Giải đáp từ chuyên gia: Xuất huyết dạ dày có phải mổ không?

Xuất huyết dạ dày có phải mổ không là thắc mắc của không ít người đang mắc phải tình trạng này. Bệnh lý nếu không tiến hành điều trị kịp thời thì sẽ khiến cơ thể mất máu và đe dọa đến tính mạng. Vậy để giải đáp xuất huyết dạ dày có phải mổ không, mời bạn theo dõi bài viết sau đây của GHV KSol

Xem thêm:

1. Xuất huyết dạ dày là gì?

Xuất huyết dạ dày (còn gọi là chảy máu dạ dày) là một tình trạng rối loạn đường tiêu hoá nhiều người gặp phải. Bạn có thể phát hiện ra tình trạng này qua biểu hiện xuất hiện máu trong phân hoặc nôn ra máu, tuy nhiên, cũng có người bệnh không có bất kỳ một dấu hiệu nhận biết nào.

Các dấu hiệu và triệu chứng xuất huyết dạ dày, bao gồm:

  • Xuất hiện máu khi nôn, máu có thể có màu nâu sẫm, màu đỏ hoặc màu tương tự như bã cà phê.
  • Phân của người bị xuất huyết dạ dày có màu đen.
  • Có hiện tượng chảy máu từ trực tràng, dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu.

Bệnh xuất huyết dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như: viêm loét dạ dày tá tràng, làm dụng bia rượu, chế độ ăn uống thiếu khoa học, lạm dụng thuốc kháng sinh, ung thư dạ dày

Xuất huyết dạ dày nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới một số biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa tới tính mạng. Và ngược lại, nếu được phát hiện và điều trị đúng cách thì người bệnh hoàn toàn có thể khỏi bệnh và sống khỏe mạnh.

2. Xuất huyết dạ dày có phải mổ không?

Theo các chuyên gia, xuất huyết dạ dày có phải mổ không còn phụ thuộc vào mức độ xuất huyết và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Đối với trường hợp xuất huyết dạ dày nhẹ, bác sĩ có thể áp dụng các biện pháp kê đơn điều trị nội khoa bằng một số loại thuốc.

xuat-huyet-da-day-co-phai-mo-khong-2
Xuất huyết dạ dày có phải mổ không phụ thuộc vào mức độ xuất huyết và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Nếu trường hợp chảy máu đột ngột và tiến triển nhanh, bác sĩ có thể chỉ định mổ để ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra với bệnh nhân. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp người bệnh không cần can thiệp phẫu thuật. Các trường hợp có thể cần phải mổ xuất huyết dạ dày, bao gồm:

  • Đau dạ dày hoặc đau thượng vị dữ dội
  • Sốt
  • Mặt tái xanh, chân tay run rẩy
  • Đau khi nuốt hoặc khó nuốt
  • Trào ngược axit dạ dày
  • Phần thành bụng căng cứng kéo dài
  • Miệng, lưỡi bẩn hoặc hơi thở có mùi tanh.

Xem thêm >>> Hóa trị liệu ung thư dạ dày – Tác dụng, hiệu quả và tác dụng phụ?

3. Các phương pháp mổ xuất huyết dạ dày

Phẫu thuật để điều trị xuất huyết dạ dày có 3 loại chính đó là: cắt một phần dạ dày, cắt toàn phần dạ dày và cắt vạt dạ dày. Tuỳ thuộc vào mức độ bệnh và tổn thương tại dạ dày mà bác sĩ sẽ đưa ra loại phẫu thuật phù hợp nhất với từng người bệnh. 

Hiện nay, có 2 phương pháp mổ chữa xuất huyết dạ dày là mổ mở truyền thống và mổ nội soi. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng. Tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn thực hiện phương pháp thích hợp. Với cả hai phương pháp này, bệnh nhân sẽ đều được gây mê trước khi thực hiện để giảm bớt cảm giác đau.

Mổ mở truyền thống

Phương pháp này được tiến hành bằng cách rạch một đường kéo dài từ bụng xuống dưới rốn. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra hiện trạng của dạ dày, tìm ra vị trí chảy máu trong dạ dày và tiến hành thực hiện các thao tác chuyên môn để cầm máu.

Ưu điểm của phương pháp này là chi phí mổ rẻ. Tuy nhiên, tồn tại nhiều nhược điểm như vết thương có diện tích lớn, thời gian nghỉ ngơi và phục hồi lâu, gây đau đớn cho người bệnh, dễ xảy ra nhiễm trùng vết thương…

Mổ nội soi

Phương pháp mổ nội soi là phương pháp ít xâm lấn, có ứng dụng các công nghệ hiện đại vào điều trị bệnh. Bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi đặc biệt và các dụng cụ chuyên dụng để tác động đến vùng dạ dày cần được điều trị. 

Phương pháp mổ này có nhiều ưu điểm đó là ít xâm lấn, ít gây đau đớn cho người bệnh, thời gian phục hồi nhanh và nguy cơ nhiễm trùng thấp. Tuy nhiên, phương pháp mổ nội soi có nhược điểm là chi phí cao, yêu cầu bác sĩ thực hiện mổ phải có trình độ chuyên môn và tay nghề cao mới thực hiện được. 

xuat-huyet-da-day-co-phai-mo-khong
Mổ nội soi là phương pháp hiện đại, ít gây xâm lấn và đau đớn cho người bệnh

Trước khi thực hiện phẫu thuật, các nhân viên y tế sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện các bước chuẩn bị bao gồm việc ăn uống và sử dụng thuốc. Bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn đến tránh gặp những rủi ro không mong muốn.

Xem thêm >>> Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày

4. Chăm sóc người bệnh sau mổ xuất huyết dạ dày

Thông thường, mổ xuất huyết dạ dày cần nằm viện 8 – 10 ngày để được các bác sĩ chuyên khoa theo dõi. Nếu gặp bất kỳ biến chứng nào sau phẫu thuật thì bác sĩ sẽ có biện pháp can thiệp kịp thời ngay lúc đó. Tuy nhiên, với một số người bị viêm loét dạ dày, thời gian nằm viện có thể kéo dài hơn bình thường. Khi sức khoẻ của bệnh nhân đã ổn định, bác sĩ sẽ cho xuất viện. Lúc này, việc chăm sóc tại nhà sau mổ rất quan trọng để hỗ trợ làm lành tổn thương, ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại. 

Người bệnh nên tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây để thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương diễn ra tốt nhất:

Trong chế độ ăn uống

  • Người bệnh nên ưu tiên sử dụng các loại thức ăn được chế biến dưới dạng mềm lỏng, dễ tiêu hóa để tránh gây áp lực lên dạ dày như: súp, cháo, luộc hấp, món canh hầm… Tránh ăn các món chiên xào nhiều dầu mỡ, món ăn chua cay, món ăn muối chua…
  • Cần tăng cường bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm có tác dụng giảm tiết dịch vị acid và hỗ trợ nhanh làm lành tổn thương tại dạ dày như: dầu thực vật, mật ong nguyên chất…
  • Thêm vào chế độ ăn các loại trái cây tốt cho sức khỏe và dạ dày như: đu đủ, táo xanh, chuối, bơ… Hạn chế ăn các loại trái cây có vị chua, chứa nhiều acid như: cam, quýt, chanh, dâu tây…
  • Người bệnh tích cực uống nhiều nước mỗi ngày để làm loãng dịch vị acid trong dạ dày. Tuyệt đối không sử dụng đồ uống có gas, đồ uống chứa cồn, nước trà đậm, cà phê…
  • Thay vì 3 bữa chính thì bạn nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày giúp quá trình tiêu hóa tại dạ dày có thể diễn ra dễ dàng hơn. Đặc biệt, nên ăn vừa đủ, không để bụng quá no hay quá đói.

Trong đời sống sinh hoạt

  • Sau phẫu thuật, người bệnh nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để phục hồi thể lực, tuyệt đối không đi làm hay lao động ngay khi vết thương chưa lành hẳn. Đồng thời, ngủ đúng giờ và đủ giấc, tránh căng thẳng đầu óc kéo dài.
  • Tuyệt đối không được vận động quá mạnh, thay vào đó hãy đi lại nhẹ nhàng giúp đầu óc thư giãn và hỗ trợ làm lành vết thương ở dạ dày được tốt hơn.
  • Chú ý vệ sinh vết thương cẩn thận sau khi về nhà, không nên để vết thương bị nhiễm trùng.
  • Tái khám định kỳ theo lịch hẹn, để bác sĩ để kiểm tra mức độ đáp ứng sau khi điều trị. Đồng thời, tái khám còn giúp phát hiện ra biến chứng sau phẫu thuật, nếu có sẽ đưa biện pháp can thiệp kịp thời.
xuat-huyet-da-day-co-phai-mo-khong-1
Người bệnh nên tái khám định kỳ sau mổ xuất huyết dạ dày để phát hiện những biến chứng có thể xảy ra

Xem thêm >>> Cảnh báo 5 dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối

5. Phòng ngừa xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày là tình trạng phổ biến và có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị sớm. Chính vì vậy, bên cạnh các phương pháp điều trị do bác sĩ chỉ định, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp phòng ngừa như sau:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Thay đổi chế độ ăn uống bằng cách bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi, các loại thực phẩm lành mạnh chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Đồng thời, hạn chế các loại thức ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn quá mặn, dưa cà muối hoặc các món ăn chế biến sẵn.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày: Nước lọc, nước ép trái cây, nước ép rau củ, nước canh hoặc súp. Điều này có thể hỗ trợ hệ thống tiêu hóa, ngăn ngừa viêm dạ dày và các bệnh lý liên quan đến dạ dày.
  • Thay đổi lối sống: Bạn nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, tránh làm việc quá sức và thức khuya.
  • Luyện tập thể dục thường xuyên: Bạn có thể tham gia các môn thể thao như: đi bộ, bơi lội, các bài thể dục nhịp điệu… để tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch và ngừa các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa.

Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
GHV KSOL da day
GHV KSOL

Đối tượng sử dụng:

  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư, mỡ máu cao và dạ dày tá tràng.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

Bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc xuất huyết dạ dày có phải mổ không? Nếu thấy xuất hiện tình trạng này kéo dài, người bệnh nên đi thăm khám ngay để tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. 

XEM VIDEO: TS Nguyễn Duy Nhứt chia sẻ về GHV KSOL trong hỗ trợ phòng và điều trị ung thư