Viêm phế quản dạng hen có nguy hiểm không? Cách điều trị và biện pháp phòng tránh

Viêm phế quản dạng hen có nguy hiểm không là câu hỏi mà nhiều bệnh nhân thắc mắc bởi những người bị bệnh này thường gây ra những triệu chứng ho, khó thở, khò khè,…ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe cũng như cuộc sống người bệnh. Hãy cùng GHV KSol tìm hiểu để giải đáp viêm phế quản dạng hen có nguy hiểm không.

XEM THÊM:

1. Khái niệm viêm phế quản dạng hen

viem-phe-quan-dang-hen-co-nguy-hiem-khong
Viêm phế quản dạng hen là gì?

Viêm phế quản dạng hen xảy ra khi hen và viêm phế quản cấp tính xảy ra cùng lúc. Người bệnh bị viêm phế quản dạng hen có thể gặp 2 tình trạng như sau:

  • Viêm phế quản dạng hen co thắt: Đấy là bệnh thường xuất hiện trong khi giao mùa, có sự thay đổi thời tiết đột ngột. Được đặc trưng bởi các triệu chứng có tính chu kỳ như: Khó thở, thở khò khè và ho nhiều.
  • Viêm phế quản dạng suyễn: Đây là tình trạng niêm mạc phế quản bị viêm sưng và phù nề lâu ngày. Khi lên cơn suyễn, người bệnh có những cơn đau thắt ngực, khó thở và ho nhiều về đêm và luôn trong trạng thái mệt mỏi, toát mồ hôi.

2. Điểm khác biệt giữa viêm phế quản và hen suyễn

Viêm phế quản và hen suyễn là hai tình trạng bệnh có liên quan đến viêm đường thở.

Viêm phế quản cấp tính là tình trạng viêm tại niêm mạc đường thở, nguyên nhân gây ra bởi nhiễm vi khuẩn hoặc virus, và tình trạng này có thể tự khỏi sau một khoảng thời gian nhất định. Còn đối với viêm phế quản mãn tính thì có thời gian kéo dài lâu hơn, nguyên nhân chính của bệnh do tiếp xúc trong thời gian dài với các chất kích thích ngoài môi trường, chẳng hạn như khói bụi, khói thuốc hoặc các hóa chất độc hại.

Hen suyễn cũng là một dạng bệnh liên quan đến đường hô hấp nhưng nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do di truyền từ gia đình hoặc do cơ địa của người bệnh. 

Về diễn biến bệnh: Viêm phế quản cấp tính nếu được điều trị đúng và kịp thời có thể sẽ khỏi sau 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm sẽ chuyển sang viêm phế quản mạn tính. Hen suyễn là bệnh mãn tính nên rất khó để chữa trị và có thể theo người bệnh suốt cuộc đời. 

Về đối tượng mắc bệnh: Viêm phế quản có thể xảy ra đối với bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là những người có sức đề kháng kém. Còn hen suyễn, người mắc bệnh thường do cơ địa dễ bị dị ứng với những tác nhân gây ra các cơn hen. 

3. Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản dạng hen

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới bệnh viêm phế quản dạng hen. Trong đó, phổ biến nhất bao gồm:

  • Do ô nhiễm môi trường, khói thuốc lá và các hóa chất.
  • Các chất dễ gây ra các phản ứng dị ứng, chẳng hạn như nấm mốc, phấn hoa, bụi bẩn, lông thú cưng hay một số loại phụ gia thực phẩm.
  • Do sử dụng một số loại thuốc như thuốc chẹn beta, aspirin.
  • Thời tiết thay đổi thất thường, nhất là khi trời trở lạnh và khô hanh.
  • Do nhiễm vi khuẩn hoặc virus.
  • Tập thể dục quá độ hay do xúc động mạnh, như khóc hoặc cười.

XEM THÊM >>> Giải đáp: Bệnh nhân ung thư phổi có ăn được trứng vịt lộn không?

4. Các triệu chứng của bệnh viêm phế quản dạng hen

Triệu chứng của bệnh viêm phế quản dạng hen là sự kết hợp các triệu chứng của cả hai tình trạng hen suyễn và viêm phế quản, cụ thể như sau:

  • Thở khò khè.
  • Ho nhiều.
  • Khó thở.
  • Dễ hụt hơi.
  • Đau tức ngực.
  • Có nhiều chất nhầy dư thừa được sản xuất ở phế quản và gây ra đờm.
  • Thở nông và khó thở

Viêm phế quản dạng hen thực chất là một căn bệnh truyền nhiễm do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, bệnh không có khả năng lây lan trong cộng đồng.

5. Bệnh viêm phế quản dạng hen có nguy hiểm hay không?

Viêm phế quản dạng hen nếu như được chữa trị kịp thời khi các triệu chứng bệnh ở giai đoạn nhẹ thì khả năng chữa khỏi là rất cao. Người bệnh chỉ cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, đồng thời kết hợp với chế độ dinh dưỡng thì bệnh có thể thuyên giảm sau khoảng 1 – 2 tuần điều trị. 

Tuy nhiên nếu bệnh để quá lâu, cũng như điều trị không đúng phương pháp có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng liên quan tới đường hô hấp như: 

  • Xẹp phổi: Đây là biến chứng thường gặp nhất ở trẻ em của bệnh viêm phế quản dạng hen. Nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn tới tình trạng bại não. 
  • Tràn khí màng phổi: Khi các phế nang bị giãn rộng ra, mạch máu thưa thớt, phế nang khi đó không được nuôi dưỡng tốt nên sẽ rất dễ rách. Các triệu chứng điển của bệnh là đau tức ngực, khó thở, chân tay tím tái, mạch đập nhanh.
  • Hen suyễn bội nhiễm: Khi các vi khuẩn, virus không được tiêu diệt kịp thời, chúng sẽ phát triển và nhanh chóng lây lan gây ra nhiễm khuẩn phổi, phế quản và trở nặng khi thời tiết thay đổi. 
  • Tâm phế mạn tính: Biến chứng này thường xảy ra ở lứa tuổi trung niên. Bệnh có thể phát tán và lặp đi lặp lại ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh. 
  • Giãn phế nang đa tiểu thùy: Bệnh càng trở nặng thì phế nang của bệnh nhân giảm dần sự đàn hồi. Bệnh này khiến cho trẻ nhỏ phải gắng sức để thở.
  • Suy hô hấp mạn tính: Người bệnh bị suy hô hấp sẽ có những biểu hiện như thở nhanh và nông, tím tái ở môi và các đầu chi. Tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng nếu không xử lý kịp thời.

Đặc biệt, nếu thai phụ bị mắc viêm phế quản dạng hen suyễn ở tuần 24 – 36 của thai kỳ có thể gặp những biến chứng nguy hiểm khác như sản giật, xuất huyết âm đạo, sinh non.

6. Các phương pháp chẩn đoán bệnh viêm phế quản hen

Nếu phát hiện cơ thể của bạn có bất kỳ biểu hiện hay triệu chứng nào của bệnh, tốt nhất bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Bạn có thể sẽ được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán sau:

  • Đo phế dung: Đây là xét nghiệm giúp đo chức năng của phổi khi bạn hít vào và thở ra thông qua một ống ngậm được gắn vào phế dung kế.
  • Kiểm tra lưu lượng thở ra cực đại (PEF): Đây là xét nghiệm nhằm kiểm tra lực của không khí khi bạn thở ra.
  • Chụp X-quang ngực: Nhằm tìm kiếm bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của phổi có liên quan đến các tình trạng như khó thở, hoặc ho nhiều của bệnh nhân.

7. Viêm phế quản dạng hen có điều trị dứt điểm được không?

Viêm phế quản dạng hen thường do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Bệnh không truyền nhiễm và là bệnh mãn tính. Bệnh sẽ được cải thiện tốt theo thời gian, tuy nhiên không thể điều trị khỏi hoàn toàn.

Các biện pháp để điều trị bệnh đều nhằm mục đích cải thiện chức năng của phổi, cũng như giảm sự co thắt và ngăn chặn các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, người bệnh có thể dùng thuốc để dự phòng nếu các triệu chứng có dấu hiệu tái phát.

XEM THÊM >>> GÓC GIẢI ĐÁP: Ung thư phổi có uống được sữa ensure không?

8. Những phương pháp điều trị viêm phế quản dạng hen

Về nguyên tắc, các phương pháp điều trị bệnh viêm phế quản dạng hen cũng tương tự như những cách được dùng để điều trị cho cả hai tình trạng hen suyễn và viêm phế quản, bao gồm:

8.1. Sử dụng thuốc điều trị

Bác sĩ kê đơn và chỉ định uống thuốc để điều trị bệnh viêm phế quản dạng hen tương tự như cách điều trị bệnh viêm phế quản và hen suyễn như:

  • Các thuốc làm giãn phế quản có tác dụng ngắn hạn, chẳng hạn như albuterol.
  • Thuốc giãn phế quản có tác dụng dài, kết hợp với corticosteroid ở dạng hít.
  • Corticosteroid dạng hít.
  • Các thuốc ức chế thụ thể leukotriene.
  • Theophylline và cromolyn.
  • Các thuốc kháng cholinergic có tác dụng dài hạn.
  • Thuốc dạng hít kết hợp giữa thuốc giãn phế quản và steroid.
  • Các loại máy tạo hơi nước hoặc độ ẩm
  • Đặc biệt, đối với trường hợp bị nhiễm trùng đường hô hấp do một số loại vi khuẩn gây ra có thể điều trị bằng các thuốc kháng sinh.

Trong quá trình điều trị, bạn cũng nên hạn chế tiếp xúc với các tác nhân có nguy cơ cao gây kích hoạt các cơn hen suyễn.

8.2. Điều trị viêm phế quản thể hen tại nhà bằng các mẹo dân gian

Các bài thuốc chữa chứng ho nhiều, khó thở, ngạt mũi do bệnh gây ra đã được dân gian truyền tai nhau rất nhiều. Đây là những phương pháp giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả:

  • Lá tía tô: Chuẩn bị một nắm lá tía tô tươi, rửa sạch và 5 quả đại táo sau đó đem đi giã nhuyễn rồi chắt lấy nước cốt rồi đun sôi. Khi nước sôi thì cho vào ấm trà đã có sẵn lá tía tô, thêm 3 gam trà để hãm như hãm nước trà. Đợi khoảng 5 phút rồi bỏ ra uống. Sử dụng nước trà liên tục 2 lần mỗi ngày, sau 10 ngày bạn sẽ thấy giảm chứng khó thở, khò khè.
  • Mật ong và chanh: Vắt 1 quả chanh lấy nước cốt, bỏ hạt; thêm vào một thìa cà phê mật ong nguyên chất với 500ml nước ấm và khuấy đều rồi thưởng thức. Uống mỗi ngày 3 lần để giúp phế quản thông thoáng và tăng cường hệ miễn dịch.
viem-phe-quan-dang-hen-co-nguy-hiem-khong-1
Sử dụng mật ong và chanh để cải thiện tình trạng viêm phế quản dạng hen
  • Mật ong và quất: Rửa sạch 3 – 4 quả quất chín, sau đó thái miếng mỏng và cho vào chén. Thêm mật ong nguyên chất đến ngập hết quất rồi cho vào nồi cơm hấp hoặc hấp cách thủy trong khoảng 10 phút. Sau đó, lấy quất ra nhai từ từ hoặc pha cùng với nước ấm uống mỗi ngày sau khi ăn. 

8.3. Điều trị viêm phế quản dạng hen bằng bài thuốc Đông y

Nguyên tắc điều trị của các bài thuốc Đông y là loại bỏ căn nguyên gây ra bệnh kết hợp với cải thiện các triệu chứng bên ngoài, cũng như nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa tái phát. 

Một số bài thuốc đông y được đánh giá cao trong quá trình điều trị bao gồm:

  • Bài thuốc 1: Các dược liệu rẻ quạt, mai hoàng, tế tân, khoản đông hoa mỗi vị 15 gam; bán hạ, ngũ vị tử, tử uyển mỗi vị chuẩn bị 10 gam; sinh khương 5 lát. Sắc nhỏ lửa với khoảng 1,5 lít nước lọc cho đến khi cô đặc còn khoảng 2 chén nước thì tắt bếp. Ngày uống 2 lần vào buổi sáng và chiều để cải thiện bệnh.
  • Bài thuốc 2: 15 quả bạch quả; cam thảo, bán hạ mỗi vị lấy 10 gam; hạnh nhân, hoàng cầm, tô tử, khoản đông hoa, tang bạch bì mỗi vị lấy 15 gam. Sắc nhỏ lửa với khoảng 1,5 lít nước lọc. Uống đều đặn mỗi ngày 3 lần sau ăn.

9. Cách phòng ngừa bệnh viêm phế quản thể dạng hen

Theo các chuyên gia cho biết, cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh viêm phế quản dạng hen là tránh tiếp xúc với các chất dễ gây kích thích đường hô hấp. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể phòng tránh bệnh bằng những cách sau đây:

  • Đeo khẩu trang thường xuyên, che chắn mũi cẩn thận trước khi ra đường hoặc tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi. 
  • Thường xuyên hút sạch bụi bẩn nhà cửa và nơi làm việc sạch sẽ và thoáng khí. 
  • Tránh hạn chế tiếp xúc với những thú cưng như chó, mèo,… nếu bạn bị dị ứng với lông của chúng.
  • Có thể sử dụng bộ lọc không khí ở trong nhà hoặc nơi làm việc để giúp loại bỏ phấn hoa, bụi bẩn và những tác nhân gây kích ứng đường hô hấp. 
  • Giặt chăn ga, gối đệm trải giường sạch sẽ và phơi chúng dưới ánh nắng mặt trời. 
  • Không hút thuốc lá và cần tránh xa những người hút thuốc lá để hạn chế những ảnh hưởng đến phổi. Vì thuốc lá chính là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến tình trạng viêm phế quản dạng hen của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Vệ sinh tay, chân sạch sẽ để giúp ngăn ngừa sự nhiễm trùng lây lan mạnh hơn.
  • Để giảm tình trạng viêm nhiễm và đau họng, bạn có thể dùng nước muối sinh lý để súc miệng hàng ngày. 
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, cung cấp đầy đủ dưỡng chất và bổ sung vitamin C. Đồng thời, hạn chế các loại đồ ăn cay nóng, dễ gây dị ứng,…
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể tiêm vắc xin cúm để giúp phòng ngừa viêm phế quản. Hơn nữa, có thể dùng các loại thuốc dự phòng hen suyễn để giúp cải thiện hay kiểm soát tình trạng bệnh. 

Nếu sau một thời gian điều trị mà bệnh tình vẫn không có dấu hiệu cải thiện hoặc bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, bạn cần phải đến bệnh viện hay các cơ sở y tế để được bác sĩ khám và điều trị kịp thời.

Trên đây là những kiến thức giải đáp thắc mắc viêm phế quản dạng hen có nguy hiểm không? để mọi người có thể hiểu rõ và biết cách phòng ngừa cũng như tìm ra hướng điều trị phù hợp để cải thiện bệnh và đảm bảo sức khỏe của chính bản thân.

Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường. 

Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp: 

  • Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
  • Bổ sung các chất chống oxy hóa.
  • Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
GHV KSOL de khang
GHV KSOL

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7