Những điều cần biết về ung thư da

Nốt ruồi to lên bất thường, có bờ nham nhở là những thay đổi dễ nhận thấy nhất trên da để chúng ta nhận biết dấu hiệu ung thư da. Nếu phát hiện và điều trị sớm, 90% trường hợp bệnh nhân có thể được chữa khỏi. Hãy cùng GHV KSOL tìm hiểu chi tiết hơn về căn bệnh này qua bài viết sau.

XEM THÊM:

1. Ung thư da là gì?

Theo dõi dấu hiệu ung thư da dựa trên những thay đổi của nốt ruồi
Theo dõi dấu hiệu ung thư da dựa trên những thay đổi của nốt ruồi

Ung thư da là một loại bệnh bao gồm các khối u ác tính ở da, các bệnh thường gặp nhất là ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy và chúng thường được bắt đầu với các dấu hiệu ung thư da mà chúng ta có thể quan sát được từ bên ngoài. Chúng có thể là những dấu hiệu tăng trưởng có thể là mới hoặc phát sinh từ các tổn thương tiền ung thư hoặc cũng có thể là các yếu tố từ bên ngoài môi trường.

2. Ung thư da có thường gặp không?

Theo Globocan 2012 (Cơ quan ghi nhận ung thư thế giới), ung thu da tế bào hắc tố tại Việt Nam đứng hàng thứ 25 trong các loại ung thư, mới mắc 150 ca và tử vong là 78 ca. Cơ quan không ghi nhận số liệu ở ung thư da tế bào đáy và tế bào gai.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tỉ lệ mắc bệnh ở người da trắng cao hơn 10 lần so với người da đen. Úc là nước có tỉ lệ hiện mắc cao nhất thế giới hiện nay với xấp xỉ 40 ca trên 100.000 dân mỗi năm. Vì vậy, có thể nói Ung thư da là bệnh không thường gặp tại Việt Nam.

3. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư da

Tia tử ngoại

Các tia tử UV trong ánh nắng mặt trời là thủ phạm chính của bệnh ung thư da. Việc tiếp xúc trực tiếp với tia UV quá nhiều ở trẻ em có thể gây nên những tổn thương nghiêm trọng nhưng không biểu hiện ra ngoài sau nhiều nhiều năm. Dường như hầu hết các tổn thương về da từ tia bức xạ tử ngoại (cực tím) thường xảy ra trước tuổi 20, do đó việc phơi nắng quá lâu được tích tụ trong nhiều năm có thể dẫn đến việc phát triển ung thư da trên các tế bào đáy và các lớp tế bào có vẩy.

triệu chứng bệnh ung thư da
triệu chứng bệnh ung thư da

Tiếp xúc nhiều với ánh sáng nhân tạo

Việc thường xuyên sử dụng đèn chiếu sáng trên sân khấu và đèn ngủ cũng có thể tăng khả năng phát triển ung thư da. Vì vậy tiếp cú nhiều với ánh sáng nhân tạo cũng là một nguyên nhân dẫn đến ung thư da.

Những tổn thương về da

Những vùng da đã từng bị bỏng hoặc có thời gian dài bị viêm nhiễm có nguy cơ cao trong việc phát triển ung thư biểu bì tế bào có vảy. Do đó, khi những vùng bị tổn thương về da cũng cần phải để ý và chữa trị đảm bảo rằng sau này nó sẽ không gây ra những bệnh khác.

Các nguyên nhân khác

Tiếp xúc với hoá chất các loại hóa chất như: than, nhựa đường, khói muội, dầu hoả, dẫn suất xăng dầu, thuốc nhuộm tóc, lọc dầu và thạch tín… cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới bị ung thư da.

Yếu tố di truyền

Một số người do yếu tố di truyền hiếm gặp có nguy cơ ung thư da cao hơn. Tuy nhiên, ung thư da không ác tính không được hình thành bởi lỗi gen di truyền do đó không thể truyền cho các thành viên khác trong gia đình bạn, vì vậy các thành viên khác trong gia đình bạn không thuộc đối tượng có nguy cơ cao về phát triển ung thư da.

4. Dấu hiệu ung thư da

Dấu hiệu ung thư da
Dấu hiệu ung thư da

Ung thư biểu da bao gồm ung thư biểu mô tế bào đáy, u hắc tố ác tính và ung thư biểu mô tế bào vảy. Nguyên nhân gây ung thư da phần lớn là do tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, một số khác là do yếu tố di truyền…Dưới đây là những biểu hiện của căn bệnh ung thư da mà bạn cần biết:

  • Các nốt ruồi kích thước không cân đối: Nếu thấy bỗng nhiên cơ thể xuất hiện nốt ruồi, hãy chia nốt ruồi làm đôi và xem hai nửa có khớp nhau không? Những nốt ruồi không cân đối có thể là dấu hiệu của bệnh.
  • Tăng nhạy cảm với các tổn thương trên da: ở vùng da bị tổn thương thường hay có cảm giác kiến bò, ngứa dai dẳng, châm chích,…
  • Các nốt ruồi bị thay đổi màu sắc, có thể có màu sẫm hơn.
  • Các nốt ruồi có bờ nham nhở hoặc không đều.
  • Kích thước nốt ruồi thay đổi to lên bất thường, cảm giác bị đau, chảy máu cần phải đi kiểm tra sớm.
  • Những vùng da tiếp xúc với ánh nắng xuất hiện mụn. Nếu nốt mụn này không hết sau một tháng hoặc hơn thì rất có thể đó không phải là nốt mụn bình thường mà chính là dấu hiệu của ung thư da.
  • Bầm tím ở bàn chân không khỏi, vết loét không liền.
  • Các vệt màu nâu hoặc đen dưới móng tay hoặc móng chân.
  • Da đóng vảy, bong tróc.

Xem thêm:

5. Sự nguy hiểm của bệnh ung thư da

Nhận biết giữa u lành tính và ung thư da qua đường viền không đồng đều
Nhận biết giữa u lành tính và ung thư da qua đường viền không đồng đều

Giống như các bệnh ung thư khác của cơ thể bệnh ung thư da được phát sinh từ những tế bào ác tính tăng sinh một cách bất thường. Căn cứ vào đặc tính bệnh được chia thành 3 loại khác nhau đó là ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư hắc tố và ung thư biểu mô tế bào vảy. Trong 3 loại trên thì ung thư hắc tố là bệnh lý ít gặp hơn nhưng lại nguy hiểm và có tỉ lệ tử vong nhiều nhất.

Bệnh nếu không được phát hiện cũng như chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Cụ thể đó là:

  • Đe dọa đến tính mạng bệnh nhân: Tùy thuộc vào loại ung thư các nhà khoa học sẽ đánh giá mức độ tử vong do bệnh gây ra. Tuy nhiên theo thống kê cho biết số lượng bệnh nhân mắc ung thư tế bào hắc tố có nguy cơ tử vong cao nhất trong những bệnh lý về da. So với những bệnh ung thư khác thì đây là căn bệnh có tỉ lệ tử vong tương đối thấp tuy nhiên mọi người vẫn cần chú ý đến những triệu chứng bất thường để phát hiện sớm bệnh.
  • Ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ: Một trong những ảnh hưởng của bệnh đó là gây mất tính thẩm mỹ. Với những bệnh nhân mắc ung thư da vùng da thường xuyên bị bỏng đỏ, mẩn ngứa, viêm loét, nhiễm trùng, chảy máu, nổi mụn rộp, bong da…những triệu chứng này ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý cũng như yếu tố thẩm mỹ của người bệnh. Đặc biệt với những vị trí như trên mặt, vai, gáy, tay việc phát sinh những biểu hiện trên là nguyên nhân khiến mọi người cảm thấy e ngại và xấu hổ.
  • Khả năng di căn lớn: Giống như các bệnh ung thư khác, những bệnh nhân mắc ung thư da cũng có thể gặp phải hiện tượng di căn của những khối u. Nếu bệnh không được chữa trị sớm những tế bào ác tính sẽ đi xâm lấn sang  những khu vực khác trong cơ thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm khác.
  • Những triệu chứng khó nhất biết: Những dấu hiệu ung thư da thường khá mờ nhạt hoặc khiến người bệnh dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý khác. Thông thường người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng như da mẩn ngứa, nóng rát, bong tróc, nốt ruồi phát triển bất thường, viêm loét khó lành…tuy nhiên một số bệnh như chàm, eczema…cũng có những biểu hiện tương tự. Việc khó phát hiện dựa vào những triệu chứng lâm sàng dẫn đến 1 thực tế đó là rất nhiều bệnh nhân khi đến khám bệnh đã sang giai đoạn nặng, biến chứng lớn và chữa trị khó khăn.

6. Điều trị ung thư da

Ung thư da được điều trị bằng các phương pháp sau

  • Dao lạnh: Phương pháp này người ta sử dụng khí Argon để làm lạnh và phá hủy các tế bào gây ung thư da. Lúc này, khối u sẽ bị thiếu oxy và dưỡng chất nên sẽ bị phá hủy. Sau đó, da sẽ được giải đông bằng khí Helium, khi giải đông các khối u sẽ bong tróc lên. Phương pháp điều trị này được áp dụng vào giai đoạn sớm của bệnh, nó giúp các khối u nhanh chóng bị phá hủy mà không làm tổn thương đến những vùng da lành khác ở xung quanh.
  • Phẫu thuật: Đây là phương pháp thường được sử dụng để điều trị cho tất cả các dạng ung thư da. Các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ các khối u trên da sau đó sẽ dùng phần da lành ở vị trí khác để phủ lên.
  • Xạ trị: Phương này này thường được áp dụng để điều trị ung thư tế bào đáy. Đối với dạng ung thư này thì phương pháp xạ trị có hiệu quả tương đương với phẫu thuật do tế bào đáy có phần nhạy cảm đối với các tia phóng xạ.
  • Hóa trị: Phương pháp này sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư nhưng không làm ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh khác.Thuốc được đưa vào cơ thể qua các đường khác nhau như uống, tiêm, truyền tĩnh mạch.

7. Mách bạn 5 biện pháp vàng phòng ngừa ung thư da

Ung thư da là một bệnh có thể phòng tránh được nếu như chúng ta tuân thủ những nguyên tắc dưới đây:

Hạn chế, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 10h – 16h chiều

Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào thời điểm 10h -16h chiều
Bệnh nhân ung thư da nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Theo các nhà nghiên cứu, tia nắng mặt trời khắc nghiệt nhất trong ngày là khoảng thời gian 10h – 16h chiều. Do vậy mà, việc hạn chế một cách tối đa tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào khoảng thời gian này là một biện pháp tốt nhất để da có thể không bị tổn thương nặng nề do ánh nắng mặt gây ra. Đặc biệt là vào mùa hè, không nên để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng quá lâu.

Sử dụng các biện pháp chống nắng với những đồ phủ kín da khi ra ngoài

Sử dụng đồ ướt, hay đồ vải thưa sẽ dễ dàng làm ánh mặt trời xuyên vào da. Chúng ta nên chọn loại vải được dệt chặt sẽ hạn chế tối đa được việc ánh nắng mặt trời chiếu vào da. Bên cạnh đó, đeo kính râm sẽ bảo vệ tốt cho đôi mắt của bạn và đội mũ vành rộng sẽ bảo vệ làn da trên gương mặt khỏi ánh nắng gay gắt.

Sử dụng kem chống nắng tốt cho da

Thoa kem chống nắng khi đi ra ngoài, cố gắng duy trì cứ 20 phút thoa lại một lần, bạn nên chọn những loại kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 đến 45 là đủ, đừng nên dùng loại kem chống nắng có chỉ số SPF quá cao sẽ không tốt cho da của bạn. Một lời khuyên hữa ích cho bạn là nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng một loại kem chống nắng có SPF phù hợp với bạn.

Không nên tắm nắng quá lâu

Tắm nắng là một việc có lợi trong việc giúp hấp thụ vitaminD của cơ thể, tuy nhiên việc tắm nắng quá lâu sẽ dẫn tới tình trạng cháy da. Nếu tình trạng này, kéo dài trong một khoảng thời gian dài sẽ có tác động tiêu cực tới da và gây ung thư.

Đến gặp bác sĩ ngay nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu trên da

Các phương pháp kiểm tra da tại nhà trước gương sẽ giúp bạn phát hiện được những sự thay đổi bất thường trên da. Nếu như bạn nhận thấy nốt ruồi hay mụn cóc khác lạ trên da thì hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Bản tin HTV9 16/05/2017: Công bố Phức hệ Nano Extra XFGC trong phòng và hỗ trợ điều trị ung bướu

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7