[Giải đáp] Người bị xuất huyết dạ dày có uống được sữa không?

Khi bị xuất huyết dạ dày có uống được sữa không? Nên uống loại sữa nào và dùng như thế nào thì hợp lý. Hãy cùng GHV KSol tìm hiểu một số thông tin về câu hỏi bị xuất huyết dạ dày có uống được sữa không?

XEM THÊM:

1. Người bị xuất huyết dạ dày có uống sữa được không?

Xuất huyết dạ dày là tình trạng có thể xảy ra do biến chứng của một số bệnh như viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư hoặc polyp dạ dày, lạm dụng các loại thuốc chống viêm, rối loạn đông máu… Hiện tượng này đặc trưng bởi 2 triệu chứng đó là nôn ra máu và tiêu ra phân đen.

Chế độ ăn uống có vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình hồi phục của bệnh nhân xuất huyết dạ dày. Bởi dạ dày là cơ quan giữ chức năng tiếp nhận và tiêu hóa thức ăn. Nếu ăn các thực phẩm không phù hợp, vùng niêm mạc tổn thương có thể bị kích thích và xuất huyết trở lại.

Bị xuất huyết dạ dày có uống sữa được không là một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Theo các chuyên gia, sữa là nhóm thực phẩm đầu tiên người bệnh có thể bổ sung sau khi thực hiện các biện pháp điều trị xuất huyết dạ dày. Bởi vì nhóm thực phẩm này có dạng lỏng, dễ nuốt và dễ tiêu hóa nên có thể làm giảm áp lực lên dạ dày và tránh kích thích lên vị trí chảy máu.

Một số lợi ích của sữa đối với những người bị xuất huyết dạ dày đó là

  • Nguồn cung cấp năng lượng, các chất dinh dưỡng cho cơ thể
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho các vùng niêm mạc dạ dày bị tổn thương có thời gian hồi phục
  • Tăng cường thể trạng, giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi của các bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày
xuat-huyet-da-day-co-uong-duoc-sua-khong
Xuất huyết dạ dày có uống được sữa không?

2. Gợi ý một số loại sữa tốt cho người bị xuất huyết dạ dày

Đối với những người bị xuất huyết dạ dày, nếu sử dụng loại sữa không phù hợp có thể gây ra rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng tới tốc độ hồi phục của vùng niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Dưới đây là một số loại sữa gợi ý cho người bị xuất huyết dạ dày có thể sử dụng:

2.1. Sữa bò

Sữa bò là một trong những loại sữa được sử dụng phổ biến nhất. Trung bình trong 100ml sữa bò cung cấp cho cơ thể protein, chất béo, đường, phốt pho, vitamin A, D và canxi,… Loại sữa này còn được ưa chuộng bởi vì có hương vị thơm ngon và dễ sử dụng, phù hợp với nhiều đối tượng.

Vì vậy sau khi đã được bác sĩ cho phép ăn uống trở lại, bệnh nhân có thể uống một ly sữa bò để cung cấp thêm năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể. Sau đó, nên duy trì sử dụng sữa bò trong 3 – 5 ngày cho đến khi đi ngoài ra phân màu vàng có thể chuyển sang sử dụng các món ăn khác.

3.2. Sữa tách béo

Sữa tách béo là sản phẩm từ sữa bò đã được tách phần kem bằng công nghệ ly tâm. So với sữa bò thông thường, sữa tách béo sẽ cung cấp nguồn calo và chất béo thấp hơn nhưng hàm lượng vitamin và khoáng chất lại không có sự thay đổi nhiều.

Sữa tách béo thích hợp cho bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày, nhất là với những người gặp phải tình trạng đầy hơi và chướng bụng khi uống sữa bò thông thường. Ngoài ra, đối với những người bị thừa cân, béo phì và mắc các vấn đề về trào ngược dạ dày, viêm ruột mãn tính cũng nên sử dụng sữa tách béo thay vì các sản phẩm sữa nguyên kem.

3.3. Các loại sữa hạt

Trong trường hợp người bệnh xuất huyết dạ dày còn mắc phải hội chứng không dung nạp lactose thì nên dùng các loại sữa hạt thay vì sữa bò. Sữa hạt có thể được chế biến từ óc chó, hạnh nhân, hạt lanh, yến mạch, đậu nành, ngô (bắp), mè, đậu phộng,… nên không chứa đường lactose và ít gây ra sự tăng cân.

Dù không cung cấp được nhiều calo như sữa bò nhưng có các thành phần dinh dưỡng trong sữa hạt dễ tiêu hóa và hấp thu. Do đó, người bị xuất huyết dạ dày nên bổ sung các loại sữa hạt để bổ sung thêm các chất dinh dưỡng và giúp làm giảm áp lực lên cơ quan tiêu hóa.

3.4. Sữa nghệ

Sữa nghệ là một loại sữa kết hợp giữa sữa bò và bột nghệ. Sữa nghệ không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn có nhiều lợi ích đối với bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày.

Tương tự như đối với sữa bò, nghệ cũng là loại thực phẩm rất giàu khoáng chất và vitamin. Bên cạnh đó, trong củ nghệ còn chứa Curcumin, là hoạt chất có khả năng chống oxy hóa, kháng viêm, loại bỏ các gốc tự do và ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn. Sử dụng sữa nghệ thường xuyên có thể giảm phần nào được mức độ xung huyết ở niêm mạc dạ dày và ngăn ngừa vết loét phát triển nặng.

Bên cạnh đó, nghệ còn có tác dụng cầm máu và sinh cơ. Sử dụng sữa nghệ sẽ giúp vùng niêm mạc xuất huyết nhanh chóng hồi phục. Do đó, bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày, đặc biệt là những trường hợp bị xuất huyết do loét dạ dày tá tràng nên dùng sữa nghệ thay cho các loại sữa thông thường.

3.5. Các sản phẩm sữa dành riêng cho người xuất huyết dạ dày

Tỷ lệ người mắc các bệnh lý về dạ dày ngày càng có xu hướng tăng lên theo từng năm. Vì vậy hiện nay, nhiều nhà sản xuất sữa đã nghiên cứu ra các sản phẩm dành riêng cho người bị xuất huyết dạ dày. Các sản phẩm này được sản xuất với công thức phù hợp để giúp làm giảm áp lực lên hệ tiêu hóa và hỗ trợ hồi phục thể trạng của bệnh nhân

Để lựa chọn được sản phẩm sữa phù hợp, bệnh nhân và người nhà có thể trao đổi với bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng.

4. Các loại sữa người bệnh xuất huyết dạ dày không nên sử dụng

Xuất huyết dạ dày xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương nặng, loét sâu gây ra vỡ mạch và xuất huyết. Vùng niêm mạc chảy máu cần phải có một thời gian nhất định để hồi phục hoàn toàn. Do đó trong thời gian này, bệnh nhân cần tránh sử dụng các loại sữa tác động xấu đến tiến độ hồi phục như là:

4.1. Các loại sữa có tiền sử bị dị ứng

Sữa là một loại thực phẩm lành mạnh cung cấp cho cơ thể nguồn dinh dưỡng đa dạng và dồi dào. Tuy nhiên, đây là loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao, nhất là đối với trẻ nhỏ và người có cơ địa bị dị ứng.

Đối với những người bị dị ứng sữa, hệ miễn dịch sẽ xem protein trong sữa là dị nguyên. Sau đó, cơ thể phản ứng lại bằng cách tăng kháng nguyên trong huyết tương, hoạt hóa và giải phóng các chất trung gian hóa học vào niêm mạc của đường tiêu hóa và da.

Hậu quả là gây ra tình trạng đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, cổ họng ngứa, nổi mề đay và phát ban.

Đối với những người bị xuất huyết dạ dày, phản ứng dị ứng sữa còn có thể kích thích dạ dày co bóp quá mức và gây tái phát tình trạng xuất huyết. Hơn nữa, nhu động dạ dày diễn ra bất thường còn khiến cho quá trình hồi phục bị gián đoạn và trì trệ.

Do đó khi bị xuất huyết dạ dày, người bệnh cần tránh sử dụng các loại sữa mà cơ thể có tiền sử dị ứng. Ngoài ra, nên đọc kỹ bảng thành phần của các sản phẩm sữa để hạn chế nguy cơ bị dị ứng và quá mẫn khi sử dụng.

4.2. Sữa đặc

Sữa đặc được làm từ sữa bò đã được loại bỏ hoàn toàn nước và cho thêm đường, hương liệu vào. Sữa đặc có vị ngọt hơn so với các loại sữa thông thường nên thường được dùng chủ yếu để tạo vị ngọt cho các món ăn và nước uống. Loại sữa này còn được dùng để pha với nước ấm và có thể uống tương tự như các loại sữa khác. Tuy nhiên nếu như đang điều trị xuất huyết dạ dày, bệnh nhân cần tránh dùng sữa đặc.

Bởi vì trong thành phần của sữa đặc chứa nhiều đường nên có thể gây ra tình trạng chướng bụng, chậm tiêu, đầy hơi và ảnh hưởng tới tốc độ hồi phục của niêm mạc dạ dày.

Hơn nữa, sử dụng loại sữa này còn làm tăng nồng độ đường trong máu, gián tiếp làm nghiêm trọng thêm tình trạng sung huyết ở dạ dày – tá tràng. Ngoài ra, trong sữa đặc chứa một lượng lớn đường lactose nên cần tránh sử dụng cho người có hệ đường ruột hoạt động kém hoặc người mắc hội chứng bất dung nạp lactose.

xuat-huyet-da-day-co-uong-duoc-sua-khong-1
Không nên uống sữa đặc

4.3. Các loại sữa chứa quá nhiều dinh dưỡng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm sữa với thành phần giàu dinh dưỡng giúp bồi bổ sức khỏe cho bệnh nhân sau khi ốm dậy, cho người có thể trạng suy nhược, gầy yếu và ăn uống kém. Nhiều người lầm tưởng rằng các sản phẩm này thích hợp cho bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày. Tuy nhiên trên thực tế, các loại sữa này lại rất khó tiêu hóa và có thể làm gia tăng thêm áp lực lên vùng niêm mạc bị xuất huyết.

Hơn nữa, sử dụng các loại sữa có chứa quá nhiều dinh dưỡng còn gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, táo bón,… Do đó, bệnh nhân nên ưu tiên sản phẩm sữa có thành phần dinh dưỡng phù hợp, tránh sử dụng các sản phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng quá cao. Nếu như có nhu cầu bồi bổ sức khỏe bằng các sản phẩm sữa này, bệnh nhân nên đợi đến khi niêm mạc dạ dày lành hoàn toàn.

5. Cách sử dụng sữa cho người bị xuất huyết dạ dày

Đối với bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày, cần phải bổ sung các sản phẩm sữa đúng cách để đảm bảo giá trị dinh dưỡng, đồng thời tránh gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa và các triệu chứng khó chịu khác.

5.1. Thời điểm bổ sung sữa hợp lý

Bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày nên dùng sữa sau khi phẫu thuật ít nhất là 24 giờ. Sau đó, nên uống sữa đều đặn khoảng 2 – 3 giờ 1 lần, mỗi lần uống khoảng 250ml để cung cấp các chất dinh dưỡng và bù nước cho cơ thể. Khi dùng sữa, nên uống thành từng ngụm nhỏ để dạ dày có thể dễ dàng tiêu hóa, tránh tình trạng gây ra kích thích lên vùng niêm mạc bị tổn thương.

Sau khoảng 3 – 5 ngày, bệnh nhân có thể dùng thêm các món ăn mềm như là cháo, súp và canh. Lúc này, nên uống sữa sau bữa ăn khoảng 2 giờ đồng hồ (khoảng 2 – 3 lần/ ngày) để bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể dùng sữa trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ để giảm bớt cảm giác đói và giúp cho giấc ngủ ngon, sâu giấc hơn.

5.2. Chú ý tới nhiệt độ của sữa

Đối với các bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày, nên uống sữa lạnh (khoảng 10 – 15 độ C) để giúp làm dịu niêm mạc bị tổn thương ở thực quản và dạ dày. Nhiệt độ lạnh từ sữa còn giúp co các mạch máu, giảm hiện tượng sung huyết và giúp cho niêm mạc dạ dày cầm máu nhanh hơn.

Tránh sử dụng sữa quá nóng trong thời gian này. Bởi vì nhiệt độ cao sẽ khiến mạch máu giãn nở và tăng nguy cơ tái phát tình trạng xuất huyết dạ dày. Nếu gặp tình trạng tiêu chảy khi uống sữa lạnh, người bệnh có thể chuyển sang dùng sữa ở nhiệt độ thường vào ngày thứ 2 trở đi.

5.3. Chia nhỏ lượng sữa mỗi khi uống

Dạ dày là cơ quan có chức năng tiếp nhận và tiêu hóa thức ăn. Do đó để làm giảm áp lực lên dạ dày, bệnh nhân mỗi lần chỉ nên uống một lượng sữa vừa phải (khoảng 200 – 250ml). Uống quá nhiều sữa cùng lúc có thể gây kích thích lên vùng niêm mạc bị xuất huyết khiến cho vết thương chậm lành hơn.

Hơn nữa, khi uống 1 lượng lớn sữa, dạ dày phải tăng tiết acid dịch vị và co bóp nhiều hơn để tiêu hóa. Những tác động này “vô tình” kích thích, tác động vết loét dẫn đến các cơn đau thượng vị, buồn nôn, nôn mửa và đầy hơi.

5.4. Một số lưu ý khác người bị xuất huyết dạ dày uống sữa

Để có thể giữ được tối đa nhất giá trị dinh dưỡng của sữa, người bệnh bị xuất huyết dạ dày khi sử dụng sữa cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề như:

  • Không dùng sữa cùng với các loại thực phẩm có chứa hàm lượng protein và axit cao. Bởi vì sự kết hợp này có thể khiến dạ dày co bóp quá mức dẫn đến hiện tượng đau thượng vị, đầy hơi, chướng bụng và khiến vết loét chậm lành.
  • Sau khi mở nắp hộp sữa, cần dùng sữa trong thời gian được nhà sản xuất quy định. Không dùng các loại sữa được quá hạn hoặc có dấu hiệu bị hư hạ, có mùi lạ, đổi màu, mốc,…
  • Nếu sử dụng các sản phẩm sữa dạng bột, nên pha sữa cùng với nước ấm khoảng 75 – 90 độ C. Tránh dùng nước sôi để pha vì sẽ khiến các chất dinh dưỡng trong sữa bị mất đi. Sau khi pha, bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày nên để cho sữa nguội hoàn toàn trước khi uống.
  • Nếu như dùng đồng thời, sữa có thể ảnh hưởng đến sinh khả dụng và hiệu quả điều trị của một số loại thuốc. Do đó, cần tránh dùng sữa cùng lúc với thời điểm uống thuốc.
  • Sau khoảng 3 – 5 ngày xuất viện, bệnh nhân có thể ăn thêm các món ăn từ trứng như bánh flan, bánh bông lan, phô mai,… để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể và đa dạng hơn thực đơn ăn uống hằng ngày.
  • Ngoài sữa, bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày có thể bổ sung thêm một số loại thực phẩm khác như thịt, cá, đậu, rau xanh,… sau khi niêm mạc dạ dày đã được kiểm soát tình trạng xuất huyết.

Như vậy, đối với câu hỏi bệnh nhân xuất huyết dạ dày có uống được sữa không đã được giải đáp trong bài viết trên. Sử dụng sữa đúng cách, phù hợp với thể trạng của người bệnh sẽ hỗ trợ cải thiện được sức khỏe.

Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường. 

Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp: 

  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
  • Bổ sung các chất chống oxy hóa.
  • Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.
  • Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
GHV KSOL – Fucoidan Sulfate Hoa Cao

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

XEM VIDEO: TS Nguyễn Duy Nhứt chia sẻ về GHV KSOL trong hỗ trợ phòng và điều trị ung thư

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7