Viêm tuyến nước bọt nổi hạch có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?
Nội dung bài viết
Viêm tuyến nước bọt nổi hạch là bệnh phổ biến, xảy ra ở mọi đối tượng với triệu chứng chung là sưng đau. Vậy bệnh viêm tuyến nước bọt có nguy hiểm không? Điều trị thế nào hiệu quả? Các bạn hãy cùng GHV KSOL theo dõi nội dung dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
XEM THÊM:
- Chia sẻ của người lính già ung thư tuyến yên – Để thêm những nụ cười
- Bệnh ung thư tuyến nước bọt: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
- Cẩn thận với những biểu hiện của bệnh ung thư miệng
1. Viêm tuyến nước bọt nổi hạch là gì? Nguyên nhân do đâu?
Viêm tuyến nước bọt là bệnh lý phổ biến, có thể xảy ra ở bất cứ ai. Bệnh bùng phát nhiều vào mùa lạnh với biểu hiện điển hình là sưng dưới hàm, sốt cao, mệt mỏi, buồn nôn kéo dài nhiều ngày.
Viêm tuyến nước bọt hình thành và phát triển là do một số nguyên nhân sau:
- Sỏi tuyến nước bọt: Khi có sỏi tuyến nước bọt hình thành, gây tắc tuyến nước bọt sẽ gây ra tình trạng viêm tuyến nước bọt nổi hạch. Những dạng sỏi này là sự tích tụ trong tuyến mang tai hoặc tuyến nước bọt ở khoang miệng lượng canxi và photphat, có cấu trúc cứng. Bệnh không chỉ gây nổi hạch mà còn nhiễm trùng, gia tăng nguy cơ viêm, áp-xe.
- Vi khuẩn: Đây là nguyên nhân chính gây viêm tuyến nước bọt. Trong đó, vi khuẩn phổ biến nhất là Staphylococcus aureus. Ngoài ra, còn có một số loại vi khuẩn khác nhưng không phổ biến là Haemophilus Influenza, E.coli, liên cầu khuẩn.
- Virus: Virus Herpes, cúm A hay HIV, quai bị cũng có thể khiến tuyến nước bọt bị nhiễm trùng. Trong đó, viêm tuyến nước bọt do quai bị là phổ biến hơn cả và hầu như ai cũng phải trải qua ít nhất một lần trong đời.
- Một số bệnh lý khác cũng khiến tuyến nước bọt giảm tiết, gây viêm tuyến nước bột như bệnh u hạt, hội chứng Sjogren, khối u vùng đầu mặt cổ, suy dinh dưỡng…
2. Nhận biết viêm tuyến nước bọt như thế nào?
Viêm tuyến nước bọt nổi hạch có những triệu chứng đau mỏi hàm. Dấu hiệu điển hình như sau:
- Khu vực dưới một hoặc hai bên hàm có nổi u cục hoặc sưng to. Nếu bệnh nghiêm trọng thì hạch lớn khiến cổ bạch, cằm xệ, đường xương hàm không thấy rõ.
- Căng bóng vùng da khu vực quanh hàm cùng tình trạng đỏ ửng, có cảm giác nóng đau khi sờ vào. Nếu nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn thì sẽ có hiện tượng lõm da khi ấn vào. Ấn vào sẽ không lõm da nếu nguyên nhân là do virus.
- Lượng nước bọt tiết ra ít hơn và dù bạn đã uống nhiều nước nhưng vẫn thấy khô miệng. Kèm theo đó là triệu chứng viêm họng, giọng nói thay đổi.
- Viêm tuyến nước bọt sẽ khiến vị giác của người bệnh bị ảnh hưởng.
- Vùng tuyến nước bọt có thể bị sưng từ bên trong nếu nguyên nhân là di vi khuẩn. Khi chạm vào sẽ gây ra tình trạng chảy mủ.
- Hơi thở của người bệnh có mùi hôi, cảm giác đau hàm và việc mở to miệng không thể thực hiện được.
- Mô và hàm bị cứng do hạch sưng. Việc nhai và mở to hàm sẽ gặp khó khăn. Thậm chí, người bệnh còn bị đau một bên mặt nếu như hạch lớn, gây chèn ép dây thần kinh.
- Người bệnh cũng có thể bị sốt nhẹ do hạch sưng to hoặc gây đau nhức cơ và ớn lạnh.
3. Viêm tuyến nước bọt nổi hạch có nguy hiểm không?
Viêm tuyến nước bọt nổi hạch hầu như chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu nhất thời. U hạch ở tuyến nước bọt do mô mềm sưng tấy, là khối u lành tính nhưng cần phải điều trị viêm tuyến nước bọt cho khỏi thì hạch mới biến mất.
Những trường hợp u tuyến nước bọt là u phì đại gây chèn ép dây thần kinh, mạch máu. Chúng sẽ phát triển lớn dần theo thời gian và nếu không được xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng đến cử động một phần hoặc toàn bộ mặt.
Ngoài ra, khi tuyến nước bọt bị viêm và nổi hạch cũng có thể gây ra những triệu chứng khó lường vì sự tấn công của vi khuẩn, virus. Bệnh có thể gây ra biến chứng áp xe nếu không được phát hiện, điều trị sớm. Nguy hiểm hơn tình trạng nhiễm trùng còn có thể lây lan sang những phần khác của cơ thể, dẫn đến viêm họng Ludwig, viêm mô tế bào.
Khi các biến chứng xảy ra, việc điều trị sẽ khó khăn và phức tạp hơn. Thời gian chữa trị cũng lâu và thường sẽ phải can thiệp bằng tiểu phẫu hoặc phẫu thuật.
4. Viêm tuyến nước bọt điều trị thế nào?
Bác sĩ sẽ căn cứ cụ thể vào mức độ bệnh, triệu chứng để áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Phổ biến nhất là những phương pháp sau:
4.1. Sử dụng thuốc
Đây là cách đơn giản và thường được áp dụng cho những trường hợp bệnh nhẹ. Các loại thuốc thường được chỉ định là:
- Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh là lựa chọn hữu ích để điều trị viêm tuyến nước bọt do vi khuẩn. Tác dụng của thuốc nhằm ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn, cải thiện triệu chứng của bệnh như sốt, có mủ, viêm nhiễm trùng…
Thuốc kháng sinh điều trị viêm tuyến nước bọt
Bác sĩ cũng có thể chỉ định sử dụng kháng sinh cho trường hợp nhiễm trùng tái phát do viêm tuyến nước bọt. Mục đích là phòng ngừa tình trạng rối loạn chức năng các tuyến nước bọt.
- Một số loại thuốc khác
Ngoài ra, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thêm một số loại thuốc kháng để giảm triệu chứng như thuốc giảm đau, chống viêm, chống phù nề… Tuy nhiên, các loại thuốc này sẽ được cân nhắc chỉ định dựa vào triệu chứng của bệnh.
4.2. Phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp điều trị viêm tuyến nước bọt nổi hạch mang lại hiệu quả cao và hầu như là triệt để. Tuy nhiên, phẫu thuật cũng có những biến chứng và tỷ lệ rủi ro nhất định nên chỉ thật sự cần thiết bác sĩ mới chỉ định phương pháp này. Thông thường, phẫu thuật chỉ được thực hiện khi tình trạng hạch gây sưng to, vỡ dẫn đến nhiễm trùng. Hoặc viêm tuyến nước bọt bị viêm nhiễm nặng.
Bác sĩ sẽ cân nhắc làm tiểu phẫu đối với trường hợp viêm tuyến nước bọt có dẫn lưu mủ. Lúc này, tiểu phẫu sẽ nhằm loại sạch mủ và tránh viêm nhiễm, tái phát.
Sau khi hoàn tất phẫu thuật hoặc tiểu phẫu, người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ nghỉ ngơi, chăm sóc, vệ sinh vết mổ.
4.3. Biện pháp chăm sóc tại nhà
Để gia tăng hiệu quả điều trị, người bệnh nên tuân thủ nguyên tắc chăm sóc tại nhà như sau:
- Để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng lây lan,bạn hãy vệ sinh răng miệng bằng chỉ nha khoa.
- Dùng nước muối sinh lý ấm súc miệng hàng ngày để hạn chế nhiễm trùng và giữ ẩm khoang miệng.
- Uống nhiều nước lọc từ 2 – 2,5 lít mỗi ngày để tạo ra nhiều nước bọt hơn nhằm đào thải vi khuẩn cũ ra ngoài.
- Tránh rượu bia, thuốc lá, các đồ uống có cồn, có gas, thực uống hay đồ ăn chứa hàm lượng axit cao.
Viêm tuyến nước bọt nổi hạch là căn bệnh phổ biến và cần được thăm khám, điều trị sớm để tránh biến chứng xảy ra. Đồng thời, tuân thủ theo đúng nguyên tắc chữa bệnh của bác sĩ để đạt được hiệu quả cao.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Phức hệ Nano Extra XFGC – GHV KSOL
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng