Bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú có nguy hiểm không, điều trị như thế nào?

Bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú có nguy hiểm không? Đây là câu hỏi được nhiều người bệnh mắc ung thư tuyến giáp thắc mắc và quan tâm. Tuy nhiên không giống như ung thư tuyến giáp thể nang, thể tủy, thể không biệt hóa, ung thư tuyến giáp thể nhú có khả năng chữa khỏi cao nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Hãy cùng GHV KSOL tìm hiểu chi tiết qua nội dung dưới đây.

1. Đôi nét về bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú?

Ung thư tuyến giáp thể nhú là loại ung thư tuyến giáp phổ biến thường phát triển từ các tế bào nang và có xu hướng phát triển chậm.

Nguyên nhân chính xác gây bệnh ung thư tuyến giáp chưa được xác định cụ thể nhưng có nhiều yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh như: Thiếu iốt, nhiễm xạ, di truyền, tác dụng phụ của một số loại thuốc, người có tiền sử mắc bệnh về tuyến giáp. Ung thư tuyến giáp thể nhú xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, tuy nhiên phổ biến nhất ở độ tuổi từ 30 – 50, tỷ lệ nam giới có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn nữ giới gấp 3 lần.

Ung thư tuyến giáp thể nhú chiếm 70 - 80% trên tổng các ca mắc bệnh
Ung thư tuyến giáp thể nhú chiếm 70 – 80% trên tổng các ca mắc bệnh

2. Triệu chứng ung thư tuyến giáp thể nhú

Ung thư tuyến giáp thể nhú ở giai đoạn đầu không có triệu chứng rõ ràng thường nhầm lẫn với các bệnh lý vòm họng. Khi khối u tiến triển, người bệnh có thể thấy xuất hiện các biểu hiện sau:

2.1. Xuất hiện khối u ở cổ

Khi bị ung thư tuyến giáp, người bệnh sẽ thấy xuất hiện khối u lớn ở trước cổ hoặc dưới yết hầu. Bề mặt khối u thường gồ ghề, mật độ có chỗ cứng chắc, có chỗ mềm. Ở giai đoạn muộn, khối u xâm chiếm và loét sùi qua da cổ, gây chảy máu và bội nhiễm tại chỗ.

2.2. Xuất hiện hạch cổ

Một cách nhận biết ung thư tuyến giáp thể nhú giai đoạn đầu là sự xuất hiện hạch ở cổ. Tuy nhiên, triệu chứng sớm này khó phân biệt với một bướu lành tính, nên khi có hạch cổ kèm theo khối u với những đặc điểm nêu trên thì bạn cần thăm khám sớm để chẩn đoán bệnh kịp thời.

2.3. Thay đổi giọng nói

Những người mắc ung thư tuyến giáp sẽ cảm thấy giọng nói trở lên khàn thậm chí mất tiếng do khối u phát triển to ra, chèn ép vào thanh quản.

2.4. Khó thở, nuốt khó

Người bệnh thường bị khó thở khi khối u phát triển, nguyên nhân do khối u chèn ép lên khí quản. Ngoài ra, thực quản nằm dưới khí quản, vì vậy khối u tuyến giáp phát triển có thể chèn ép trực tiếp lên thực quản khiến bệnh nhân cảm thấy khó nuốt hoặc đau nghẹn khi nuốt.

Khó nuốt, xuất hiện khối u ở cổ, thay đổi giọng nói là những triệu chứng ung thư tuyến giáp
Khó nuốt, xuất hiện khối u ở cổ, thay đổi giọng nói là những triệu chứng ung thư tuyến giáp

2.5. Cảm giác đau tức, bó chặt ở vùng cổ

Đây là triệu chứng phổ biến của bệnh ung thư tuyến giáp. Khi khối u phát triển, chèn ép và kích thích thần kinh cổ, một số bệnh nhân có cảm giác đau tức lan lên đến góc hàm, mang tai.

3. Ung thư tuyến giáp thể nhú có nguy hiểm không, điều trị như thế nào?

Ung thư tuyến giáp thể nhú có nguy hiểm không phụ thuộc vào quá trình phát hiện bệnh. Nếu phát hiện sớm bệnh không nguy hiểm khả năng chữa khỏi là rất cao. Tỷ lệ sống sau 5 năm ở giai đoạn 1 là 100%, giai đoạn 2 gần 100%, giai đoạn 3 là 93%, giai đoạn 4 là 51%. Tuy nhiên, bên cạnh việc phát hiện sớm, người bệnh cần tuân thủ các phương pháp điều trị sau:

3.1. Điều trị phẫu thuật

Đây là một trong những phương pháp điều trị chính được chỉ định cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú. Tùy theo kích thước vị trí, tình trạng di căn của khối u, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật loại bỏ thùy giáp trạng, cắt tuyến giáp bán phần hoặc toàn bộ tuyến giáp, loại bỏ các hạch bạch huyết ở cổ.

Phẫu thuật là phương pháp chính trong điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú
Phẫu thuật là phương pháp chính trong điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú

3.2. Điều trị nội tiết

Phương pháp này sử dụng các loại thuốc như levothyroxin (T4) hoặc liothyronine (T3) để thay thế hormone kích thích tuyến giáp đang bị thiếu hoặc suy giảm chức năng. Nhờ đó mà giảm thiểu được tỷ lệ bệnh tái phát và di căn sang các cơ quan khác.

3.3. Điều trị phóng xạ I – 131

Điều trị phóng xạ I – 131 chỉ áp dụng trong trường hợp bệnh đã di căn xa, ung thư đã xâm lấn tại chỗ hoặc vẫn còn sót lại tế bào ác tính hậu phẫu thuật. Phóng xạ I-131 sau khi hấp thu vào sẽ phá hủy ADN và tiêu diệt tế bào ung thư tuyến giáp.

4. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú sau điều trị

– Nên nấu các món ăn kiểu dạng súp, cháo hay bổ sung sinh tố hoa quả cho người bệnh. Thức ăn cần hạn chế dầu, chế biến lỏng, dễ nuốt. Nên chia nhỏ các bữa ăn, mỗi bữa ăn một ít.

– Trong trường hợp nếu gặp triệu chứng táo bón cần tăng cường bổ sung nhiều nước, hoa quả và rau xanh tươi.

– Người bệnh không nên ăn quá nóng, hạn chế các thực phẩm cay như tiêu, ớt, các thực phẩm lên men chứa nhiều muối như dưa muối, cà muối…

– Hạn chế chất béo và tăng cường hàm lượng chất đạm có nguồn gốc từ động vật. Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu canxi như cua, tôm, cá…Từ các thực phẩm này nên chế biến thành các món ăn ngon, hợp khẩu vị của bệnh nhân.

Người bệnh ung thư tuyến giáp nên hạn chế sử dụng các loại thịt từ động vật chứa nhiều chất béo
Người bệnh ung thư tuyến giáp nên hạn chế sử dụng các loại thịt từ động vật chứa nhiều chất béo

– Tuyệt đối không sử dụng các thức uống chứa cồn và chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá… Bởi việc sử dụng các loại chất kích thích này có thể là nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp tái phát.

– Người nhà bệnh nhân ngoài việc quan tâm tới các vấn đề dinh dưỡng cần lưu tâm tới sự thay đổi tâm lý của người bệnh. Bởi hầu hết người bệnh mắc ung thư đều thấy chán nản, mệt mỏi vì thế thường không muốn ăn. Và nếu không giúp họ vượt qua yếu tố rào cản về tâm lý để lấy lại sức chiến đấu với bệnh tật thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng hồi phục. Thường xuyên chia sẻ, nói chuyện, gần gũi cũng là cách đơn giản để họ thấy vui vẻ, thoải mái hơn.

– Điều trị phẫu thuật có thể cắt đi toàn bộ hoặc một phần tuyến giáp. Do vậy chức năng của tuyến giáp bị ảnh hưởng, suy giảm. Vì thế, tốt nhất người bệnh cần chủ động phòng ngừa căn bệnh này bằng cách duy trì khám sức khỏe định kỳ đều đặn 6 tháng/1 lần, khi thấy bất cứ triệu chứng ung thư tuyến giáp tái phát cần lập tức tái khám để điều trị kịp thời.

Trên đây là những chia sẻ giải đáp của chúng tôi về ung thư tuyến giáp thể nhú có nguy hiểm không, điều trị như thế nào? Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho người bệnh từ đó biết cách phòng ngừa và tầm soát căn bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú.

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7