Xét nghiệm CEA tầm soát ung thư được hiểu như thế nào?
Nội dung bài viết
Xét nghiệm CEA tầm soát ung thư sẽ giúp phát hiện sớm một số căn bệnh ung thư, điển hình là ung thư đại tràng, trực tràng, tuyến tụy. Vậy hiểu thế nào mới đúng và đầy đủ về xét nghiệm CEA? Những thông tin chi tiết dưới đây của GHV KSOL sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề này.
XEM THÊM:
- VTV2 – Hành trình cùng bạn: Ung thư – Người bạn không mời và cuộc chiến sinh tử của người lính già
- Lời khuyên cho cả gia đình giúp dự phòng ung thư hiệu quả
- Hiểu rõ về thực phẩm chống ung thư – những điều bạn cần biết
1. CEA là gì? Thế nào là xét nghiệm CEA?
CEA là từ viết tắt của Carcinoma Embryonic Antigen. Đây là một kháng nguyên xuất phát từ tế bào ruột của thai nhi và có nồng độ cao trong máu. Thai nhi phát triển đến mức trưởng thành thì nồng độ CEA cũng giảm dần.
Ở những tế bào biểu mô của người mắc bệnh ung thư thì nồng độ CEA sẽ tăng cao, phát triển mạnh. Đặc biệt, những người bị ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tụy thì nồng độ CEA sẽ là cao nhất. Ngoài ra, những người hút nhiều thuốc lá hay mắc bệnh lý ác tính nào đó cũng sẽ có chỉ số CEA tăng cao.
Xét nghiệm CEA hiểu đơn giản chính là để theo dõi điều trị và tầm soát một số bệnh ung thư. Nồng độ CEA tăng nếu như đường tiêu hóa xuất hiện khối u. Dù là u lành hay ác tính thì nồng độ CEA đều tăng.
Chỉ số CEA tăng đối với nhiều căn bệnh. Bao gồm có:
- Những căn bệnh ung thư: Ung thư dạ dày, ung thư tuyến tụy, ung thư đại trực tràng, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến giáp…
- Một số căn bệnh khác như: Xơ gan, viêm tụy, viêm ruột, nhiễm trùng, người hút thuốc lá…
- Một số khối u lành tính cũng làm tăng chỉ số CEA.
2. Ý nghĩa và mục đích xét nghiệm CEA tầm soát ung thư
Xét nghiệm CEA để tầm soát ung thư đã, đang là giải pháp hữu ích được nhiều người lựa chọn bởi mang lại nhiều ý nghĩa tích cực.
2.1. Ý nghĩa
- Thực hiện xét nghiệm CEA định kỳ có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc tầm soát nhiều bệnh lý, đặc biệt là ung thư. Nếu có khối u xuất hiện thì chỉ số CEA sẽ tăng. Từ đó, bác sĩ sẽ làm thêm những xét nghiệm khác để có được chẩn đoán chính xác và lên phương án điều trị phù hợp.
- Trường hợp đang điều trị bệnh ung thư thì xét nghiệm CEA sẽ giúp đánh giá xem phương pháp đang điều trị có đạt kết quả hay không. Nếu chỉ số CEA giảm thì có nghĩa là đáp ứng tốt với quá trình điều trị và việc điều trị đạt được những thành công phần nào. Còn chỉ số CEA tăng nghĩa là phương pháp điều trị không đạt được hiệu quả.
- Đối với trường hợp sau điều trị ung thư, xét nghiệm CEA sẽ giúp bác sĩ đánh giá bệnh có khả năng tái phát hay không. Nếu chỉ số CEA tăng chứng tỏ bệnh đã tái phát để lên kế hoạch điều trị sao cho phù hợp.
2.2. Mục đích xét nghiệm CEA
- Xét nghiệm CEA tầm soát ung thư là cơ sở quan trọng để phát hiện sớm bệnh ung thư ngay ở giai đoạn đầu.
- Xét nghiệm CEA giúp theo dõi sau điều trị ung thư. Trên cơ sở này, các bác sĩ sẽ đánh giá xem còn mầm mống bệnh và bệnh có khả năng tái phát hay không.
- Thông qua xét nghiệm CEA sẽ giúp chỉ điểm một số căn bệnh ung thư như ung thư tuyến tụy, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày… Từ đó, bác sĩ sẽ có phương án điều trị phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao.
- Xét nghiệm CEA là cơ sở để bác sĩ theo dõi, đánh giá xem việc điều trị bệnh có đạt hiệu quả không. Từ đó, có phương hướng điều chỉnh phương pháp điều trị sao cho phù hợp nhằm đạt kết quả cao.
- Những trường hợp phẫu thuật điều trị bệnh thì xét nghiệm CEA sẽ giúp đánh giá tình hình hồi phục của bệnh nhân. Đồng thời, là cơ sở để xem xét việc phẫu thuật có đạt thành công hay không.
3. Chỉ số xét nghiệm CEA cho biết điều gì?
Thông qua chỉ số xét nghiệm CEA sẽ giúp bác sĩ đánh giá có khối u trong cơ thể hay không.
3.1. Giá trị CEA trong huyết tương
- Nồng độ CEA có giá trị < 2,5ng/ml đối với người có sức khỏe bình thường, không sử dụng rượu bia, thuốc lá.
- Nồng độ CEA <5ng/ml – 10ng/ml đối với người hay hút thuốc lá.
- Nồng độ CEA < 10 ng/ml đối với những người mắc bệnh lành tính.
3.2. Giá trị CEA trong dịch cơ thể
Giá trị CEA trong dịch cơ thể ở những người không bị ung thư và khỏe mạnh sẽ có giá trị gần bằng giá trị CEA bình thường trong huyết tương. Cụ thể như sau:
- Nồng độ CEA dịch màng bụng < 4,6 ng/ml ở người không ung thư.
- Nồng độ CEA dịch não tủy là 1,53±0,38 ng/ml ở người không ung thư.
- Nồng độ CEA cắt dịch màng phổi có giá trị 2,4 ng/ml ở người không ung thư.
Như vậy, giá trị xét nghiệm CEA trong dịch cơ thể và huyết tương ở người bình thường sẽ dao động trong khoảng từ 0 – 5 ng/ml. Trường hợp cao hơn từ 50 – 70% thì chứng tỏ ung thư tiến triển mạnh, chủ yếu là các bệnh ung thư dạ dày, tuyến giáp, thực quản, phổi, buồng trứng, tủy, đại trực tràng.
Nếu chỉ số CEA tăng 10% thì chứng tỏ có khối u nhưng chưa di căn đến khu vực khác.
4. Xét nghiệm CEA tầm soát ung thư bằng phương thức nào?
Hiện nay, tầm soát ung thư bằng xét nghiệm CEA được thực hiện theo phương thức hóa phát quang miễn dịch và bằng Elisa. Bác sĩ sẽ dựa vào thể trạng và sức khỏe của người bệnh để chỉ định phương thức xét nghiệm phù hợp.
4.1. Xét nghiệm CEA bằng Elisa
Phương thức Elisa là dùng một enzyme có tính đặc và kết hợp trực tiếp với một kháng nguyên cụ thể để cho ra kết quả. Kỹ thuật này được đánh giá là khá an toàn.
Kết quả xét nghiệm cho giúp nhận định các enzyme liên kết với sự hấp thụ miễn dịch có phát hiện hay định lượng vật chất trong đó hay không.
4.2. Xét nghiệm CEA bằng hóa phát quang miễn dịch
Với phương thức này sẽ thực hiện xét nghiệm giữa một kháng thể và một kháng nguyên. Thông qua khả năng phát quang, bác sĩ sẽ đánh giá được nồng độ CEA thấp hay cao.
Phương thức này có ưu điểm hơn Elisa là cho kết quả rộng hơn, đảm bảo độ nhạy và thời gian cũng nhanh hơn.
Kết luận
Trên đây là một số thông tin cơ bản về xét nghiệm CEA tầm soát ung thư. Chỉ số CEA có rất nhiều ý nghĩa trong việc phát hiện sớm ung thư cũng như hữu ích cho quá trình điều trị, sau điều trị.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng