Những điều cần biết về ung thư vòm họng

Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê, tỷ lệ người mắc ung thư vòm họng là 12%. Bệnh thường khó phát hiện và thường nhầm lẫn với một số bệnh lý khác nên khiến nhiều người chủ quan. Vậy ung thư vòm họng có biểu hiện như thế nào? Cùng GHV KSOL tìm hiểu bài viết dưới đây.

XEM THÊM:

1. Ung thư vòm họng là gì?

Ung thư vòm họng hay còn gọi là ung thư biểu mô vòm họng (NPC) là những tổn thương ác tính xuất phát từ vòm họng phía sau hốc mũi chỗ thắt vòm họng hoặc “ngách hầu”. Đây là căn bệnh ung thư thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng độ tuổi từ 40 – 60 tuổi thường gặp nhất và tỷ lệ nam thường cao hơn nữ gấp 3 lần.

Ung thư vòm họng là căn bệnh nguy hiểm, thường được phát hiện trong giai đoạn muộn nên việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Nếu bệnh nhân được phát hiện và điều trị tích cực ở giai đoạn sớm, khi khối u chưa có biểu hiện xâm lấn và di căn, bệnh nhân có cơ hội được điều trị thành công bằng các phương pháp bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị… Ở giai đoạn 1, 2 nếu được điều trị tích cực, đúng phương pháp, tỷ lệ sống sau 5 năm là 90%; giai đoạn 3 tỷ lệ sống sau năm 5 năm là 60%, giai đoạn 4 sau 5 năm là 30%.

Biểu hiện ung thư vòm họng cần nhận biết sớm
Dấu hiệu nhận biết ung thư vòm họng cần chú ý

2. Các giai đoạn tiến triển của ung thư vòm họng

Hiện nay, có nhiều cách phân chia giai đoạn ung thư vòm họng khác nhau, dựa trên 3 yếu tố: vị trí ung thư nguyên phát, tình trạng di căn hạch và di căn đến các cơ quan khác trên cơ thể. Theo Hiệp hội Phòng chống Ung thư Quốc tế (UICC) ung thư vòm họng có 4 giai đoạn phát triển:

Giai đoạn 1

Khối u vẫn giới hạn trong vòm họng, không có di căn hạch lympho và chưa di căn đến các cơ quan khác trên cơ thể.

Giai đoạn 2

Giai đoạn 2A: khối u bắt đầu xâm lấn phần mềm ngoài vòm họng bao gồm: khoang miệng, hốc mũi, khoảng cận hầu. Chưa di căn đến hạch lympho và các cơ quan khác trên cơ thể.

Giai đoạn 2B:  khối u giới hạn ở vòm họng (hoặc u xâm lấn khoang miệng hốc mũi), có một hay nhiều hạch cổ cùng bên đường kính không lớn hơn 6cm, di chuyển phía trên hố thượng đòn. Chưa di căn hạch và các cơ quan khác trên cơ thể.

Ung thư vòm họng và các giai đoạn phát triển của bệnh
Ung thư vòm họng và các giai đoạn phát triển của bệnh

Giai đoạn 3

Ung thư giai đoạn này có thể phát triển theo hướng:

– Khối u giới hạn trong vòm họng (u xâm lấn khoang miệng hốc mũi, u xâm lấn khoảng cận hầu), có hạch cổ ở cả hai bên đường kính không lớn hơn 6cm, di chuyển phía trên hố thượng đòn.

– Khối u xâm lấn cấu trúc xương, xoang cận mũi, không có di căn hạch (hoặc có một hay nhiều hạch cổ cùng bên hay có hạch cổ ở cả hai bên đường kính không lớn hơn 6cm). Ung thư giai đoạn 3 thường chưa di căn đến các cơ quan khác trên cơ thể.

Giai đoạn 4

Giai đoạn 4A: Khối u xâm lấn nội sọ, dây thần kinh sọ não, không có di căn hạch (hoặc có một hay nhiều hạch cổ cùng bên hay cả hai bên, đường kính không lớn hơn 6cm). Ung thư giai đoạn 4A chưa di căn đến các cơ quan khác trên cơ thể.

Giai đoạn 4B: Khối u đạt kích thước, hình dạng bất kỳ, hạch có đường kính lớn hơn 6cm, có trong hố thượng đòn nhưng chưa di căn xa.

Giai đoạn 4C: Khối u phát triển kích thước, hình dạng bất kỳ, lan đến bất kỳ hạch bạch huyết nào và di căn đến các cơ quan trên cơ thể.

3. Ung thư vòm họng có biểu hiện như thế nào?

 3.1. Khó nuốt

Gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn là biểu hiện của nhiều loại bệnh lý, đây cũng là một trong những dấu hiệu sớm của ung thư vòm họng. Nếu khối u ở vòm họng phát triển lớn hơn thậm chí nó sẽ ngăn chặn thực phẩm đi qua cổ họng.

3.2. Đau đầu

Khi các khối u phát triển gây ảnh hưởng tới những khu vực lân cận, đau đầu là triệu chứng thường gặp. Người bệnh sẽ cảm thấy đau đầu âm ỉ và cuộn lên từng cơn lan từ nửa bên bệnh sang bên đối diện. Ở giai đoạn cuối, các cơn đau đầu thường kéo dài và liên tục.

3.3. Ù tai

Khi bị ung thư vòm họng, người bệnh thường xuyên bị ù một bên tai và có cảm giác trầm như tiếng ve kêu ở bên trong tai.

 ung thư vòm họng thường có biểu hiện ù tai
Ù tai là biểu hiện cảnh báo ung thư vòm họng

3.4. Ngạt mũi

Ban đầu có thể bị ngạt một bên mũi, ngạt từng lúc một, có thể đi kèm chảy máu mũi. Triệu chứng này thường xuất hiện nhiều hơn khi khối u phát triển.

3.5. Khàn tiếng và khó nuốt

Dấu hiệu này thường xuyên bị nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường. Nhưng nếu kéo dài quá lâu, người bệnh uống thuốc không có dấu hiệu thuyên giảm, đây là dấu hiệu cảnh báo có khối u trong vòm họng.

3.6. Giọng nói bất thường

Khối u phát triển đè lên các dây thanh âm sẽ dẫn đến giọng nói bị thay đổi. Vậy nên khi giọng nói thay đổi bất thường mọi người cần đến các cơ sở y tế để khám, phát hiện sớm bệnh.

3.7. Cổ sưng, xuất hiện hạch cổ

Đây là một trong những biểu hiện rõ ràng nhất, thường gặp ở 60 – 90% các trường hợp chẩn đoán bệnh nhân ung thư vòm họng. Khi các tế bào ung thư phát triển, nó sẽ dẫn đến các hạch cứng ở cổ dù không có cảm giác đau đớn. Ở giai đoạn cuối, các hạch sưng lên gây cảm giác đau đớn cho người bệnh.

3.8. Chảy máu cam

Chảy máu vùng mũi là một trong những biểu hiện sớm nhất của căn bệnh ung thư vòm họng. Ở giai đoạn cuối, máu mũi sẽ chảy ra liên tục và thường xuyên hơn.

3.9. Mắt giảm thị lực

Khi khối u vòm họng lan rộng có thể gây liệt các dây thần kinh chi phối hoạt động mắt dẫn tới tình trạng lác mắt, lồi mắt, sụp mí, giảm thị lực…

4. Nguyên nhân ung thư vòm họng

Cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ung thư vòm họng là gì. Tuy nhiên, qua khảo sát và thăm khám các bệnh nhân ung thư vòm họng, các bác sĩ đã chỉ ra một số yếu tố có nguy cơ gây ung thư vòm họng như:

4.1. Thói quen ăn uống

Qua khảo sát các bác sĩ nhận ra rằng có trên 80% bệnh nhân mắc ung thư vòm họng đều có chung sở thích ăn dưa muối, cà muối, hoặc các món khô (cá khô, măng khô…) hoặc có thói quen ăn mặn, ăn các món chiên rán nhiều lần. Các chuyên gia cũng phân tích rằng trong đồ ăn lên men và các món mặn, món khô thường có chứa nhiều axit làm tổn thương vòm họng và kích thích sự phát triển của các tế bào ung thư.

4.2. Quan hệ tình dục bằng đường miệng

Theo các chuyên gia, ở cơ quan sinh dục của cả nam và nữ có thể có virus HPV sinh sống tiềm tàng. Trường hợp thường xuyên quan hệ tình dục bằng đường miệng nguy cơ nhiễm virus HPV rất cao.

4.3. Nhiễm virus EBV

Virus EBV (Epstein – Barr) là một loại phổ biến của virus herpes. Nhiều nghiên cứu cho biết virus EBV có thể gây ra những thay đổi di truyền trong tế bào và làm cho người bị nhiễm có nguy cơ phát triển ung thư vòm họng.

                          Các triệu chứng ung thư vòm họng
                                    Nhiễm virus EBV là một trong những nguyên nhân gây ung thư vòm họng

4.4. Sống trong môi trường ô nhiễm

Môi trường khói bụi, không khí bị nhiễm hóa chất độc hại… cũng chính là yếu tố giúp các tế bào ung thư có điều kiện phát triển.

5.5. Ăn đồ ăn chứa nhiều hóa chất độc hại

Ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều đồ chứa hóa chất cũng là yếu tố gây ung thư vòm họng cũng như các bệnh ung thư nguy hiểm khác.

4.6. Yếu tố tuổi tác

Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng rất có thể yếu tố tuổi tác chính là tác nhân gây ra ung thư vòm họng. Thông thường có trên 80% bệnh nhân ung thư vòm họng là người lớn tuổi, số còn lại là người trẻ tuổi. Tuy nhiên, ngày nay con số thống kê các bệnh nhân mắc ung thư vòm họng đang ngày càng trẻ hóa dần. Càng ngày càng có nhiều người trẻ mắc bệnh ung thư vòm họng.

5. Phương pháp điều trị ung thư vòm họng

Các phương pháp điều trị ung thư vòm họng chủ yếu hiện nay bao gồm: xạ trị, hóa trị và phẫu thuật.

5.1. Xạ trị

Đây là thường được dùng để thu nhỏ khối u trước khi phẫu thuật, hoặc tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại hậu phẫu thuật. Xạ trị cũng có thể dùng kết hợp với hóa trị nhằm tăng hiệu quả điều trị.

5.2. Hóa trị

Phương pháp dùng hóa chất để ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Hóa trị có thể là truyền dịch hoặc uống thuốc hoặc các bác sĩ sẽ đặt túi hóa trị vào vị trí khối u trong vòm họng. Phương pháp này thường được kết hợp với phương pháp xạ trị để mang lại hiệu quả tối đa.

5.3. Phẫu thuật

Đây là phương pháp thường được dùng để điều trị ung thư vòm họng giai đoạn sớm, cụ thể là dùng để nạo vét các hạch bạch huyết ở dưới xương hàm. Phương pháp này rất ít khi được dùng để tác động trực tiếp vào khối u vòm họng vì thường gây đau và tiềm ẩn nhiều rủi ro cao.

                                 Điều trị ung thư vòm họng bằng phương pháp phẫu thuật
                                 Điều trị ung thư vòm họng bằng phương pháp phẫu thuật

6. Cách phòng ngừa ung thư vòm họng

6.1. Tầm soát sớm ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng  xảy ra khi các tế bào ung thư phát triển từ các mô trong mũi hầu khu vực phía sau khoang mũi và trên mặt sau của cổ họng. Thực tế, các triệu chứng ung thư vòm họng thường dễ gây nhầm lẫn do các triệu chứng thường đến từ các cơ quan xung quanh như tai, mũi, thần kinh, hạch… Do đó, tầm soát ung thư vòm họng là cách tốt nhất để phát hiện những bất thường sớm, ngay khi bệnh chưa có biểu hiện cụ thể. Đặc biệt khuyến khích cho những người có nguy cơ cao như:

  • Những người thường xuyên tiếp xúc với môi trường có nhiều khói bụi, chất độc hại, đặc biệt là hidrocacbon thơm.
  • Sử dụng thường xuyên các loại thức ăn lên men như dưa muối, cà muối…
  • Nhiễm virus EBV, virus HPV gây u nhú ở người.
  • Lạm dụng rượu, bia, thuốc lá.
  • Quan hệ tình dục bằng miệng.

6.2. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Đây là phương pháp giúp phòng tránh và bảo vệ sức khỏe một cách nhanh chóng nhất và cũng là khoa học nhất. Nếu bệnh ung thư vòm họng được chẩn đoán ở giai đoạn sớm thì khả năng chữa trị khỏi bệnh là rất cao.

6.3. Điều trị sớm các bệnh về tai mũi họng

Khi phát hiện các dấu hiệu ở vùng tai mũi họng như đau đầu kéo dài, chảy máu cam, có hạch cổ, bạn cần đi thăm khám để được loại trừ bệnh sớm. Bởi vì để trong một thời gian lâu, các bệnh này có thể phát triển, ảnh hưởng tới sức khỏe và biến chứng thành nhiều bệnh khác đặc biệt là ung thư vòm họng.

6.4. Hoạt động thể dục thể thao

Theo các chuyên gia y tế cho biết để giảm các loại bệnh tật, chúng ta cần phải chú ý tới tập luyện, rèn luyện thể dục và có một chế độ làm việc, sinh hoạt hợp lý. Hãy dành thời gian 30 phút mỗi ngày để hoạt động thể dục thể thao. Bởi việc hoạt động thể dục thể thao không chỉ giúp tinh thần thoải mái, giảm stress mà còn giúp cơ thể đốt cháy được lượng mỡ thừa, tăng khả năng miễn dịch với các loại bệnh tật.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: VTV2 HTCB số 23 – Hành trình tìm lại sự sống của bệnh nhân ung thư Vòm họng (Ông Tiến- 0987.760.309)

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7