Vượt qua khó khăn ngày hôm nay để chào đón ngày mai

VTV2 Hành trình cùng bạn số 21: Chìa khóa giúp cô giáo mầm non chiến đấu ung thư di căn

Bài dự thi: SỐNG NHƯ NHỮNG ĐÓA HOA – VƯƠN VỀ PHÍA MẶT TRỜI

Tác giả: Đoàn Thị Thoan

XEM THÊM:

 Vượt qua khó khăn ngày hôm nay để chào đón ngày mai

Tôi sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo khó và lớn lên tại một làng quê nông thôn thuộc xã Dương Quang, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Tôi là con gái duy nhất trong số 4 anh chị em, ngoài việc học, 4 anh em tôi phải đi lấy rau lợn, rau bò phụ giúp bố mẹ. Cứ thế, thời gian dần trôi đi, bao nỗi vất vả của bố mẹ và sự cố gắng của 4 anh em tôi đã được đền đáp. Cả 4 anh em đều được học hành, có nghề nghiệp và công ăn việc làm ổn định.

Ở độ tuổi Canh Thân – sinh năm 1980, tôi đứa con gái duy nhất ở làng đi học đầy đủ và tháng 8/2001 có được tấm bằng trung cấp sư phạm chuyên ngành mầm non chính quy đi xin việc. Ai cũng bảo, tuổi Canh Thân vất vả, kém may mắn, nhất lại là nữ càng vất vả hơn. Nhưng tôi luôn nghĩ đến câu nói của dân gian để lại “Tuổi Thân thì mặc tuổi Thân, sinh vào giờ Dần vẫn sướng như Tiên” và rồi cuối cùng thì may mắn cũng đã đến với tôi. Tôi được nhận luôn vào làm cô giáo mầm non ở trường công lập của xã và được hưởng lương của Phòng Giáo dục.

Tháng 11/2001, tôi xây dựng gia đình. Chồng tôi là người cùng thôn, bố anh mất sớm, anh phải bỏ học giữa chừng để phụ mẹ nuôi 3 em. Cả 2 bên gia đình đều là nông dân nghèo và đông con, vợ chồng chúng tôi lấy nhau, xuất phát điểm là ở ngôi nhà cấp 4, nền đất, trong nhà không có vật dụng gì quý giá. Tôi nhớ rất rõ buổi tối đầu tiên về nhà chồng, bố tôi gọi chồng tôi lại uống nước và bảo “Bố không có tiền cho con gái làm của hồi môn, bố chỉ có cái chữ cho nó, 2 đứa về bảo nhau làm ăn, tự lo cuộc sống”. Đến tận bây giờ, mỗi khi nghĩ đến câu nói đó, 2 vợ chồng tôi đều chảy nước mắt. Tôi rất may mắn khi được sinh ra trong một gia đình tuy nghèo nhưng bố mẹ chú trọng việc học hành của con cái, và may mắn hơn nữa chồng tôi là người hiền lành, chăm chỉ, chịu khó, tiết kiệm vun vén cho gia đình. Năm 2002, tôi sinh cháu gái đầu lòng; năm 2008, tôi sinh cháu trai thứ 2. Cuộc sống dần dần ổn định và khá hơn, có công việc thu nhập đều, chúng tôi sửa sang trang trí nhà cửa, mua sắm vật dụng. Là chị dâu lớn duy nhất trong gia đình, tôi luôn ý thức được trách nhiệm của mình với gia đình, với mẹ chồng và các em, các cháu bên chồng. Khi các em chồng sinh con hay các con, các cháu ốm…, tôi đều đứng lên lo việc. Chủ Nhật hàng tuần, tôi thường xuyên cải thiện bữa cơm gia đình, mời các em, các cháu đến ăn cùng cho vui vẻ, hòa thuận. Không phải là cuộc sống dư giả hay tiêu sài hoang phí, mà tôi nghĩ đây là sự kết nối tình thân gia đình. Bằng tình yêu thương, trách nhiệm, sự chia sẻ từ cái tâm của mình, tôi được gia đình nhà chồng rất yêu quý, mọi sự cố gắng đều được đền đáp. Khi lấy nhau được tròn 15 năm, năm 2016 chúng tôi xây được ngôi nhà 2 tầng với mặt bằng 70m2. Người thân, bạn bè, làng xóm đều mừng và phấn khởi cho chúng tôi vì 2 vợ chồng đều công việc ổn định, đi làm được cấp trên tin tưởng, đồng nghiệp quý mến, con ngoan học giỏi, lại luôn được cả gia đình nhà chồng yêu thương; có nhà đẹp để ở, không còn cảnh phải lấy chậu thau hứng dột, không còn cảnh khi trời nóng cả nhà phải chui vào trong một cái buồng bé xíu để nằm chỉ có duy nhất một cái điều hòa. Cuộc sống có thể nói là viên mãn.

Thế nhưng đúng là không ai biết trước được điều gì, tôi còn nhớ như in, một buổi sáng ngày hè tháng 7/2018, khi đưa em chồng đi mổ u tuyến giáp ở Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, trong thời gian chờ đợi, tôi tranh thủ đi khám. Bác sĩ bảo tôi có u mỡ ở thành bụng, nên phẫu thuật. Chiều hôm đó, một mình tôi quay về Bệnh viện tuyến huyện khám lại lần nữa và Bác sĩ cũng tư vấn nên phẫu thuật. Tôi gọi điện về cho chồng, bàn với gia đình và thống nhất nhập Viện. Ngày 18/7/2018, tôi đã được phẫu thuật và nằm điều trị tại Bệnh viện huyện, 5 ngày sau thì được bác sỹ thông báo rằng kết quả xét nghiệm bệnh phẩm u mỡ của tôi có tế bào ác tính, tôi cần chuyển sang Bệnh viện K Trung ương để điều trị tiếp. Tôi là người rất nghị lực, rất bình tĩnh nhưng lúc đó cũng vô cùng sốc, hoang mang, lo sợ và bối rối, nước mắt cứ thi nhau trào ra, không nói được gì. Rồi tôi cố tĩnh tâm, gọi chồng ra làm thủ tục chuyển viện và ăn một bữa cơm nhiều gấp 2 lần so với bình thường vì tôi nghĩ mình cần có sức khỏe để chuẩn bị cho đợt điều trị lâu dài.

Vợ chồng tôi mang mẫu bệnh phẩm sang Bệnh viện K Trung ương để xét nghiệm lại lần nữa, vẫn nuôi hy vọng là nhầm, nhưng kết quả vẫn vậy – tôi đã bị ung thư. Tôi suy nghĩ nhiều lắm, mất 3 đêm liền không ngủ, lo lắng không biết bố mẹ biết mình bị bệnh sẽ đau khổ thế nào, mọi người nhìn mình bằng con mắt thế nào, tôi không muốn ai phải thương hại mình, thấy tiếc nuối cuộc sống đang vui vẻ, hạnh phúc và thương chồng thương con vô cùng, bây giờ mình chết sớm thì các con mình sẽ ra sao… Bao nhiêu câu hỏi đặt ra và cuối cùng 2 vợ chồng thống nhất chỉ nói bệnh của tôi cho các anh em và chị em của tôi biết.

Xác định ung thư như là bệnh mãn tính, phải sống chung với nó, nếu chỉ nghĩ tới cái chết là sẽ thua cuộc, cần phải tin tưởng vào bác sỹ, tin tưởng vào khoa học – thế là bắt đầu cuộc hành trình chữa bệnh. Những ngày đầu tiên, chồng tôi và anh trai lớn của tôi đi cùng, 2 người vừa thương tôi vừa lo lắng, chân bước run run, nhiều lúc không vững khi bước lên những bậc cầu thang. Hiểu được sự lo lắng đó, tôi phải cố gắng tự an ủi mình và động viên 2 người bằng những nụ cười và sự lạc quan. “Mỗi người mỗi số phận, còn điều trị được tức là còn sống được thêm, em vẫn hạnh phúc hơn những người bị tai nạn ra đi luôn, không thể trở về nên mọi người đừng buồn và lo lắng quá” – tôi nói như vậy với chồng và anh trai mình, rồi chúng tôi cùng cười. Cũng may mắn khi sang Viện K, tôi gặp được một phụ huynh học sinh là bác sĩ Khoa X-Quang đã giúp tôi hoàn thiện hồ sơ để nhập viện. Tại đây, các bác sỹ quyết định mổ lại cho tôi vì cần phải thực hiện cắt bỏ khối u và hạch triệt để hơn. Vậy là 20 ngày sau cuộc phẫu thuật tại Bệnh viện huyện, ngày 08/08/2018, tôi trải qua cuộc phẫu thuật lần thứ 2. Phải trải qua liên tiếp 2 cuộc mổ và áp lực tâm lý nặng nề do mắc phải bạo bệnh, sức khỏe của tôi rất yếu. Nhưng với nghị lực của bản thân cùng với sự chăm sóc chu đáo ân cần của các chị dâu, em chồng, tình cảm ấm áp từ những người thân, sự động viên, chia sẻ của bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp đã giúp tôi vượt qua lúc đau đớn nhất. Hết một tuần điều trị tại khoa ngoại của Bệnh viện K tôi về nhà dưỡng bệnh. Được 14 ngày thì cắt chỉ, nhưng không may ở phần da bụng nhiều mỡ nên bị 2 mũi không lành. Đúng hôm trời mưa to, gió lớn, 2 vợ chồng lại phải bắt taxi sang Viện K khâu lại, chờ suốt từ 2 giờ chiều đến 6 giờ tối do bác sĩ phải đi mổ cấp cứu, mệt mỏi và đói. Khủng khiếp hơn là phải khâu sống (không dùng thuốc tê) để cho vết thương mau lành, trong phòng thủ thuật tôi cảm nhận được từng mũi kim khâu đang cắm vào da thịt mình, đau đơn và choáng váng… Đứng ngoài phòng chờ, chồng tôi chảy nước mắt khi nghe rõ tiếng tôi kêu đau. Khâu xong, 2 vợ chồng đưa nhau về nhà. Kiên quyết không uống giảm đau vì sợ vết thương lâu lành và hại gan, tôi cắn răng chịu đựng vượt qua một đêm dài đau đớn. Thời gian rồi cũng qua nhanh, khi vết thương lành, tôi đã cố gắng đi làm trở lại vì không muốn gia đình, mọi người lo lắng, đó cũng là cách để tôi kéo cuộc sống trở lại như bình thường.

Ngày 11/9/2018 tôi chuyển từ khoa Ngoại sang khoa Xạ của Bệnh viện K. Tôi lo lắng lắm, vì nghe mọi người nói xạ là chết, là đau đớn, nhiều tác dụng phụ, bỏng rát, ảnh hưởng nhiều thứ… Tôi đã nghe tư vấn Bác sĩ và bình tĩnh tìm hiểu qua mạng để sẵn sàng cho cuộc chiến với xạ trị. Phác đồ 25 lần chiếu xạ, giờ nghĩ lại tôi vẫn thấy sợ, 1 tuần xạ 5 lần vào các buổi chiều. Báo cáo cấp trên cho tôi đi tiêm chứ không hề nói đi xạ, đồng nghiệp vẫn nghĩ tôi đi tiêm và đặt câu hỏi sao lâu lành thế hay vết thương đau quá! Tôi chỉ cười không nói gì. Hàng xóm, họ hàng thì chỉ nghĩ tôi vẫn đi làm như bình thường nên không ai quan tâm đến việc đi Viện của tôi. Tôi phải tự đi để chồng đi làm mới có tiền chữa bệnh, không thể nghỉ mãi được. Hàng ngày, sáng đi làm, 12 giờ về ăn cơm trưa, 12h30 tôi đi xe máy ra bến xe buýt bắt xe ra Viện K để xạ trị, truyền dịch. Hơn 5 giờ chiều, có hôm 6 giờ lại bắt xe buýt về. Đó thực sự là chuỗi ngày dài dòng dã mệt mỏi và nhọc nhằn, hôm nào cũng xạ ở tầng 1 rồi leo cầu thang bộ lên tầng 3 cắm kim truyền. Có hôm mới leo được đến tầng 2 mà phải nghỉ chân vì quá mệt, đã thế lúc nào cũng sợ gặp người quen và luôn phải cố gắng tỏ ra bình thường. Ở bệnh viện mọi người bảo tôi giống như đi đưa người nhà đi chữa bệnh, không phải là bệnh nhân, tôi cũng vui lắm vì chắc là nhìn mình khỏe mạnh họ mới nói như vậy. Có hôm con gái lớn của tôi thương mẹ đi một mình nên muốn đi cùng, chỉ để cho mẹ vui và động viên mẹ. Những lúc như thế tôi càng phải cố thể hiện rằng mình vẫn ổn để bớt phần lo lắng cho con, khi truyền xong 2 mẹ con đi xe buýt vào siêu thị mua sắm, ăn uống cho vui vẻ để thay đổi không khí và cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn. Tôi luôn nghĩ mình cần phải cố gắng, vì mình, vì chồng con để cố gắng hơn nữa,

Cuộc sống đúng là còn nhiều điều bất ngờ có thể xảy ra, Trong khi tôi đang phải gồng mình chống chọi bệnh tật, gồng mình nghị lực để động viên người thân cho họ yên tâm về mình thì một cú sốc lớn lại đến với tôi và bố mẹ tôi. Anh trai thứ 2 của tôi đang sống khỏe mạnh và làm việc bình thường thì bất ngờ bị bị đột quỵ ra đi. Hôm đưa tang anh trai tôi, tất cả mọi người lo công việc, một mình tôi nằm trong căn phòng bé nhỏ khóc cả ngày, đau lắm, khó thở lắm, ngột ngạt lắm. Ông trời đối xử với tôi, với bố mẹ tôi như vậythật không công bằng, khi một đứa con đang điều trị bệnh ung thư, một đứa đột ngột ra đi, người tóc bạc tiễn người tóc xanh. Cú sốc này quá lớn, nhưng tôi lại phải tự động viên mình, biết rằng ốm mệt sẽ không đủ sức chống chọi với bệnh tật rồi cả nhà lại phải lo cho mình, nếu không có họ thì mình không biết phải làm gì nữa tiếp theo nữa…

Khi hết 25 lần xạ trị, bác sỹ quyết định cho tôi xạ 5 lần nữa. Vậy là tổng cộng 30 lần xạ, 30 buổi chiều khó khăn vất vả rồi tôi cũng vượt qua. Ngày 03/11/2018, tôi cầm tờ Giấy ra viện bước chân ra khỏi Bệnh viện K, một số người cùng ra nói đùa với nhau “Cầm Thẻ ra viện mà hào hứng như nhận tấm bằng tốt nghiệp”. Đúng vậy, những người bệnh như tôi chỉ mong nhanh đến ngày được ra viện. Tôi vui lắm, vì bác sỹ nói bệnh của tôi đã ổn, cố gắng ăn uống, giữ gìn sức khỏe, 3 tháng định kỳ đi kiểm tra lại. Cuộc sống của tôi đã trở lạinhư trước, hàng ngày không phải đi xe buýt chữa bệnh nữa, tôi đi làm như người bình thường rồi về nhà chăm sóc gia đình, tham gia các hoạt động xã hội của thôn xóm như thi văn nghệ, thể dục thể thao. Các lần tham gia thi ở thôn, tôi đều có giải, đóng góp một phần không nhỏ vào thành tích của thôn. Tôi rất vui vì mình tiếp tục được sống có ích và tự điều chỉnh giờ làm việc, nghỉ ngơi, chế độ ăn uống. Tôi ăn những món ăn tươi, hạn chế thịt đỏ, đồ ăn sẵn nhưng vẫn phải cân bằng chất dinh dưỡng, sáng dậy tập thể dục đi bộ khoảng 30 phút, chiều tập thể dục khoảng 1 giờ, mỗi tuần 3 buổi tập Yoga. Sau một thời gian, sức khỏe của tôi dần ổn định, cuộc sống vui khỏe hẳn lên. Cả gia đình đều thán phục tôi, chồng tôi thường nói với các con: “Mẹ các con chính là nhân chứng sống cho sự nghị lực vượt qua bệnh tật của bản thân”. Tôi biết rõ rằng mình được như vậy là nhờ nghị lực của chính bản thân mình và sự tiếp sức bằng tình yêu thương trách nhiệm của cả gia đình, sự quý mến của hàng xóm, sự động viên chia sẻ của đồng nghiệp dành cho tôi.

Kể từ ngày ra viện, tác dụng phụ của xạ trị kéo dài gần một tháng trời vì vết bỏng của xạ trị, đau rát, bất tiện trong việc mặc quần áo, đi lại, sinh hoạt, ăn uống… rồi cũng qua. Tôi vẫn thường xuyên đi khám định kỳ 3 tháng một lần, mỗi lần đến kỳ tái khám, tôi đều có cảm giác lo lắng, bồn chồn khi ký ức về những chuỗi ngày vất vả, đau đớn ở bệnh viện luôn hiện hữu. Nhưng bằng lỹ trí, tôi lại tự mình trấn tĩnh, tự nhủ cho dù kết quả thế nào mình vẫn phải đón nhận một cách nhẹ nhàng. Tôi vui khi mỗi lần tái khám nhận được kết quả tốt và tin vào sự nỗ lực của mình đã được đền đáp.

Nhưng chỉ được 13 tháng kể từ ngày phát hiện ra bệnh, đến tháng 8/2019 tôi bị ho kéo dài, uống thuốc rồi tiêm cũng không khỏi, đêm đến thì ho suốt, không ngủ được. Tôi thấy rõ sức khỏe của mình không ổn, chồng tôi giục đi khám, sáng sớm hôm sau tôi bắt xe buýt đi khám một mình. Xét nghiệm máu, siêu âm thì vết mổ cũ ổn, nhưng khi chụp X-Quang phổi và chụp cộng hưởng từ thì bác sĩ bác sỹ kết luận trong phổi có khối u, vậy là bệnh ung thư của tôi đã tái phát và di căn và lại phải chuyển tới Bệnh viện K để điều trị. Hoang mang, mệt mỏi lắm nhưng tôi biết rằng mình phải cố gắng để chuẩn bị cho chuỗi ngày tháng tiếp theo, cố tỏ ra bình tĩnh để động viên chồng, tôi bảo anh về thẳng cơ quan anh, còn tôi về trường báo cáo với lãnh đạo sắp xếp công việc cho tôi đi Viện. Dịp đó trường tôi có hai sự kiện lớn là tổ chức Lễ khai giảng và Tết Trung thu. Tôi là 1 giáo viên rất năng động, làm việc hiệu quả, được đồng nghiệp và cấp trên rất quý mến nên nếu biết tôi bị bệnh mọi người sẽ lo lắng, thương cảm, nhìn nhau rồi lại khóc sẽ mất không khí vui tươi của hai ngày đó nên tôi cũng chỉ nói là đi Viện tiêm chữa ho.

Nhập Viện K3, khi biết phải truyền hóa chất tôi rất lo lắng và suy sụp.  Tôi nghe nhiều người nói truyền hóa chất là sẽ rất nhanh chết, nên uống thuốc lá. Nhưng tôi chưa thấy ai khỏi bệnh bằng thuốc lá và nghĩ rằng nếu có thì chắc là cũng rất hiếm. Bệnh này hiện chỉ có các phương pháp điều trị Tây y để kéo dài sự sống, cần phải tin vào Y  học, nhất định phải đến bệnh viện điều trị, sau đó thế nào sẽ tính tiếp. Trong thời gian về nhà chờ hóa trị, tôi luôn tạo bầu không khí vui tươi , thoải mái, làm việc khoa học hơn, tạo thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, ăn đầy đủ chất hơn, tranh thủ tập thể dục đều đặn vì sợ sau khi truyền háo chất sẽ mệt sẽ không tập được nữa. Đồng thời, hai vợ chồng tổ chức họp gia đình, động viên tư tưởng cho bố mẹ, các anh chị em ruột để mọi người chuẩn bị tinh thần, xác định cuộc chiến lâu dài, sẵn sàng đối mặt và chấp nhận mọi tình huống xấu có thể xảy ra. Tôi luôn nói mọi người hãy cố gắng thoải mái, vui vẻ để tôi có thể yên tâm chữa bệnh, tôi đã trưởng thành, có hiểu biết nên mọi quyết định về điều trị bệnh là do tôi, mỗi người một mệnh, mỗi người mỗi bệnh, sống đến đâu hưởng đến đó, không quan trọng sống dài hay ngắn mà quan trọng là chất lượng cuộc sống. Đến nay tôi cũng đã được sống hạnh phúc, con cái đầy đủ và cũng lớn rồi, cả họ nhà chồng thương yêu, công việc lại ổn định, cấp trên và đồng nghiệp luôn tin tưởng và yêu quý, nói chung nếu giờ có tuyệt mệnh thì cuộc sống của tôi cũng đã tốt đẹp hơn so với rất nhiều những người khác. Thế nên dần dần cả gia đình đã chấp nhận sự việc một cách thoải mái hơn, mọi người tự phân công nhau, các anh em thì lo việc gia đình, còn các chị em sẽ sắp xếp công việc để dành thời gian thay nhau chăm lo cho tôi ở viện.

Tôi trong cuộc phỏng vấn với Đài truyền hình VTV
Tôi trong cuộc phỏng vấn với Đài truyền hình VTV

Động viên mọi người như vậy nhưng bản thân tôi cũng vẫn lo lắm, Tôi không sợ mình chết sớm, mà tôi lo là nếu mình chết sớm sẽ trùng tang vì anh trai tôi vừa mới giỗ đầu, bố mẹ tôi sẽ đau khổ vô cùng. Rồi tôi lo mình chết sớm đúng dịp con gái lớn ôn thi đại học sẽ làm ảnh hưởng tâm lý và tương lai của con sau này. Đặc biệt chồng tôi, chưa bao giờ anh khóc nhiều đến như thế, anh gầy hẳn đi, tóc bạc trắng, da sạm… Cảm nhận được tất cả sự lo lắng của mọi người, tôi đã cố gắng sống làm việc, sinh hoạt bình thường, đồng thời hai vợ chồng lên mạng tìm hiểu về phương pháp hóa trị và tìm những thực phẩm chức năng hay loại thuốc nào cho bệnh nhân ung thư phổi di căn như tôi. Cũng là cái duyên khi chồng tôi đọc được bài viết trên mạng nói về chú Trần Xuân Chín ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc, người đã sống khỏe với bệnh ung thư phổi đã di căn được 5 năm nhờ sử dụng sản phẩm  KSol. Chồng tôi đã liên lạc với chú Chín, nhưng không may buổi sáng gọi chú không nghe điện thoại, chúng tôi đã nghĩ hay là trang quảng cáo lừa, nhưng đến buổi chiều thì thấy chú Chín gọi lại cho chồng tôi. Không biết cụ thể cuộc trò chuyện diễn ra như thế nào, nhưng sau đó chồng tôi đã đặt mua luôn sản phẩm KSol. Tôi uống KSol theo liều lượng Chú Chín đã chia sẻ được một tuần trước khi nhập viện hóa trị và duy trì liên tục cho đến bây giờ.

Đêm 11/9/2019 (ngày 13/8 âm lịch), trường tôi phối hợp với UBND huyện tổ chức Đêm hội trăng rằm cho trẻ rất thành công. Nhân dân, phụ huynh, giáo viên nhân viên và các con học sinh phấn khởi vì đã có một đêm Trung thu dành cho trẻ em trong xã thật ý nghĩa và vui vẻ. Xong việc, 22h20 phút, tôi về nhà và bắt đầu chuẩn bị đồ dùng cá nhân bắt đầu cho một tuần nằm viện. Đêm đó, tôi không ngủ được, bồn chồn, lo lắng không biết mình rồi sẽ bị tác dụng phụ của hóa chất như thế nào, sau một tuần liệu có còn khỏe mạnh đi lại không, chắc chắn rồi sẽ bị rụng hết tóc, mọi người sẽ biết tôi bị bệnh và thương hại tôi, triền miên suy nghĩ rồi mệt quá tôi cũng chìm vào giấc ngủ.

Một ngày mới bắt đầu, cũng là ngày đầu tiên như một bước ngoặt cuộc đời của tôi, đúng 7h30p, hai vợ chồng bắt xe buýt ra Viện K3 Tân Triều, 9h bắt đầu truyền hóa chất. Hồi hộp, lo lắng…, ngày hôm đó hai vợ chồng thức trắng đêm và truyền đến tận 5 giờ sáng hộm sau mới hết số hóa chất và dịch. Ngày thứ hai, thứ ba cho đến hết 6 ngày các em gái nhà chồng thay nhau chăm sóc tôi. Tôi cảm thấy rất yên tâm vì được các cô em chăm sóc chị chu đáo, chăm lo từng li từng tý, không để cho tôi phải suy nghĩ hay buồn phiền. Mọi người xung quanh ai cũng bảo không biết cô giáo sống đối xử với nhà chồng thế nào mà các bà cô bên chồng chăm sóc hơn cả chị em ruột. Nghe mọi người nói như vậy tôi vui lắm.

Các chị em đồng nghiệp ở trường khi thấy tôi nghỉ làm lâu ai cũng hỏi thăm vì chưa bao giờ tôi nghỉ ốm dài ngày ngoài việc đi mổ như năm trước.  Dù tôi chỉ nói mình nằm viện tiêm, nhưng qua thông tin các chị em vẫn biết tôi đang ở K3, đến ngày thứ 5 thì mọi người ra thăm. Khi vào phòng bệnh, nhìn thấy tôi nằm cạnh những người chọc đầu và truyền dịch, họ mới hỏi “Tóm lại là chị bị làm sao?” sau vỡ lẽ ra mọi người lại khóc. Tôi bảo họ hãy giấu kín chuyện này vì tôi vẫn khỏe, truyền được 5 ngày mà vẫn như người bình thường, ăn ngủ tốt.

Vậy là 6 ngày truyền hóa chất đợt 1 kết thúc, xét nghiệm máu kết quả ổn định, bác sĩ cho về, 2 vợ chồng lại bắt xe buýt về nhà. Không hề bị mệt nhiều như tôi đã từng lo lắng, chỉ nghỉ ở nhà một hôm, hôm sau lại tôi lại đi làm và mọi chuyện trở lại bình thường. Tác dụng phụ duy nhất tôi bị là nhiệt miệng, mất khoảng 1 tuần thì ổn định lại bình thường. Tôi vẫn giữ được mức cân và sức khỏe để sẵn sàng hóa trị đợt 2. Trong suy nghĩ của tôi, luôn lạc quan, vui vẻ, cố gắng ăn uống đủ dưỡng chất, duy trì tập thể dục và sử dụng sản phẩm KSol đều đặn, tất cả các yếu tố đó đã tạo nên niềm tin và sức mạnh giúp tôi vượt qua được đợt hóa trị một cách an toàn, khỏe mạnh.

Trong thời gian này, thấy sinh hoạt của tôi thất thường, không thể giấu được nữa, tại buổi họp nhà trường, tôi xin nghỉ 1 tuần để hóa trị đợt 2 và chính thức thông tin về bệnh của mình. Cả trường hơn 80 người đều khóc, họ thương tôi và khâm phục nghị lực của tôi đã luôn cố gắng chịu đựng, gắng sức vì mọi người, vì công việc và cũng mừng cho tôi là đã truyền  đợt 1 xong vẫn khỏe mạnh bình thường. Tôi đã chia sẻ với họ hàng, bạn bè về bệnh tình của mình. Khi nói ra được, tôi thấy nhẹ lòng hơn, như trút được gánh nặng gì đó. Trong thời gian ở viện đợt 2 rất nhiều người ra thăm, nhắn tin động viên, tôi luôn nở nụ cười cảm ơn vì mọi người quan tâm, tạo cho tôi niềm tin và sức mạnh. Kết thúc hóa trị đợt 2, tôi vẫn ổn định sức khỏe đi làm bình thường. Người nhà bệnh nhân ai cũng hỏi “Cô giáo có bí quyết gì mà khỏe, yêu đời như vậy?”, tôi chỉ cười và nói: “Hãy luôn cố gắng, vui vẻ, tin vào bác sĩ, tin vào ngày mai để vượt lên chính mình”. Các cô y tá thì bảo trông thần thái chị tốt như không phải bệnh nhân vậy. Chưa biết là tiến chuyển bệnh sẽ tốt đến đâu nhưng khi nghe mọi người nói vậy tôi vui lắm, vậy là những cố gắng của tôi đã được đền đáp, sức khỏe vấn tốt và trong mắt mọi người tôi vẫn như là một người bình thường.

Tiếp theo đợt 3, đợt 4 rồi đợt 5, tôi vẫn duy trì chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, thể dục và uống KSOL đều đặn mỗi ngày. Hôm nào mệt thì tập bài thở nhẹ nhàng hơn để lưu thông khí huyết, cơ thể được chuyển động ăn ngon và ngủ sâu hơn. Không những vậy, thời gian ở viện tôi luôn an ủi, động viên những bệnh nhân khác hãy cố gắng ăn rồi cùng đi thể dục với tôi, phải luôn vui cười, không được bỏ cuộc. Người nhà bệnh nhân trong phòng bệnh cũng nghe theo lời tôi, không hề có lối sống cá nhân mà họ luôn giúp đỡ, chăm sóc bệnh nhân cho nhau khi cần. Khi có mặt tôi là cả phòng bệnh luôn vui vẻ, mọi người đặt cho tôi biệt danh rất dễ thương “Chim Họa mi”, nếu hôm nào tôi mệt không nói chuyện nhiều như bình thường, mọi người lại trêu “Hôm nay Họa mi ngừng hót” và sau đó lại cùng nhau cười vang, phá tan cả bầu không khí mệt nhọc. Hiện tại, sức khỏe của tôi ổn định và đang chuẩn bị hóa trị đợt 6.

Tham gia viết bài gửi dự thi, hy vọng rằng câu chuyện của tôi chạm được vào trái tim Ban giám khảo, tôi có thể được giải thưởng, sẽ đỡ phần nào chi phí mua sản phẩm KSol. Nhưng điều quan trọng hơn là tôi muốn gửi thông điệp tới tất cả mọi người rằng: “Nếu ai sống khỏe mạnh hãy sống có ích, sống chăm sóc bản thân trước sau đó chăm sóc gia đình, có trách nhiệm với người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Nếu người thân, bạn bè, đồng nghiệp của mình không may bị bệnh tật hãy dành chọn tình cảm yêu thương, chăm sóc họ chu đáo, bổ sung dinh dưỡng phù hợp cho họ, chia sẻ động viên thăm hỏi kịp thời, tránh những thông tin bi quan về bệnh tật, luôn tạo cho họ niềm tin vào ngày mai. Với những ai không may mắc bệnh như tôi thì hãy luôn lạc quan, vui vẻ, đón nhận bệnh tật một cách nhẹ nhàng, hãy mở lòng đón nhận những tình cảm, sự giúp đỡ của người thân, bạn bè, đồng nghiệp…; không được đếm ngược thời gian sống của mình, sống dài hay ngắn không quan trọng mà quan trọng là chất lượng cuộc sống, sống có ý nghĩa, sống được yêu thương, hạnh phúc mới là cuộc sống trọn vẹn; hãy đảm bảo cho mình chế độ dinh dưỡng, thể dục, tin vào phác đồ diều trị của bác sĩ và chọn cho mình sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh phù hợp như tôi đang sử dụng sản phẩm KSol”.

Tôi xin chia sẻ câu chuyện của mình, mong được gửi tới niềm tin và truyền thêm cảm hứng để mọi người cùng vươn lên, vượt qua mọi khó khăn trong hành trình chống chọi với căn bệnh ung thư. Ai nỗ lực, cố gắng nhất định sẽ được đền đáp xứng đáng. Nếu sức khỏe cho phép, tôi cũng rất mong muốn được là một cộng tác viên của nhóm đi tuyên truyền, chia sẻ, động viên giúp đỡ bệnh nhân ung thư để giảm bớt được phần nào những lo lắng và sợ hãi, cùng nhau vững tin, kiên trì cố gắng vượt qua bệnh tật.

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7