Xạ trị ung thư vú có bị rụng tóc không – Chuyên gia giải đáp
Nội dung bài viết
Khi thực hiện xạ trị ung thư vú có bị rụng tóc không khi phương pháp điều trị này có thể gây ra một số tác dụng phụ tới sức khỏe của người bệnh. Trong bài viết này, GHV KSol sẽ cung cấp những thông tin về câu hỏi xạ trị ung thư vú có bị rụng tóc không?
XEM THÊM:
- Hành trình vượt qua ung thư của 3 người phụ nữ
- Giải đáp thắc mắc: Ung thư vú có quan hệ vợ chồng được không?
- Bật mí: Ung thư vú có ăn được trứng vịt lộn không?
1. Sơ lược về phương pháp xạ trị ung thư
1.1. Xạ trị là phương pháp gì?
Xạ trị hay còn gọi là PT, RTx hoặc XRT, là một trong những phương pháp điều trị các bệnh ung thư được sử dụng phổ biến. Phương pháp xạ trị được tiến hành bằng cách sử dụng các loại hạt hay sóng có năng lượng cao như là tia Gamma, tia X, proton và chùm tia điện tử để hạn chế sự gia tăng của tế bào ung thư ác tính, giúp hỗ trợ vô hiệu hóa hoạt động, phá hủy khối u.
Xạ trị là phương pháp có thể được tiến hành độc lập. Tuy nhiên, thông thường phương pháp này sẽ được phối hợp với hóa trị liệu hay phẫu thuật để giúp tiêu diệt các tế bào ung thư nhạy cảm hơn với bức xạ. Từ đó giúp thu nhỏ và loại bỏ được tế bào ung thư ác tính.
1.2. Một số phương xạ trị phổ biến
Những phương pháp xạ trị được sử dụng phổ biến hiện nay đó là:
- Xạ trị chiếu ngoài.
- Xạ trị áp sát.
- Cho bệnh nhân tiêm hoặc uống một số loại thuốc có chứa đồng vị phóng xạ.
Xạ trị hoạt động dựa trên cơ chế ngăn ngừa sự tăng trưởng của các tế bào ung thư ác tính. Chính vì thế, phương pháp này cũng sẽ gây ra sự ảnh hưởng nhất định đến quá trình phát triển của nang lông, tóc.
Và xạ trị ung thư vú cũng không nằm ngoại lệ. Do đó, rất nhiều người bệnh lo lắng về vấn đề xạ trị ung thư vú có bị rụng tóc không. Hãy cùng tìm hiểu câu hỏi trong phần tiếp sau nhé!
2. Tiến hành xạ trị ung thư vú có bị rụng tóc không?
Cho dù là ít hay nhiều, trong quá trình thực hiện xạ trị bệnh ung thư sẽ gặp phải những tác dụng phụ nhất định. Và tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh nhân cụ thể mà tác dụng không mong muốn ở những người bệnh ung thư vú khác nhau là khác nhau. Vậy người bệnh xạ trị ung thư vú có bị rụng tóc không?
Đối với phương pháp điều trị hóa trị hay xạ trị, cơ chế tác động của các phương pháp điều trị ung thư này là gây hại cho các tế bào có khả năng sinh sản, tăng trưởng nhanh. Bởi vì vậy, các tia phóng xạ khi tiếp xúc với cơ thể cũng có thể ảnh hưởng đến có độ tăng trưởng của các bộ phận khác như phần phụ của da, nang lông, tóc,…
Đối với phương pháp điều trị ung thư bằng xạ trị, tình trạng rụng tóc sẽ chỉ xảy ra nếu phần tóc bị chiếu tia xạ trực tiếp vào. TÌnh trạng rụng tóc thường gây ra tâm lý lo lắng, ngại tiếp xúc cho người bệnh, đặc biệt là ở những bệnh nhân nữ giới, đôi khi còn khiến cho bệnh nhân có cảm giác như điều trị ung thư không có hiệu quả.
3. Tình trạng tóc của người bệnh ung thư sẽ như thế nào sau khi thực hiện xạ trị
Câu hỏi xạ trị ung thư vú có bị rụng tóc không đã được giải đáp ở phần trên. Vậy tóc của người bệnh ung thư thường sẽ rụng như thế nào sau khi xạ trị?
Tóc của bệnh nhân thường sẽ không rụng ngay lập tức sau khi xạ trị. Và thông thường tình trạng rụng tóc sẽ diễn ra dần dần. Thời điểm bệnh nhân bị tóc rụng nhiều nhất là từ sau 1 đến 3 tuần kể từ khi đợt xạ trị diễn ra. Tùy thuộc vào cơ địa và sức khỏe của mỗi người, tình trạng tóc rụng sẽ diễn ra từ từ, chậm hay rất nhanh chóng.
Sau đó, tóc của người bệnh vẫn sẽ tiếp tục rụng từ 1 đến 2 tháng nữa. Và thậm chí, đôi khi bệnh nhân có thể bị trọc đầu sau khi xạ trị. Ngoài ra, trong khoảng thời gian đó thì tóc của bệnh nhân sẽ không rụng liên tục. Sau đó sẽ có một khoảng thời gian “dừng rụng tóc” tạm thời.
Sau khoảng thời gian 1 đến 3 tháng sau kể từ lần xạ trị cuối, tóc sẽ mọc lại bình thường nếu như sức khỏe cơ thể bệnh nhân ổn định. Từ 6 tháng đến một năm sau khi thực hiện xạ trị thì tóc của người bệnh có thể mọc lại với màu sắc như cũ. Tuy nhiên trong một số trường hợp người bệnh có thể sẽ bị thay đổi màu tóc. Đồng thời sợi tóc có thể trở nên mỏng hơn hay xơ hơn so với lúc trước.
Phương pháp xạ trị thường chỉ ảnh hưởng lên phần lông hay tóc ở khu vực gần vùng bị chiếu tia xạ. Ví dụ, nếu chiếu xạ vào vùng chậu hoặc vùng bụng thì bệnh nhân có thể bị rụng lông vùng mu. Lông, tóc rụng như thế nào sẽ phụ thuộc vào liều lượng và phương pháp xạ trị.
4. Nên làm gì sau khi gặp phải tình trạng rụng tóc sau khi điều trị xạ trị?
Theo một số thống kê, có tới 80% trường hợp người bệnh điều trị xạ trị ung thư đều bị rụng tóc. Để ngăn ngừa cũng như khắc phục tình trạng rụng tóc do tác động của xạ trị, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:
4.1. Sử dụng mũ lạnh
Ở một số nước, để hạn chế tình trạng bị rụng tóc, bác sĩ sẽ để cho bệnh nhân đội 1 chiếc mũ hay đồ phủ đầu, bên trong có chứa túi nước lạnh và một loại gel trong suốt. Hơi lạnh từ trong mũ lạnh sẽ có tác dụng giúp cho các mạch máu tại da đầu co lại và làm hạn chế tác động của những tia phóng xạ lưu chuyển đến chân tóc, nhờ vậy mà ngăn ngừa được tình trạng rụng tóc.
4.2. Dùng tóc giả
Tình trạng bị rụng tóc sau các đợt xạ trị có thể khiến cho nhiều người bệnh cảm thấy vô cùng stress khi đối diện với sự thay đổi hình ảnh của bản thân. Lúc này, các bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân nữ có thể cân nhắc đến sử dụng giải pháp dùng tóc giả. Hiện nay, có rất nhiều loại tóc giả với nhiều mẫu mã, màu sắc, kiểu dáng đẹp, chất lượng tốt mà người bệnh có thể cân nhắc và chọn mua cho bản thân loại vừa vặn, phù hợp nhất.
4.3. Có phương pháp chăm sóc tóc hợp lý
Một số phương pháp sau khi áp dụng có thể giúp cho người bệnh giảm được tình trạng rụng tóc đó là:
- Sử dụng những loại dầu gội dịu nhẹ: Các sản phẩm gội đầu được sử dụng cho bệnh nhân đang xạ trị ung thư cần tuyệt đối an toàn, dịu nhẹ. Tốt nhất, người bệnh nên dùng các sản phẩm lành tính, ví dụ như dầu gội dành cho trẻ em để tránh gây ra tình trạng kích ứng da đầu. Đồng thời, không nên gội đầu quá nhiều, tối đa chỉ nên 2 lần trong một tuần, không nên lau tóc quá mạnh hoặc chải tóc thô bạo.
- Không sử dụng máy sấy: Nhiệt độ và tốc độ gió cao có thể khiến cho tóc của người bệnh trở nên giòn, yếu, dễ gãy. Tốt nhất, bệnh nhân ung thư nên để tóc khô một cách tự nhiên và chỉ nên chải nhẹ nhàng bằng lược thưa.
- Nên massage da đầu nhẹ nhàng: Sử dụng cách này sẽ giúp tăng cường sự lưu thông máu đến da đầu, giúp cho tóc trở nên khỏe mạnh hơn.
- Tuyệt đối không làm tóc như là uốn, duỗi, nhuộm… trong khoảng thời gian xạ trị.
- Chải sạch phần tóc và lông đang bị rụng ở trên quần áo hay trên cơ thể.
- Khi bị rụng tóc, lớp da đầu sẽ mất đi phần bảo vệ tự nhiên nên rất dễ bị tổn thương bởi những tác động của ngoại lực. Vì thế bệnh nhân cần bảo vệ da đầu đúng cách như sau:
- Đội mũ hoặc sử dụng khăn quàng cổ để giữ ấm cho phần da đầu. Thoa kem chống nắng trên cả phần da đầu để giúp bảo vệ da đầu và nên đeo kính râm khi đi ra ngoài.
- Sử dụng loại gối mềm mịn và nên vệ sinh thường xuyên.
- Người bệnh nên để tóc ngắn để mái tóc trông được dày dặn hơn.
5. Những phương pháp giúp tóc sớm mọc lại sau khi thực hiện xạ trị ung thư?
Theo các chuyên gia, để thúc đẩy tóc có thể nhanh chóng mọc lại sau đợt xạ trị cũng như giúp bảo vệ tóc được khỏe mạnh hơn thì người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp sau:
5.1. Sử dụng các thuốc kích thích mọc tóc
Thuốc được dùng để kích thích mọc tóc là phương pháp phổ biến, có thể được áp dụng ở cả đối tượng nam lẫn nữ giới, ví dụ như là Minoxidil. Bôi thuốc Minoxidil trực tiếp lên da đầu có thể giúp kích thích mở rộng phần nang tóc, thúc đẩy nhanh tốc độ mọc tóc, đồng thời giúp ngăn ngừa, giảm bớt tình trạng tóc gãy rụng. Ngoài phần tóc ra thì loại thuốc này có thể kích thích mọc lông ở các bộ phận khác như mặt, cổ, gáy… nếu được sử dụng lên vị trí đó. Chính vì vậy, người bệnh cần thận trọng khi dùng loại thuốc này và tốt nhất chỉ nên dùng khi có sự đồng ý của bác sĩ điều trị.
5.2. Liệu pháp cấy tóc
Liệu pháp cấy tóc có thể được áp dụng khi tóc của người bệnh không rụng hoàn toàn nhưng chỉ còn lại ở mức độ thưa thớt hay quá mỏng. Có 2 phương pháp cấy tóc được sử dụng phổ biến hiện nay đó là:
- FUT: Với phương pháp này sẽ loại bỏ đi hoàn toàn vùng da đầu không có khả năng mọc tóc trở lại. Sau đó cần dùng một phần da lành bất kỳ ở trên cơ thể ghép vào và cấy tóc lên.
- FUE: Đây là công nghệ cho phép cấy tóc trực tiếp lên da đầu.
Phương pháp cấy tóc thường sẽ cho kết quả là mái tóc tự nhiên và đều màu. Tuy nhiên, với phương pháp này có nhược điểm đó là khá tốn kém và sẽ thường không giải quyết triệt để được vấn đề chỉ sau một lần thực hiện.
6. Một số thắc mắc khác về xạ trị ung thư
6.1. Xạ trị có đau đớn không?
Trong khi tiến hành xạ trị, thường bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau đớn gì. Tuy nhiên, sau một vài tuần điều trị xạ trị, bệnh nhân có thể bị đau nếu vùng da bị chiếu xạ bị khô. Nếu thực hiện xạ trị ở vùng đầu và cổ, miệng hay họng của bệnh nhân có thể gây ra lở loét. Nhưng những vấn đề trên chỉ là tạm thời và không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của người bệnh.
6.2. Xạ trị khiến cho người bệnh bị nhiễm phóng xạ không?
Trong đa số các trường hợp thực hiện xạ trị, hoạt chất hay tia phóng xạ sẽ không tồn dư trong cơ thể bệnh nhân. Do đó, bệnh nhân sẽ không bị nhiễm phóng xạ sau khi thực hiện điều trị. Người bệnh hoàn toàn có thể tiếp xúc bình thường với những người thân xung quanh, kể cả trẻ con.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc thù, hoạt chất phóng xạ vẫn còn lại trong cơ thể người bệnh sau khi điều trị như là cấy i-ốt phóng xạ để điều trị ung thư tuyến giáp, ung thư tuyến tiền liệt,…Trong các trường hợp trên, bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn thực hiện các biện pháp phù hợp để đảm bảo an toàn cho cả bệnh nhân và người thân.
6.3. Xạ trị có làm cho người bệnh bị đột biến gen và truyền gen đột biến sang con cái hay không ?
Xạ trị có thể gây ra đột biến tại một số tế bào ở vùng được chiếu xạ. Nhưng phần lớn các tế bào này sẽ được sửa lại bằng cơ chế tự sửa chữa của cơ thể.
Bên cạnh đó, phương pháp xạ trị thường không gây ảnh hưởng tới các tế bào sinh dục. Vậy nên, xạ trị sẽ không gây ra tình trạng di truyền các đột biến cho thế hệ sau.
Trong trường hợp phụ nữ có thai cần phải thực hiện xạ trị, một số biện pháp đặc biệt sẽ được sử dụng để hạn chế những tác động của tia bức xạ đến thai nhi. Nếu bệnh nhân nghi ngờ đang có thai, cần thông báo ngay cho các bác sĩ, nhân viên y tế trước khi tiến hành xạ trị để đảm bảo an toàn.
Trên đây những một số thông tin về câu hỏi xạ trị ung thư vú có bị rụng tóc không và một số kiến thức liên quan. Hy vọng bài viết đã có đem lại những thông tin bổ ích tới bạn đọc.
Phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường.
Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp:
- Bổ sung các chất chống oxy hóa.
- Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe.
- Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
XEM VIDEO: Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA PGS. TS TRẦN ĐÁNG VỀ SẢN PHẨM GHV KSOL
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng