[Giải đáp] Xuất huyết dạ dày có chữa khỏi được không?

Xuất huyết dạ dày có chữa khỏi được không là điều mà nhiều người thắc mắc bởi đây là tình trạng bệnh chuyển biến nặng và có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Hãy cùng GHV KSol tìm hiểu vấn đề xuất huyết dạ dày có chữa khỏi được không để giải đáp thắc mắc này.

XEM THÊM:

1. Tình trạng xuất huyết dạ dày là gì?

Xuất huyết dạ dày là tình trạng máu chảy ra ngoài lòng mạch của thành dạ dày, với những triệu chứng cơ bản là đi ngoài ra máu, nôn ra máu. Đây là tình trạng cần phải cấp cứu và phát hiện sớm, điều trị trước khi chuyển biến nặng.

xuat-huyet-da-day-co-chua-khoi-duoc-khong
Xuất huyết dạ dày là gì?

Bệnh thường là biến chứng của rất những bệnh lý có liên quan đến dạ dày và đường ruột. Đôi khi tình trạng này cũng là tác hại do sử dụng rượu bia, các chất kích thích và cà phê trong thời gian dài.

Mức độ xuất huyết là khác nhau tùy vào từng trường hợp và nguyên nhân gây bệnh. Những trường hợp chảy máu nhiều có thể gây tụt huyết áp, sốc hoặc có nguy cơ tử vong nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời.

2. Nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày

Một số nguyên nhân chính có thể gây ra tình trạng xuất huyết ở dạ dày là:

  • Viêm loét dạ dày-tá tràng: Đây được coi là nguyên nhân phổ biến nhất, chiếm đến hơn 70% trong các ca bệnh bị xuất huyết bao tử.
  • Khối u ở dạ dày: Những khối u lành tính hay ác tính ở dạ dày đều có thể gây tình trạng xuất huyết đường tiêu hóa.
  • Tổn thương mạch máu: Những mạch máu ở vùng dạ dày và tá tràng rất dễ bị tổn thương bởi các tác nhân kích thích. Chúng bị phình giãn hay thậm chí bị vỡ ra và dẫn đến những biến chứng cụ thể như tình trạng xuất huyết dạ dày.

Ngoài ra, một số yếu tố khác về sức khỏe cũng gây nên tình trạng rối loạn đông máu và gây xuất huyết tại dạ dày như: Giảm tiểu cầu, xơ gan, thiếu hụt vitamin K, bệnh sốt xuất huyết hoặc do lạm dụng các loại thuốc chống đông.

Trên thực tế, xuất huyết dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Hơn nữa, một số yếu tố cộng hưởng cũng làm bệnh nghiêm trọng hơn. Các tác nhân đó bao gồm: 

  • Sử dụng thuốc chống viêm không steroid, các thuốc chứa Corticoid.
  • Do nhiễm khuẩn HP.
  • Stress hay ảnh hưởng tâm lý kéo dài.
  • Hút thuốc lá và sử dụng rượu bia.
  • Dùng thuốc chống đông dài ngày.

Đặc biệt, dư thừa axit dạ dày cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng chảy máu dạ dày và người bệnh cần xử lý kịp thời khi có dấu hiệu khởi phát.

XEM THÊM >>> Xuất huyết dạ dày nên ăn cháo gì? Những điều cần lưu ý khi nấu cháo

3. Dấu hiệu của tình trạng xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày là tình trạng tương đối dễ nhận biết bởi vì biểu hiện của nó rất đặc trưng. Một số dấu hiệu báo trước rằng bạn đang gặp phải tình trạng xuất huyết dạ dày như sau:

  • Đau dữ dội vùng thượng vị, đau tăng lên và tần suất gia tăng hơn so với bình thường.
  • Có hiện tượng nóng rát, hay mệt mỏi, ruột cồn cào sau khi sử dụng các thuốc chống viêm không steroid hay thuốc Corticoid.
  • Thường xuyên mệt mỏi, suy nhược, chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn.

Ngoài ra, tình trạng xuất huyết dạ dày có những triệu chứng riêng biệt đặc trưng rất dễ nhận biết như: Nôn ra máu, đại tiện ra phân đen. Kèm theo một số dấu hiệu xuất huyết dạ dày khác, chẳng hạn như: Đau vùng thượng vị, bụng bị sôi, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, khát nước, mệt lả, tiểu ít, thở nhanh và vã mồ hôi.

Trong tình huống xuất huyết quá nhiều, bệnh nhân có thể sẽ bị sốc với những dấu hiệu như tim đập nhanh, huyết áp tụt bất thường, người không tỉnh táo và đổ nhiều mồ hôi.

4. Các phương pháp chẩn đoán tình trạng xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày cần phải được chẩn đoán chính xác trước khi điều trị bệnh. Đặc biệt là xác định rõ nguyên nhân gây ra chảy máu, vị trí chảy máu cũng như mức độ tổn thương của người bệnh để giúp dự phòng các phương pháp thích hợp.

Những biện pháp giúp chẩn đoán xuất huyết dạ dày được áp dụng phổ biến nhất hiện nay là:

  • Khám lâm sàng: Tiến hành thăm hỏi tình trạng bệnh và khai thác những tiền sử bệnh lý của người bệnh và gia đình.
xuat-huyet-da-day-co-chua-khoi-duoc-khong-1
Nội soi dạ dày
  • Nội soi dạ dày: Thông qua phương pháp nội soi, từ đó bác sĩ sẽ xác định được chính xác vị trí xuất huyết và tiến hành xử lý kịp thời. 
  • Chụp X – quang Baryt: Đây là phương pháp sử dụng chất cản quang để chụp X – quang để phát hiện rõ hệ tiêu hóa. Tuy ít được sử dụng nhưng nó đem lại hiệu quả cao về chẩn đoán.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu nhằm phát hiện công thức máu, từ đó tìm hiểu được nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày có phải do tính chất của máu hay không.
  • Đặt sonde dạ dày: Phương pháp này có thể xác định được vị trí bị xuất huyết đường tiêu hóa trên hay dưới.
  • Mở bụng: Bác sĩ có thể xác định rõ vị trí đang bị xuất huyết và có thể cầm máu ngay trong quá trình điều trị bệnh.

Mục đích của việc thăm khám, chẩn đoán là xác định được chính xác vị trí chảy máu, nguyên nhân và mức độ gây xuất huyết dạ dày. Ngoài ra, dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ có thể đưa ra những phương án điều trị phù hợp nhất.

5. Cách xử trí tình trạng xuất huyết dạ dày

Khi bị xuất huyết bao tử, dù là cấp hay mãn tính thì người bệnh cũng cần phải nhanh chóng nhập viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. Với tình trạng xuất hiện triệu chứng nôn ra máu, tốt nhất người bệnh cần được xử lý như sau:

  • Bước 1: Giữ cho bệnh nhân nằm yên ở tư thế đầu thấp hơn chân và không cho đi lại tự do, làm ấm cơ thể.
  • Bước 2: Nếu đã thăm khám kĩ, cần cho bệnh nhân uống thuốc để cầm máu, cho bệnh nhân ăn lót dạ trước khi uống thuốc.
  • Bước 3: Hạn chế tình trạng chảy máu ồ ạt bằng cách pha loãng 8g muối với 100ml nước lạnh.
  • Bước 4: Đưa bệnh nhân đến bệnh viện sớm nhất để được cấp cứu qua các bước cơ bản bao gồm: Hồi sức, truyền dịch chống sốc, truyền máu và cầm máu tùy vào trường hợp. 

6. Bệnh xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không?

Xuất huyết dạ dày là một tình trạng bệnh nghiêm trọng cần phải được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt để tránh tình trạng mất máu quá nhiều. Trong trường hợp bệnh được xử lý kịp thời, có thể được kiểm soát bệnh nhanh chóng và không để lại di chứng sau này. Tuy nhiên, nếu bệnh để lâu ngày hoàn toàn có thể dẫn đến tình trạng mất máu gây sốc và gây tử vong.

Thực tế cho thấy, người bệnh có nguy cơ tử vong rất cao nếu như tình trạng xuất huyết không được kiểm soát tốt trong 24 giờ đầu tiên. Bởi vậy bạn không nên chủ quan mà cần thăm khám chuyên khoa ngay khi có dấu hiệu xuất huyết bao tử.

7. Xuất huyết dạ dày có chữa khỏi được không?

Xuất huyết dạ dày có chữa được hay không cũng là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Trình trạng xuất huyết dạ dày hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu như phát hiện và điều trị kịp thời và đúng cách.

Điều trị xuất huyết dạ dày còn tùy thuộc vào sức khỏe của bệnh nhân và thời gian nằm viện cũng khác nhau. Thông thường thì thời gian nằm viện trung bình của bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày khoảng từ 8 – 10 ngày. Sau thời gian nằm viện, tùy thuộc vào thể trạng của bệnh nhân mà có thể nghỉ ngơi thêm trước khi bắt đầu trở về cuộc sống bình thường.

Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc điều trị xuất huyết dạ dày và tuân thủ theo đúng đơn thuốc, liều lượng cũng như thời gian chữa trị của bác sĩ đưa ra. Đồng thời, áp dụng chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ trong quá trình điều trị bệnh sẽ giúp cải thiện sớm tình trạng này.

Sau khi điều trị cần phải theo dõi tình trạng bệnh và tái khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường như đau bụng, nôn ra máu, mệt mỏi…

XEM THÊM >>> [Giải đáp] Đau dạ dày có ăn được trứng vịt lộn không?

8. Phương pháp chữa bệnh xuất huyết dạ dày

8.1. Sử dụng thuốc Tây y điều trị xuất huyết dạ dày

Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc phù hợp với tình trạng và mức độ bệnh. Các loại thuốc thường sử dụng là:

  • Adrenalin hòa với nước muối đẳng trương lạnh để giúp cầm máu.
  • Thuốc kháng tiết acid, thuốc trung hòa acid trong dịch vị dạ dày chứa nhôm, magie.
  • Các thuốc kháng kháng H2, ức chế bơm proton. Thường là thuốc như: Cimetidin, Nizatidine, Ranitidine,…

Sử dụng thuốc tây chữa xuất huyết dạ dày có hiệu quả nhanh nhưng không bền vững. Đây là phương pháp chú trọng đến hiệu quả giảm đau và giúp ngăn chặn triệu chứng.

Tuy nhiên, bệnh không thể khỏi được triệt để, thậm chí có thể gây mẫn cảm khiến chỗ viêm loét trầm trọng hơn. Xuất huyết bao tử có thể biến chứng nguy hiểm nên cần chú ý thận trọng khi sử dụng. 

8.2. Thực hiện nội soi cầm máu

Phương pháp này được áp dụng khi đã dùng cách rửa dạ dày và thuốc mà thấy không hiệu quả. Lúc này các bác sĩ sẽ sử dụng đầu điện, tia laser và chất cầm máu xịt tại chỗ. Trong đó:

  • Đầu điện, tia laser được sử dụng cho trường hợp bệnh nhân có ổ loét còn đang chảy máu và có thể nhìn thấy rõ vị trí đang chảy máu.
  • Thuốc cầm máu dược xịt tại chỗ áp dụng cho trường hợp khi vị trí vết loét khó xác định, lượng dịch được bơm vào sẽ tạo thành lớp choáng ở mô và giảm lượng máu chảy đến vị trí viêm loét.

8.3. Phương pháp phẫu thuật

Áp dụng cho những trường hợp dạ dày bị chảy máu ồ ạt và có nguy cơ tử vong cao. Phẫu thuật dạ dày được chỉ định và thực hiện bởi các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và sử dụng trang thiết bị máy móc hiện đại. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra mất nhiều máu, thậm chí có thể gây tử vong.

Với phương pháp này, tùy vào độ tuổi, tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể sử dụng phương pháp mổ nội soi hay mổ mở sao cho phù hợp. 

Tuy nhiên, đây chưa phải là lựa chọn tối ưu nhất vì còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây biến chứng và nguy hiểm có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật.

9. Cách phòng ngừa xuất huyết dạ dày

Phòng ngừa xuất huyết dạ dày bằng những phương pháp đơn giản sau:

  • Thăm khám và điều trị kịp thời các bệnh lý liên quan đến dạ dày để tránh những biến chứng nguy hiểm.
  • Ăn uống khoa học, lành mạnh và điều độ: ăn chín, uống sôi, không ăn quá no và cũng không được bỏ bữa.
  • Hạn chế rượu bia và các đồ uống có cồn khác.
  • Không quá lạm dụng thuốc giảm đau.
  • Giữ cho tinh thần thoải mái, tránh stress, căng thẳng.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên với cường độ hợp lý.

Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc xuất huyết dạ dày có chữa khỏi được không để người bệnh có những cái nhìn tổng quan nhất, chẩn đoán và điều trị kịp thời bệnh để tránh biến chứng nguy hiểm cũng như có biện pháp phòng chống hiệu quả.

Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường. 

Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp: 

  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
  • Bổ sung các chất chống oxy hóa.
  • Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.
  • Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
GHV KSOL da day
GHV KSOL

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

XEM VIDEO: VTV2 HTCB – TÂM SỰ CỦA NGƯỜI TÀI XẾ THOÁT ÁN TỬ UNG THƯ GAN

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7