[Xem ngay] Giải đáp về xét nghiệm ung thư cổ tử cung bao lâu có kết quả?

Xét nghiệm ung thư cổ tử cung bao lâu có kết quả là câu hỏi được rất nhiều bạn đọc, nhất là chị em gửi về GHV KSol. Vậy nên, bài viết này được thực hiện để giải đáp thắc mắc “ xét nghiệm ung thư cổ tử cung bao lâu có kết quả”.

XEM THÊM:

1. Những điều cần biết về ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là bệnh xảy ra khi tế bào ở cổ tử cung phát triển nhanh chóng, vượt qua mức kiểm soát của cơ thể. Những tế bào này tăng nhanh về số lượng mà không bị chết đi theo cơ chế tự nhiên. Từ đó sẽ dẫn đến khối u ở cổ tử cung hình thành, phát triển và xâm lấn đến những cơ quan khác nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.

Nhiễm virus HPV là nguyên chủ yếu gây ra ung thư cổ tử cung, trong đó hai chủng thường gặp đó là 16 và 18. Ngoài ra còn có thể do một số yếu tố khách gây bệnh như quan hệ tình dục không an toàn, vệ sinh vùng sinh dục sai cách, mắc các bệnh suy giảm miễn dịch, viêm nhiễm phụ khoa không điều trị dứt điểm, hút thuốc lá nhiều…

Dấu hiệu cơ bản giúp nhận biết bệnh sớm đó là hiện tượng chảy máu bất thường ở âm đạo, bao gồm: chảy máu khi chưa đến ngày hành kinh, chảy máu trong hoặc sau khi giao hợp, số ngày hành kinh kéo dài hơn so với bình thường. Bên cạnh đó, còn có những bất thường ở dịch âm đạo như ra nhiều dịch, có màu xám đục, mùi hôi khó chịu. Khi tế bào ung thư phát triển, người bệnh có thể sẽ thấy đau vùng chậu, đi tiểu khó, phù ở chân…

xet-nghiem-ung-thu-co-tu-cung-bao-lau-co-ket-qua
Triệu chứng cơ bản của ung thư cổ tử cung là chảy máu âm đạo bất thường

2. Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung có vai trò như thế nào?

Trong các bệnh thường gặp ở nữ giới, ung thư cổ tử cung đứng thứ hai, chỉ sau ung thư vú. Theo các khảo sát tại Việt Nam, trung bình cứ 100.000 người phụ nữ thì có 20 người bị ung thư cổ tử cung và trong đó có tới 11 trường hợp tử vong.

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, bình quân cứ 100.000 phụ nữ Việt sẽ có 20 người mắc ung thư cổ tử cung, trong số đó có đến 11 trường hợp tử vong.Như vậy, có thể thấy ung thư cổ tử cung là một bệnh nguy hiểm, có nguy cơ cao đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị sớm thì hoàn toàn có cơ hội chữa khỏi bệnh. Chính vì vậy, xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung sớm có vai trò hết sức quan trọng để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, đạt hiệu quả cao. Không những thế còn giúp giảm bớt đau đớn và áp lực kinh tế cho người bệnh, tác dụng phụ của các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung.

Các chuyên gia rất khuyến khích phụ nữ nên đi khám tầm soát ung thư cổ tử cung sớm vì những lợi ích mà nó đem lại. Nhưng ở Việt Nam, vẫn còn rất nhiều phụ nữ ngại ngùng khi đi khám phụ khoa, xem đây là một vấn đề khá nhạy cảm dẫn đến khi phát hiện ra thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng. Điều này làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cơ hội điều trị khỏi bệnh.

3. Vậy xét nghiệm ung thư cổ tử cung bao lâu có kết quả?

Thời gian chờ đợi kết quả cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ trong khi cân nhắc việc xét nghiệm ung thư cổ tử cung. Cùng với sự phát triển của y học hiện đại, có rất nhiều xét nghiệm giúp tầm soát ung thư cổ tử cung. Mỗi phương pháp xét nghiệm sẽ có những ưu nhược điểm cũng như thời gian có kết quả khác nhau. 

3.1. Xét nghiệm Pap smear

Xét nghiệm Pap smear hay còn có một tên gọi dễ hiểu hơn đó là xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung. Đây là một phương pháp xét nghiệm tế bào học có tác dụng xác định những sự thay đổi về tế bào, mà chủ yếu là do virus HPV gây ra ở cổ tử cung. 

Với xét nghiệm này thì quá trình lấy mẫu diễn ra khá nhanh chóng, chỉ trong khoảng 5 phút. Sau đó 1 ngày thì bệnh nhân sẽ nhận được kết quả.

xet-nghiem-ung-thu-co-tu-cung-bao-lau-co-ket-qua-2
Xét nghiệm ung thư cổ tử cung bao lâu có kết quả? Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung Pap cho kết quả trong khoảng 1 ngày

3.2. Xét nghiệm ung thư cổ tử cung bao lâu có kết quả – Xét nghiệm Cobas test

Cobas test là xét nghiệm giúp phát hiện 2 chủng HPV 16 và 18 – là hai chủng phổ biến (chiếm tới 70%) gây ung thư cổ tử cung. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng có thể giúp phát hiện thêm khoảng 12 chủng virus HPV khác. Nhờ vậy, mà các bác sĩ có thể chẩn đoán được ung thư cổ tử cung nói riêng và các bệnh phụ khoa ở phụ nữ nói chung.

Thông thường, xét nghiệm Cobas test sẽ có kết quả xét nghiệm trong thời gian khoảng từ 7 đến 10 ngày.

3.3. Phương pháp xét nghiệm Thinprep

Phương pháp xét nghiệm Thinprep là xét nghiệm Pap smear được cải tiến với nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn. Đó là xét nghiệm này giúp nguy cơ bỏ sót các mẫu tế bào bất thường nên giảm tỷ lệ kết quả âm tính giả một cách đáng kể. Nhờ vậy nên hiệu quả sàng lọc ung thư cổ tử cung được nâng cao.

Với phương pháp xét nghiệm Thinprep thì kết quả thường sẽ có sau 1 tuần.

3.4. Xét nghiệm ung thư cổ tử cung bao lâu có kết quả – Xét nghiệm HPV DNA

Với xét nghiệm này, DNA sẽ được tác chiết để phân tích bằng công nghệ giải trình và xác định sự có mặt của những chủng virus HPV khác nhau. Phương pháp xét nghiệm HPV DNA áp dụng công nghệ hiện đại và cho kết quả tương đối chính xác, nhanh chóng trong một thời gian ngắn trong khoảng 2 ngày.

4. Một số câu hỏi khác về tầm soát ung thư cổ tử cung

4.1. Chẩn đoán hình ảnh tầm soát ung thư cổ tử cung bao lâu có kết quả?

Bên cạnh thắc mắc xét nghiệm ung thư cổ tử cung bao lâu có kết quả thì nhiều người cũng có câu hỏi tương tự với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh.

Những phương pháp chẩn đoán hình ảnh được sử dụng để tầm soát ung thư cổ tử cung đó là nội soi cổ tử cung, siêu âm ổ bụng, siêu âm đầu dò. Đây là những phương pháp có thể giúp bác sĩ quan sát hình ảnh và đánh giá được tình trạng bên trong cơ quan sinh dục của người bệnh. Trong đó, siêu âm đầu dò là phương pháp chẩn đoán hình ảnh được sử dụng phổ biến nhất khi sàng lọc ung thư cổ tử cung.

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh gần như không gây ra đau đớn cho người bệnh. Và điều quan trọng đó là kết quả chẩn đoán bằng những phương pháp này sẽ có ngay sau khi người bệnh hoàn thành quy trình kiểm tra.

xet-nghiem-ung-thu-co-tu-cung-bao-lau-co-ket-qua-1
Siêu âm đầu dò cổ tử cung và các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác cho kết quả ngay sau khi thực hiện xong quá trình kiểm tra

4.2. Nên thực hiện xét nghiệm ung thư cổ tử cung ở độ tuổi nào và tần suất thực hiện

Ở mỗi độ tuổi khác nhau, ung thư cổ tử cung được khuyến cáo thực hiện với các loại xét nghiệm và tần suất khác nhau. Cụ thể đó là:

  • Phụ nữ từ 21 – 29 tuổi thì nên thực hiện xét nghiệm Pap test với tần suất 3 năm 1 lần. Xét nghiệm HPV thường không được khuyến cáo trong tầm soát ung thư cổ tử cung ở độ tuổi này.
  • Phụ nữ trong khoảng 30 – 65 tuổi nên thực hiện cả 2 xét nghiệm HPV và Pap test với tần suất 5 năm 1 lần. Ngoài ra, phụ nữ ở độ tuổi này cũng có thể thực hiện xét nghiệm Pap test với tần suất tương tự như phụ nữ ở độ tuổi 21-29 đã nêu trên.
  • Với những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh như người trong gia đình có tiền sử mắc ung thư cổ tử cung, hoặc bản thân từng mắc bệnh lý về cổ tử cung… thì nên thực tầm soát sớm và làm các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ.

4.3. Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung có độ chính xác cao không?

Xét nghiệm hay các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử khác hiện đang là cách sàng lọc, phát hiện căn bệnh này có độ chính xác cao nhất. Tuy nhiên, cũng tương tự như các xét nghiệm ở những bệnh khác thì vẫn có tồn tại những sai số và kết quả không thể lúc nào cũng chính xác tuyệt đối.

Trong một số trường hợp, các xét nghiệm có thể cho kết quả “dương tính giả”. Có nghĩa là các tế bào bình thường như lại cho ra kết quả xét nghiệm bất thường. Và ngược lại, đôi khi những tế bào bất thường thì lại cho kết quả bình thường hay còn được gọi là “âm tính giả”.

Chính vì vậy, các bác sĩ có thể kết hợp nhiều phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh với nhau để đưa ra được kết luận chính xác nhất về tình trạng bệnh.

Bên cạnh đó, để hạn chế tối đa các hiện tượng dương tính giả hay âm tính giả thì người bệnh nên lưu ý những điều sau:

  • Tránh quan hệ tình dụng, dùng các thuốc âm đạo hay các sản phẩm vệ sinh âm đạo trong khoảng 2 ngày trước khi đi xét nghiệm.
  • Không nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung khi đang có chu kỳ kinh nguyệt. Nên làm sau khi hết hành kinh khoảng 3-5 ngày.
  • Điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa trước khi làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung.

4.4. Khi nào thì có thể ngừng sàng lọc ung thư cổ tử cung

Một số đối tượng có thể tạm thời ngừng sàng lọc ung thư cổ tử cung đó là:

  • Phụ nữ sau 65 tuổi, trước đó không có tiền sử mắc ung thư cổ tử cung đồng thời các xét nghiệm sàng lọc trước đó không có sự xuất hiện của các tế bào bất thường.
  • Người có kết quả xét nghiệm âm tính trong 10 năm gần nhất.

Tuy nhiên, những trường hợp này chỉ mang tính chất tương đối. Càng ngày càng có nhiều yếu tố xấu có thể tác động vào cơ thể và gây phát sinh ra ung thư cổ tử cung. Chính vì thế, kể cả những đối tượng đã kể trên vẫn cần phải tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân và đi khám ngay khi có các dấu hiệu bất thường.

5. Sau khi xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung cần lưu ý gì?

  • Sau khi tiến hành thì người bệnh hoàn toàn có thể thực hiện các hoạt động sinh hoạt, ăn uống như bình thường. 
  • Trong một số trường hợp, các dụng cụ kiểm tra có thể gây chảy máu vùng âm đạo sau thăm khám do cọ xát. Vậy nên bạn không quá lo lắng vì đây được coi là một hiện tượng bình thường. Nhưng nếu hiện tượng chảy máu kéo dài thì bạn nên đi khám lại để đảm bảo an toàn.
  • Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy sự xuất hiện của các tế bào bất thường thì đừng vội vàng lo lắng vì có thể có 2 khả năng xảy ra. Trường hợp thứ nhất đó chính là các tế bào ung thư. Còn trường hợp thứ hai là tế bào bất thường xuất hiện nhưng lại không phải là ung thư mà sau một thời gian các tế bào ấy sẽ trở về bình thường. Vậy nên, để khẳng định chắc chắn thì người bệnh cần theo dõi hoặc thực hiện thêm một số kiểm tra, xét nghiệm khác.

Đến đây, hy vọng đã giải đáp được phần nào cho các bạn đọc về câu hỏi “Xét nghiệm ung thư cổ tử cung bao lâu có kết quả”. Một điều bạn đọc, nhất là phụ nữ nên hết sức chú ý đó là tầm soát ung thư cổ tử cung rất cần thiết được thực hiện để phát hiện và điều trị bệnh ở những giai đoạn sớm, đem lại kết quả tốt nhất.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7