt sức khỏe và dễ dàng giúp dạ dày tiêu hóa.

Khoai lang

Viêm loét dạ dày ăn gì tốt không thể không kể đến khoai lang. Thực phẩm này giàu vitamin A, và có bằng chứng cho thấy điều này giúp hỗ trợ làm lành vết loét dạ dày và đóng vai trò nhất định đối với việc phòng ngừa xuất hiện các vết loét. Các thực phẩm giàu vitamin A khác gồm có: rau chân vịt, dưa vàng, cà rốt và gan bò.

Ớt chuông đỏ

Ớt chuông đỏ chứa rất nhiều vitamin C giúp bảo vệ dạ dày khỏi các vết loét và đóng vai trò quan trọng trong quá trình liền vết thương. Những người thiếu vitamin C dễ xuất hiện các vết loét hơn những người khác. 

Đậu bắp

Nếu bạn đang không biết viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì thì đậu bắp là một lựa chọn bởi trong đậu bắp chứa nhiều vitamin B, C, E và các dưỡng chất khác. Đặc biệt, nhất chất nhầy trong đậu bắp là phức hợp protein kết dính polysaccharides, pectin và một số chất khác. Các chất này giúp bảo vệ tốt cho niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa các nguy cơ gây tổn thương niêm mạc dạ dày, và hỗ trợ làm lành các vết viêm loét trong dạ dày. 

Bông cải xanh

Bông cải xanh là thực phẩm có chứa sulforaphane, là một hóa chất thực vật có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn H. pylori. Có nghiên cứu chỉ ra rằng những người nhiễm H. pylori ăn 70 gram bông cải xanh mỗi ngày có thể giảm các dấu hiệu nhiễm trùng cơ bản và cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày.

Sulforaphane cũng có trong nhiều loại rau cải khác, người bị viêm loét dạ dày nên ăn rau gì thì không thể bỏ qua những loại rau như súp lơ, bắp cải  và cải xoăn. Để hấp thụ tối đã hóa chất này, bạn nên ăn rau sống hoặc hấp chín trong tối đa 3 phút. 

viem-loet-da-day-nen-an-gi-va-kieng-gi-2
Bông cải xanh và các loại rau cải khác có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn H. pylori

Xem thêm >>> Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày

Chuối

Viêm loét dạ dày ăn hoa quả gì thì chuối là một lựa chọn rất tốt. Chuối có thể trung hòa nồng độ axit và cải thiện các triệu chứng viêm loét. Cụ thể, chuối có hàm lượng đường bột cao có thể cung cấp năng lượng, hàm lượng kali cao hỗ trợ cải thiện nồng độ kali ở người bị tiêu chảy hoặc nôn ói. Bên cạnh đó, chuối cũng cung cấp một lượng chất xơ hòa tan pectin, rất có lợi đối với người bị đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa.

Sữa chua

Sữa chua chứa nhiều probiotic – một loại enzyme có tác dụng hỗ trợ hoạt động của hệ thống tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng và cải thiện các triệu chứng viêm loét dạ dày. Các loại sữa chua không béo có thể hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày và giảm kích ứng hệ thống tiêu hóa. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh nên bổ sung một lượng nhỏ sữa chua và theo dõi các phản ứng của cơ thể.

Gừng

Gừng là một vị thuốc được sử dụng để cải thiện chức năng tiêu hóa và làm giảm các triệu chứng đau dạ dày, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu. Người bệnh viêm loét dạ dày có thể bổ sung gừng vào chế độ ăn uống hàng ngày, uống trà gừng hoặc nhai một lát gừng sống sẽ cải thiện các vấn đề ở hệ thống tiêu hóa.

Trà thảo dược

Các loại trà thảo dược không chứa caffeine có thể hỗ trợ điều hòa hệ thống tiêu hóa, cải thiện tình trạng đầy bụng và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra, các loại trà thảo dược còn ngăn ngừa các triệu chứng viêm loét dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn và chống viêm.

Canh/Soup

Các món canh với thực phẩm đã được nấu chín, mềm, giúp tiêu hoá dễ dàng hơn. Đồng thời, lượng nước nhiều giúp pha loãng nồng độ acid trong dịch dạ dày làm người bệnh viêm loét dạ dày dễ tiêu hoá thức ăn hơn.

Nước dừa

Theo các chuyên gia, trong nước dừa có chứa acid lauric, khi hoạt chất này đi vào cơ thể chúng biến đổi thành monolaurin giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP, đồng thời phòng tránh viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của vi khuẩn và nấm. Bên cạnh đó, nước dừa đặc biệt giàu vitamin và khoáng chất, giúp hệ tiêu hóa hấp thu dinh dưỡng tốt hơn và cân bằng các chất lỏng trong cơ thể của người bị viêm loét dạ dày.

Tỏi

Tỏi là thực phẩm chống viêm loét dạ dày, viêm xung huyết hang vị dạ dày và giảm đau dạ dày rất hiệu quả. Bởi vậy, người bệnh bị đau dạ dày vẫn có thể ăn tỏi nhưng chỉ ăn đủ, ăn đúng cách và không nên ăn nhiều.

Các loại quả mọng

Trong các loại quả mọng có chứa các chất chống oxy hóa, giúp kiểm soát các gốc tự do. Các gốc tự do là những phân tử không ổn định rất tốt cho những người bị viêm loét dạ dày. Các loại quả mọng có thể kể đến như: quả việt quất, quả mâm xôi, quả dâu tây, quả nho…

Thực phẩm giàu dinh dưỡng và vitamin

Người bệnh viêm loét dạ dày nên thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, vitamin và các khoáng chất cần thiết như: magie, acid folic, canxi, sắt, kẽm. Điều này có thể hỗ trợ cân bằng vitamin, khoáng chất và cải thiện tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết do các vấn đề về dạ dày.

Thực phẩm giàu chất xơ

Các loại thực phẩm giàu chất xơ như táo, lê, yến mạch… tốt cho bệnh nhân loét dạ dày ở hai điểm. Thứ nhất, chất xơ có thể làm giảm nồng độ acid trong dạ dày, khiến các triệu chứng đau và chướng cải thiện đáng kể. Thứ hai, các nghiên cứu đã cho thấy chế độ ăn giàu chất xơ giúp hạn chế viêm loét dạ dày.

3.2. Viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì- Những thực phẩm nên tránh

Không phải tất cả các trường hợp đều bị ảnh hưởng tiêu cực gì từ những thực phẩm dưới đây. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chúng có khả năng gây kích ứng dạ dày hoặc ợ nóng. 

Sữa tươi

Sữa không những không có khả năng làm liền hay giảm nhẹ các vết loét, mà nó có thể khiến dạ dày tiết ra nhiều acid hơn, làm cho tình trạng viêm loét trở nên nghiêm trọng hơn.

Rượu và đồ uống có cồn

Viêm loét dạ dày kiêng ăn những gì? Nếu là người có nguy cơ cao bị loét dạ dày hoặc đã có vết loét, thì tốt nhất là nên tránh rượu và đồ uống có cồn hoàn toàn. Các nghiên cứu đã chứng minh chúng gây kích thích và thậm chí gây tổn hại tới ống tiêu hóa, và khiến các vết loét trở nên tệ hơn.

viem-loet-da-day-nen-an-gi-va-kieng-gi
Người bệnh viêm loét dạ dày nên tránh xa rượu và các đồ uống có chứa cồn

Xem thêm >>> Triệu chứng ung thư dạ dày di căn – Cách nhận biết và điều trị

Thực phẩm chiên rán

Các loại thực phẩm chiên rán trong dầu ở nhiệt độ cao có thể gây ảnh hưởng đến lớp bảo vệ tự nhiên của hệ thống tiêu hóa và khiến các triệu chứng viêm loét dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chiên rán như khoai tây chiên, khoai lang chiên, gà rán, bánh rán…

Đồ ăn cay

Nếu ăn đồ cay sẽ khiến các triệu chứng viêm loét dạ dày trở nên tệ hơn, do đó những người bị loét dạ dày không nên sử dụng đồ ăn cay.

Thực phẩm có tính acid

Các trái cây thuộc chi cam chanh có chứa các acid tự nhiên, kích thích các vết loét. Tuy hiện nay không có bằng chứng đủ thuyết phục cho vấn đề này, nhưng phản ứng của mỗi người trước mỗi loại thực phẩm là khác nhau. Do đó, nếu sau khi sử dụng mà các triệu chứng viêm loét dạ dày trở nên tệ hơn thì tốt nhất không nên dùng, bao gồm:

  • Cà chua.
  • Trái cây họ cam quýt như cam, chanh, bưởi.
  • Carbohydrate tinh chế như bánh mì trắng và ngũ cốc đã qua chế biến.
  • Nước ngọt và các loại đồ uống có gas.

Các loại rau cứng, các loại thức ăn cọ xát làm tổn thương niêm mạc

Người bệnh tránh các loại thức ăn gây cọ xát làm tổn thương niêm mạc như rau già nhiều xơ (mướp, đậu quả, rau bí đỏ, rau muống, măng khô…); các thức ăn khác như: tôm cua, cổ cánh, chân gà, vịt, xương băm nhỏ, sụn, cá nấu, cá rán… 

Thực phẩm chế biến sẵn

Các loại thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều chất béo, mặn và nhiều đường. Điều này có thể khiến các triệu chứng viêm loét dạ dày nghiêm trọng hơn.

Chocolate

Đây là một đồ ăn ngon và có nhiều ích lợi cho sức khỏe, tuy nhiên với một số người bị loét dạ dày thì sau khi ăn xong sẽ có cảm giác khó chịu. Bởi vậy, nếu sau khi ăn chocolate mà không cảm thấy thoải mái thì người bệnh không nên tiếp tục sử dụng.

Caffeine

Kết quả các nghiên cứu về caffeine trên bệnh nhân loét dạ dày hiện chưa thể kết luận chính xác. Lời khuyên hạn chế tiêu thụ caffeine là khá phổ biến, do đó để an toàn nhất, hãy kiêng sử dụng caffeine cho đến khi các vết loét dạ dày lành hẳn. 

Viêm loét dạ dày nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, ung thư dạ dày, hẹp môn vị dạ dày. Cách bảo vệ sức khỏe tốt nhất là nên thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ.

4. Những lưu ý trong chế độ ăn uống cho người bị viêm loét dạ dày

Khi áp dụng chế độ ăn uống, người bệnh viêm loét dạ dày cần chú ý một số lưu ý như sau:

  • Thái nhỏ thức ăn, nấu chín kỹ, mềm bằng cách luộc hoặc hấp thức ăn để giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Đồng thời, hạn chế xào, rán hoặc chiên thức ăn ngập dầu bởi cách chế biến này có thể gây khó tiêu cho dạ dày.
  • Ăn chậm, nhai kỹ có thể hỗ trợ tăng tiết nước bọt và giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, cần tránh đọc báo, xem tivi hoặc sử dụng điện thoại khi ăn.
  • Không bỏ bữa ăn, không để bụng quá đói vì có thể khiến dạ dày co bóp mạnh, dẫn đến đau đớn và xuất huyết dạ dày.
  • Không ăn quá no hoặc làm căng dạ dày quá mức sẽ khiến dạ dày co bóp yếu, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, hấp thụ thức ăn và đau dạ dày.
  • Tránh ăn thực phẩm quá đặc vì sẽ khiến dịch vị không thấm đều vào các khối thức ăn hoặc khiến dịch vị quá loãng. Điều này có thể làm giảm khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.
  • Không ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh vì có thể ảnh hưởng đến quá trình co bóp của dạ dày. Các chuyên gia cho biết, nên ăn thức ăn ấm khoảng 40 – 50 độ là phù hợp nhất cho hệ thống tiêu hóa.

Người bị viêm loét dạ dày cần thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp để cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên, khi thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để bác sĩ có thể hướng dẫn chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý và tránh các vấn đề phát sinh. 

Qua bài viết “Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?” hy vọng rằng các bạn đã có thể để xây dựng được chế độ dinh dưỡng phù hợp, tăng cường sức khỏe tổng thể và phòng ngừa viêm loét dạ dày tái phát.

Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
GHV KSOL da day
GHV KSOL

Đối tượng sử dụng:

  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư, mỡ máu cao và dạ dày tá tràng.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7