[Giải đáp] Bị xuất huyết dạ dày có phải nằm viện không?

Khi bị xuất huyết dạ dày có phải nằm viện không? Phải nằm viện trong bao lâu và phải chú ý những điều gì? Hãy cùng GHV KSol tìm hiểu về chủ đề bị xuất huyết dạ dày có phải nằm viện không trong bài viết này nhé! 

XEM THÊM:

1. Xuất huyết dạ dày là gì? Có nguy hiểm hay không?

Xuất huyết dạ dày hay còn có cách gọi khác là chảy máu dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị chảy máu do các tổn thương bên trong khi chưa được khắc phục một cách kịp thời. Tình trạng chảy máu được xem là một biến chứng ở giai đoạn cấp tính, báo động các dấu hiệu nguy hiểm của một số bệnh lý về dạ dày.

Khi bị xuất huyết dạ dày sẽ rất nguy hiểm bởi vì máu chảy ở bên trong dạ dày sẽ khiến việc cầm máu rất khó khăn và người bệnh cũng rất khó trong việc phát hiện sớm. Lúc này, nếu như không được cấp cứu kịp thời sẽ gây ra các hậu quả khác nhau:

  • Đối với tình trạng xuất huyết dạ dày nhẹ: Gây ra các tình trạng thiếu máu, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, không tỉnh táo hay là mất tập trung…
  • Với các trường hợp bị xuất huyết dạ dày nặng: Gây ra các biến chứng nguy hiểm như là suy tim, co giật, thiếu lượng oxy lên não, khó thở…thậm chí là tử vong nếu như bị mất máu quá nhiều.
xuat-huyet-da-day-co-phai-nam-vien-khong-1
Xuất huyết dạ dày là một tình trạng nguy hiểm

2. Một số nguyên nhân và triệu chứng của xuất huyết dạ dày

2.1. Nguyên nhân gây ra xuất huyết dạ dày

Theo thống kê của các chuyên gia cho tới hiện nay có 6 nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng xuất huyết dạ dày như là:

  • Ung thư dạ dày và sự xuất hiện của các khối u: Việc xuất hiện nhiều khối u cũng như bị bệnh ung thư dạ dày sẽ gây ra nhiều tổn thương cho lớp niêm mạc ở dạ dày. Chính những vết viêm loét này sẽ gây ra sự giãn nở mạch máu, hậu quả là gây xung huyết và bị chảy máu.
  • Viêm loét dạ dày, tá tràng: Có đến 40% trường hợp những người bị bệnh viêm loét dạ dày đều có nguy cơ bị xuất huyết.
  • Hội chứng Mallory Weiss: Hay còn được gọi với tên gọi khác là hội chứng viêm tâm phình vị do người bệnh bị nôn mửa một cách liên tục và kéo dài. Hội chứng này thường xuất hiện ở thực quản và dạ dày.
  • Lạm dụng các loại thuốc Tây: Một số loại thuốc tân dược có khả năng gây ra các tác dụng không mong muốn cụ thể như là xuất huyết dạ dày đối với những người bị viêm loét dạ dày. Có thể kể đến như là các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid, các loại thuốc chống đông máu, thuốc corticoisteroid…
  • Do vi khuẩn HP: Khi trong dạ dày có sự tồn tại của vi khuẩn HP sẽ gây ra các dấu hiệu xuất huyết dạ dày. ở các vết loét và thậm chí là có nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư.
  • Ngoài ra, xuất huyết dạ dày còn có thể xảy ra do một số thói quen tiêu cực trong cuộc sống như là uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, ăn nhiều đồ cay nóng…

2.2. Triệu chứng của bệnh xuất huyết dạ dày

Dấu hiệu của xuất huyết dạ dày thường rất rõ ràng và dễ phân biệt so với những

bệnh lý về hệ tiêu hóa khác như

  • Nôn ra máu: Khi xảy ra tình trạng bị đầy bụng, khó tiêu và nôn ra thức ăn sẽ thấy có lẫn máu tươi có màu đỏ hoặc đen, kèm theo mùi tanh nồng khó chịu. Hoặc người bệnh có thể là nôn ra thức ăn ra trước rồi mới tiếp tục trào máu ra sau.
  • Đi đại tiện ra máu: Là tình trạng trong phân có lẫn máu tươi đỏ hoặc màu đen kèm theo với mùi hôi tanh khó chịu.
  • Bị đau ở vùng thượng vị và cơn đau từ từ lan sang hai bên xương sườn, ra phía sau lưng.
  • Sắc tố da có sự thay đổi, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và bị suy nhược cơ thể, khó thở và yếu ớt.

Ngoài ra, người bệnh xuất huyết dạ dày cũng cần phải lưu ý một điều còn tùy thuộc vào các yếu tố như là đối tượng mắc bệnh mà các triệu chứng của tình trạng xuất huyết dạ dày sẽ có sự thay đổi khác nhau.

  • Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Trẻ nhỏ sẽ thường xuyên quấy khóc do bị đau bụng, chán ăn, nôn trớ. Khi đi ngoài có phân lỏng kèm theo máu, sụt cân và chậm phát triển.
  • Xuất huyết dạ dày khi mang thai: Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai khi bị xuất huyết dạ dày chủ yếu là do bị vi khuẩn HP xâm nhập vào gây ra viêm loét. Một số triệu chứng mà phụ nữ có thai phải chịu đựng đó là có các cơn đau nhức dữ dội như dạ dày bị xé rách, đi ngoài ra phân có màu đen do lẫn máu, nôn ra máu.

Chính vì vậy, ngay khi phát hiện ra những triệu chứng bất ổn thì người bệnh phải được nhập viện càng sớm càng tốt. Tùy vào từng giai đoạn bị bệnh xuất huyết dạ dày, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp.

3. Bị xuất huyết dạ dày có phải nằm viện không?

Có rất nhiều người không biết liệu bị xuất huyết dạ dày có tương tự với những bệnh lý đau dạ dày khác hay không, chỉ cần nghỉ ngơi một chút là có thể khỏi hay có cần thiết phải nằm viện hay không?

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia đầu ngành thì tất cả những đối tượng bị tình trạng xuất huyết dạ dày đều sẽ bắt buộc phải nằm viện, tốt nhất là điều trị ở những bệnh viện, cơ sở y tế được trang bị đầy đủ những loại máy móc, thiết bị y tế hiện đại và bác sĩ có chuyên môn tốt để tiến hành cầm máu và điều trị nội khoa đạt được kết quả tốt nhất.

Xuất huyết dạ dày là một bệnh lý cực kỳ nguy hiểm và rất ít khi được ưu tiên thực hiện chữa trị ngay tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, người bệnh có thể sẽ được tiến hành xử lý sơ cứu ngay tại nhà trước khi được đưa đến bệnh viện với mục đích nhằm ngăn chặn sự chuyển biến xấu của bệnh.

Cách sơ cứu cho người bị xuất huyết dạ dày được tiến hành như sau:

  • Người bị xuất huyết dạ dày phải được đặt nằm yên trên giường ở tư thế nằm ngửa, kê gối ở phần hông để nâng cao phần dưới hơn. Những người bệnh bị xuất huyết dạ dày kèm theo những dấu hiệu bị hạ huyết áp thì nên đắp chăn thêm để giữ ấm cho cơ thể.
  • Tuyệt đối không được để người bệnh đi lại bởi vì lực di chuyển sẽ tác động đến vết loét và gây ra tình trạng chảy máu nhiều hơn nữa.
  • Pha nước muối loãng theo tỷ lệ 8g muối pha cùng với 100ml nước sạch ấm để cho người bệnh uống. Nước muối sẽ giúp cho người bệnh cầm máu, cấp nước, bổ sung thêm các chất điện phân cần thiết cho cơ thể trong trường hợp người bệnh bị xuất huyết dạ dày do bị tiêu chảy.
  • Một số loại thực phẩm khác có khả năng cầm máu tương tự với nước muối như là ngó sen, rễ cỏ tranh…
  • Sau khi thực hiện những bước xử lý tại chỗ và người bệnh đã đỡ hơn phần nào thì nên đưa người bệnh tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời, tránh gây ra nguy hiểm tới tính mạng.
xuat-huyet-da-day-co-phai-nam-vien-kkhong
Bị xuất huyết dạ dày có phải nằm viện không?

4. Bị xuất huyết dạ dày phải nằm viện bao lâu thì được ra viện?

Một số trường hợp nặng cần cấp cứu xuất huyết dạ dày ngay chính là khi người bệnh bị tình trạng tim đập nhanh, toát mồ hôi, da xanh xao và ngất xỉu,… Khi phát hiện, người nhà cần nhanh chóng đưa bệnh nhân vào bệnh viện để cấp cứu kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm nhất chính là tử vong do mất máu quá nhiều.

Bệnh xuất huyết dạ dày được chia thành hai cấp độ đó là nhẹ và nặng. Ở những trường hợp nhẹ, bệnh nhân có thể không cần phải nằm viện mà chỉ cần sử dụng thuốc điều trị tại nhà và quay trở lại tái khám theo lịch yêu cầu của bác sĩ. Còn những trường hợp có các biểu hiện nặng nề hơn thì việc nằm viện là yêu cầu bắt buộc để các bác sĩ có thể quan sát theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Vậy đối với thắc mắc bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày nằm viện bao lâu thì được ra thì theo nhiều chuyên gia và các bác sĩ, thời gian bệnh nhân xuất huyết dạ dày nằm viện sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ nghiêm trọng của củ tình trạng dạ dày. Thông thường đối với những bệnh nhân chưa quá nghiêm trọng, dạ dày đã có thể cầm được tình trạng chảy máu, không cần can thiệp chuyên sâu hơn thì thường khoảng một tuần sẽ được ra viện.

Nhưng với những trường bị bệnh nặng hơn, xuất hiện các biến chứng cần phải cấp cứu bằng những thủ thuật nội soi chuyên nghiệp. Hoặc là với những đối tượng mà dạ dày không thể tự cầm máu được mà cần có sự can thiệp của các chất kích thích, phẫu thuật khâu mổ vết loét hay nghi ngờ có sự xuất hiện khối u ác tính. Những trường hợp này có thể thời gian nằm viện sẽ phải kéo dài hơn từ 10 ngày đến 15 ngày, thậm chí có thể là 1 tháng.

Bên cạnh tình trạng bệnh quyết định xem bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày sẽ cần nằm viện bao lâu thì thủ thuật sơ cứu cho bệnh nhân trước khi được chuyển tới bệnh viện cũng là một yếu tố rất quan trọng, đặc biệt là đối với những bệnh nhân nặng.

5. Những lưu ý trong quá trình chăm sóc bệnh nhân xuất huyết dạ dày khi nằm viện

Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân nằm viện do bị xuất huyết dạ dày, người nhà cần đặc biệt chú ý đến chế độ sinh hoạt, thực đơn ăn uống hằng ngày của bệnh nhân. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến tốc độ hồi phục và khả năng tự cầm máu của cơ thể. Một số lưu ý cụ thể như sau:

  • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc, uống đúng thời điểm và đúng liều lượng.
  • Trong thời gian nằm viện, người bệnh cần được nghỉ ngơi và giữ được sự thư giãn tuyệt đối, tránh thực hiện nhiều công việc, áp lực và vận động mạnh.
  • Nên ăn uống đúng giờ và ăn thành nhiều bữa nhỏ khác nhau trong ngày để giảm áp lực hoạt động cho dạ dày. Người bệnh cũng không nên ăn quá no, hoặc ăn khi bụng quá đói.
  • Người bệnh bị xuất huyết dạ dày chỉ nên ăn những loại thực phẩm dạng lỏng, mềm, dễ tiêu hóa như là cháo, súp, canh…. tuyệt đối không dùng những món ăn khô cứng, khó tiêu.
  • Chọn các cách chế biến đơn giản nhất như là luộc, hầm, nấu canh,… hạn chế sử dụng những món có chưad nhiều dầu mỡ, chiên xào, các thực phẩm có tính axit, cứng, chứa nhiều chất kích thích…
  • Nên cho bệnh nhân uống đủ lượng nước mỗi ngày khoảng 2 – 2,5 lít là tốt nhất.
  • Xây dựng một chế độ khoa học trong và sau thời gian nằm viện để hỗ trợ cho sức khỏe có thể hồi phục một cách tốt nhất.
  • Trong quá trình nằm viện nếu như người bệnh thấy bất kỳ một biểu hiện lạ nào, bệnh nhân hoặc người nhà cần thông báo ngay cho bác sĩ để sớm có phương hướng giải quyết kịp thời nhất.

Như vậy, bị xuất huyết dạ dày có phải nằm viện không đã được giải đáp một cách chi tiết trong bài viết này. Đây là một vấn đề sức khỏe nguy hiểm, cần phải điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như tính mạng người bệnh.

Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường. 

Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp: 

  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
  • Bổ sung các chất chống oxy hóa.
  • Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.
  • Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
GHV KSOL – Fucoidan Sulfate Hoa Cao

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

XEM VIDEO: Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA PGS. TS TRẦN ĐÁNG VỀ SẢN PHẨM GHV KSOL

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7