[Mách bạn] Người bị bệnh viêm phế quản có truyền nước được không?
Nội dung bài viết
Người bị bệnh viêm phế quản có truyền nước được không là một trong những câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn đọc. Trong bài viết này, GHV KSol sẽ giải đáp câu hỏi bị bệnh viêm phế quản có truyền nước được không!
XEM THÊM:
- Riêng tư: Hành trình gần 6 năm chiến đấu để sống khỏe với bệnh ung thư phổi di căn
- Người bị viêm phế quản có nên tập thể dục không?
- Bệnh nhân viêm phế quản có uống được nước cam không – Chuyên gia giải đáp
- Ung thư phổi nên ăn quả gì? Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân
1. Bệnh nhân bị viêm phế quản có truyền nước được không?
Truyền nước là việc đưa một hoặc một số dung dịch vô khuẩn qua đường tĩnh mạch vào bên trong cơ thể, với mục đích phục hồi được tình trạng sức khỏe, bổ sung các dưỡng chất và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đã từ lâu, phương pháp truyền nước hay truyền dịch không còn xa lạ đối với nhiều người bệnh.
Thông thường, khi bị đau ốm, cơ thể suy giảm các chỉ số nước, máu, muối, chất điện giải… thì người bệnh sẽ được chỉ định tiến hành truyền nước hoặc truyền dịch để bổ sung lại phần dưỡng chất này.
Ngày nay, việc truyền nước được sử dụng phổ biến dành cho nhiều đối tượng khác nhau. Không chỉ đối với những trường hợp mắc bệnh nặng, những bệnh nhân cần bù thêm nước cho cơ thể, xuất hiện tình trạng mỏi mệt, suy nhược cơ thể cũng có thể bổ sung thông qua con đường truyền này.
Đối với các bệnh nhân bị viêm phế quản, truyền nước cũng là một trong những phương pháp đem lại hiệu quả giúp tăng cường bổ sung các dưỡng chất, đưa các thuốc hoặc các chất cần thiết vào cơ thể.
Tuy nhiên không phải bất cứ trường hợp nào cũng có thể thực hiện phương pháp truyền nước. Việc lạm dụng truyền nước có thể gây ra những tác dụng không mong muốn nếu như không áp dụng đúng cách. Khi người bệnh xuất hiện một số tình trạng như là sốt cao, thiếu nước, cơ thể bị mỏi mệt, cần phải tiêm thuốc, đưa các chất dinh dưỡng vào cơ thể thì mới áp dụng truyền. Tốt nhất nên hỏi ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả tốt nhất khi dùng cách thức này.
Đối với người bệnh viêm phế quản có thể cần được truyền dịch trong các tình huống sau:
- Bù đắp lại lượng dịch trong cơ thể bị mất đi khi người bệnh bị sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy, bỏng nặng hoặc bị chấn thương gây chảy máu nhiều…
- Cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể qua đường tĩnh mạch khi người bệnh không thể ăn uống được do cơ thể suy kiệt, hôn mê, phẫu thuật đường ruột…
- Sử dụng dịch truyền để pha loãng với một số loại thuốc không thể tiêm trực tiếp vào trong mạch máu và phải đưa vào cơ thể một cách từ từ.
- Bù đắp và bổ sung các chất điện giải như là natri, kali, canxi, clo…
2. Người bị bệnh viêm phế quản nên truyền loại nước nào?
Việc truyền nước có thể được tiến hành dưới sự chỉ định của các chuyên gia, bác sĩ sau khi đã xác định được những thành phần thiếu hụt của cơ thể. Thông thường, bệnh nhân bị viêm phế quản có thể được tiêm truyền một trong số những nhóm chất dưới đây:
- Dung dịch glucose để giúp ổn định đường huyết trong cơ thể.
- Các chất điện giải cho bệnh nhân bị thiếu nước, thiếu máu như là: natri, kali…
- Nhóm các dưỡng chất cần thiết như là: vitamin, chất đạm, chất béo…
- Nhóm các chất bổ sung cho huyết tương.
Đa số các trường hợp mắc bệnh viêm phế quản có các triệu chứng như là sốt, ho, mỏi mệt sẽ được chỉ định truyền các chất điện giải như natri, kali… Một số người bị thiếu hụt các dưỡng chất, ăn kém, tụt đường huyết thì có thể tăng cường bổ sung dinh dưỡng bằng cách truyền các dịch vitamin, đạm, glucose…
Trước khi thực hiện truyền nước, người bệnh cần được xét nghiệm, kiểm tra đầy đủ để biết được những thành phần nào đang bị thiếu hụt trong cơ thể. Cần phải bổ sung chính xác các loại chất cần thiết, nếu như không đúng có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Trong quá trình truyền nước, cần phải có bác sĩ theo dõi cẩn thận để tránh xảy ra các sự cố nguy hiểm tới sức khỏe.
3. Những điều cần lưu ý đối với bệnh nhân bị viêm phế quản khi truyền nước
Trong quá trình truyền nước, người bệnh viêm phế quản cần chú ý một số điều dưới đây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và tăng cường hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất. Các điều cần lưu ý đó là:
- Các vật dụng, vật tư ý tế sử dụng trong quá trình truyền nước cần đảm bảo độ vô trùng, sạch sẽ tuyệt đối. Đặc biệt là kim tiêm dẫn truyền cần phải là loại mới hoàn toàn, được vô trùng để tránh mang các loại vi khuẩn hoặc virus lạ xâm nhập vào cơ thể.
- Tốc độ khi truyền nước cần phải được điều chỉnh và giữ ở mức độ phù hợp, không truyền quá nhanh hay quá chậm. Nên cố định dây truyền, người bệnh cũng nên nằm ở vị trí cố định, hạn chế việc di chuyển nếu không cần thiết để tránh tình trạng máu chảy ngược.
- Người bệnh cần cân nhắc lựa chọn tới các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín, những nơi có đầy đủ các trang thiết bị cần thiết để truyền nước. Điều này sẽ đảm bảo độ an toàn và đem đến hiệu quả tốt nhất.
- Tuyệt đối không được phép tự ý thực hiện truyền nước, truyền dịch tại nhà mà không có sự chỉ định của các bác sĩ, không có nhân viên y tế giám sát bên cạnh. Truyền nước loại nào, liều lượng và tốc độ truyền ra sao cần phải tuân theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ, chuyên gia y tế.
4. Một số biện pháp hỗ trợ điều trị viêm phế quản tại nhà
Ngày nay, việc truyền nước đã và đang được áp dụng một cách rộng rãi tại nhiều cơ sở, bệnh viện. Tuy nhiên, phương pháp này không phải lúc nào cũng phù hợp đối với mọi đối tượng. Để tăng cường hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh, người bệnh có thể thực hiện một số phương pháp dưới đây.
- Cải thiện chế độ ăn uống hàng ngày: Khi mắc bệnh viêm phế quản, hệ thống miễn dịch của người bệnh có xu hướng bị suy giảm. Điều trong những điều cần phải làm đó là cải thiện chế độ ăn uống để nâng cao được sức đề kháng, làm giảm tình trạng viêm nhiễm ở phế quản. Một số loại thực phẩm mà người bị viêm phế quản nên tăng cường bổ sung vào chế độ ăn uống đó là: các loại rau xanh, hoa quả giàu vitamin C, các thực phẩm giàu chất đạm, sinh tố, nước ép hoa quả, nước lọc, tỏi… Ngoài ra, cần phải hạn chế tối đa việc sử dụng các loại chất kích thích, đồ ăn nhiều chất béo, nhiều gia vị cay nóng có thể khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn.
- Dành thời gian nghỉ ngơi: Người bệnh đừng quên dành thời gian cho cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn để phục hồi sau những thời gian làm việc và học tập căng thẳng. Thay đổi để có lối sống lành mạnh, tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, thường xuyên rửa tay chân, vệ sinh phòng ở sạch sẽ. Tập thể dục thể thao đều đặn hàng ngày để nâng cao sức đề kháng, cải thiện sức khỏe để chống lại quá trình phát triển của vi khuẩn, virus trong cơ thể.
- Áp dụng một số mẹo dân gian: Áp dụng một số mẹo trong dân gian cũng là một biện pháp hữu hiệu để giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm phế quản. Các mẹo dân gian này thường có nguồn gốc từ các nguyên liệu thiên nhiên nên có tính an toàn cao, có thể thực một nhanh chóng và đơn giản ngay tại nhà. Một số bài thuốc dân gian mà người bệnh có thể áp dụng đó là: trà gừng, cam thảo, hay bài thuốc từ đơn tướng quân, bài thuốc từ tỏi, chè xanh…
Như vậy, bài viết đã cung cấp một số thông tin giải đáp câu hỏi người bệnh viêm phế quản có truyền nước được không? Điều này sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh và chỉ định của bác sĩ.
Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường.
Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp:
- Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
- Bổ sung các chất chống oxy hóa.
- Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
XEM VIDEO: TS Nguyễn Duy Nhứt chia sẻ về GHV KSOL trong hỗ trợ phòng và điều trị ung thư
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng