Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư không?
Nội dung bài viết
Xét nghiệm máu là một trong những loại xét nghiệm được sử dụng nhiều nhất trong xét nghiệm y khoa. Việc xét nghiệm máu sẽ giúp bác sĩ có thể nắm được tình trạng sức khỏe, chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân một cách chính xác hơn. Vậy thì xét nghiệm máu có phát hiện ung thư không? Chúng ta hãy cùng giải đáp về vấn đề này trong nội dung bài viết sau đây của GHV KSOL nhé.
XEM THÊM:
- Tinh thần ‘ba không’ để sống khỏe của vợ chồng mắc ung thư
- Tầm soát ung thư đường tiêu hóa và những thông tin cần biết
- Những biện pháp xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung
1. Vai trò của xét nghiệm máu
Trước khi đi tìm đáp án của thắc mắc xét nghiệm máu có phát hiện ung thư không thì các bạn cần phải nắm được vai trò của xét nghiệm máu. Theo đó thì việc xét nghiệm máu có vai trò:
- Đánh giá tình hình tổng quát sức khỏe của bệnh nhân: Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu toàn bộ để đánh giá tình hình sức khỏe của bệnh nhân
- Chẩn đoán bệnh: Nếu như bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, sốt, người ốm yếu… thì có thể làm xét nghiệm máu để chẩn đoán các nguyên nhân của bệnh.
- Theo dõi tình trạng bệnh: Với những bệnh nhân mắc một số bệnh lý liên quan đến tế bào máu thì việc xét nghiệm máu sẽ giúp theo dõi tình hình tiến triển của bệnh tốt hơn.
- Theo dõi quá trình điều trị: Xét nghiệm máu toàn bộ còn giúp theo dõi tình trạng sức khỏe trong trường hợp dùng thuốc có thể ảnh hưởng đến số lượng tế bào máu.
Trong trường hợp xét nghiệm máu để phát hiện ung thư thì phương pháp này sẽ có vai trò là:
- Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư: Giúp tìm tế bào ung thư hoặc các hormone sinh ra các tế bào protein đặc biệt trong máu. Khi thấy các nồng độ này tang cao trong máu thì rất có khả năng là người bệnh đã mắc ung thư.
- Xét nghiệm máu tìm gen ung thư: Ung thư có thể xảy ra do những biến đổi, đột biến trong cấu trúc gen và việc xét nghiệm máu sẽ giúp tìm thấy ung thư trong giai đoạn sớm. Nhờ đó sẽ nâng cao tỷ lệ chữa trị thành công hơn.
2. Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư không?
Theo các chuyên gia, xét nghiệm máu sẽ không thể hiện 100% bản chất ung thư. Bởi vì ung thư là bệnh có nhiều loại khác nhau và ở tất cả các bộ phận của cơ thể người. Mỗi một loại ung thư sẽ có phương pháp phát hiện sớm khác nhau. Cho nên nếu như chỉ 1 xét nghiệm máu để phát hiện tất cả các loại ung thư khác nhau là không có.
Hơn nữa, kết quả xét nghiệm còn có thể là dương tính giả do máu có những chất tương đồng với khối u. Vì vậy để xác định bệnh nhân có ung thư hay không thì bạn phải xét nghiệm lại sau một thời gian khoảng từ 3 – 6 tháng. Nếu như đúng là có khối u ung thư thì các chỉ số này sẽ tăng theo tỷ lệ kích thước khối u. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ chỉ định cho bệnh nhân kết hợp với các biện pháp chẩn đoán chuyên sâu khác để xác định khối u ung thư như: chụp CT, chụp cộng hưởng khuếch tán, sinh thiết…
Ngoài ra, điều đáng lo ngại nhất là hiện tượng âm tính giả, tức là người bệnh thực sự có ung thư nhưng xét nghiệm máu lại không phát hiện được. Đôi khi bệnh nhân tưởng mình không mắc bệnh, nhưng thật ra bệnh vẫn âm thầm phát triển gây hại cho sức khỏe, tính mạng.
Các chỉ số xét nghiệm máu phát hiện dấu ấn ung thư
Về bản chất, xét nghiệm máu không thể phát hiện được 100% người bệnh có mắc ung thư hay không, tuy nhiên dựa vào các chỉ số xét nghiệm máu có thể chẩn đoán nguy cơ mắc ung thư.
- Chỉ số CEA: Người bình thường sẽ có nồng độ CEA giới hạn trong khoảng 0 – 25mcg/L. Nếu nồng độ CEA cao hơn mức bình thường thì có thể là do ung thư và nếu chỉ số này tăng đều đặn thì đó là dấu hiệu của việc tái phát khối u. Chỉ số CEA tăng cao thì bạn có nguy cơ mắc các loại ung thư như: ung thư thực quản, ung thư vú, ung thư tuyến giáp, ung thư buồng trứng…
- Chỉ số AFP: Trong máu người bình thường có nồng độ AFP không quá 10 nanogam/ml. Nếu chỉ số này tăng cao ở mức 500 – 1000 ng/ml trở nên thì đó có thể là dấu hiệu của các bệnh ung thư như: ung thư gan nguyên phát, ung thư tinh hoàn…
- Chỉ số CA 19-9: Ở người bình thường, chỉ số CA 19-9 là ≤ 37 U/mL. Nếu chỉ số này tăng cao thì rất có thể có sự xuất hiện, tiến triển hoặc tái phát của các khối u ung thư như: ung thư dạ dày, ung thư tuyến tụy…
- Chỉ số CA 15-3: Chỉ số CA 15-3 ở người bình thường sẽ dao động dưới mức 30 U/ML. Khi nồng độ này tăng cao thì người bệnh có nguy cơ mắc những bệnh ung thư như: ung thư phổi, ung thư vú.
- Chỉ số CA 125: Người bình thường sẽ có chỉ số CA 125 ở mức <35 UI/ml. Khi nồng độ này trong máu tăng cao thì thì rất có khả năng là người bệnh bị mắc: ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư phổi.
- Chỉ số CA 72-4: Ở mức bình thường, nồng độ CA 72-4 là ≤ 6 u/Ml. Khi nó tăng lên thì khả năng là bạn bị mắc ung thư dạ dày, ung thư tinh hoàn, ung thư buồng trứng.
- Chỉ số HCG: Đây là một loại hormone xuất hiện ở phụ nữ có thai và cũng được phát hiện với một số bệnh ung thư. Thông thường, chỉ số HCG ở mức <1ng/ml, nếu như chỉ số này tăng cao ở người không phải phụ nữ mang thai thì có thể là dấu hiệu của ung thư dạ dày, ung thư màng đệm, ung thư tinh hoàn.
- Chỉ số CYFRA 21-1: Chỉ số này khi ở người bình thường là < 3,3 μg/ml, khi nó tăng cao thì có nguy cơ mắc các bệnh ung thư thực quản, ung thư tuyến tụy, ung thư cổ tử cung, ung thư phổi không tế bào nhỏ…
- Chỉ số NSE: Thông thường, nồng độ NSE là ≤ 15ng/Ml. Khi nó tăng lên thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ.
- Chỉ số PSA: Kháng nguyên PSA là một protein được tạo ra bởi những mô tuyến tiền liệt lành tính hoặc ác tính. Khi kháng nguyên PSA trong máu cao hơn thì có khả năng bệnh nhân bị mắc ung thư tuyến tiền liệt.
Như vậy là chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng nhất để bạn có thể trả lời được vấn đề xét nghiệm máu có phát hiện ung thư không? Nếu như bạn nghi ngờ mình có những dấu hiệu của bệnh ung thư thì hãy đến bệnh viện để thực hiện việc xét nghiệm máu kết hợp với các biện pháp khác để chẩn đoán bệnh chính xác hơn nhé.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng