Rủi ro gặp phải khi phẫu thuật ung thư đường mật
Nội dung bài viết
Ung thư đường mật là một căn bệnh rất nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Phẫu thuật ung thư đường mật được áp dụng nhiều trong điều trị nhưng cũng gặp không ít những rủi ro. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về căn bệnh này.
1. Các triệu chứng ung thư đường mật điển hình
Những chuyên gia về ung bướu cho biết, về triệu chứng ung thư đường mật giai đoạn sớm khá khó phát hiện vì khi kích thước khối u còn nhỏ, tế bào ung thư mới chỉ phát triển một chút sẽ không gây ra những biểu hiện cụ thể.
Vì thế nếu như được phát hiện ở giai đoạn sớm thì bệnh nhân đa phần được biết thông qua mảnh sinh thiết lấy từ đường mật do bị viêm hay có sỏi mật.
Dưới đây là một vài triệu chứng ung thư đường mật bạn cần lưu ý và đến các cơ sở y tế khám ngay khi có những biểu hiện bất thường, cụ thể:
– Bụng bị đầy hơi
– Phần bên phải của bụng trên bị đau hoặc có thể có cảm giác đau toàn bụng
– Bị sốt
– Người bị ngứa ngáy nhiều
– Không muốn ăn, chán ăn, ăn không ngon miệng dẫn đến sụt cân nhanh
– Bị vàng da, có thể quan sát ở lòng trắng trong mắt hoặc da cơ thể
– Cảm thấy buồn nôn nhiều.
2. Phương pháp phẫu thuật ung thư đường mật
Với ung thư đường mật ở giai đoạn sớm, các bác sĩ thường sẽ chỉ định phương pháp điều trị phổ biến là phẫu thuật.
Với liệu pháp này, chỉ cần bệnh nhân đáp ứng đủ điều kiện về thể chất sẽ được làm phẫu thuật thực hiện cắt bỏ túi mật. Dựa vào sự phát triển của tế bào ung thư ở giai đoạn này vẫn chưa có hiện tượng xâm lấn sang các cơ quan khác mà chỉ tồn tại bên trong đường mật mà các bác sĩ sẽ quyết định dạng phẫu thuật triệt để hay không triệt để.
Thông thường thì khi bệnh có những biến chứng dạng xâm lấn tới tầng cơ thì người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện phẫu thuật cắt loại bỏ các tế bào ung thư ở trên một diện tích rộng.
Cụ thể, khi làm phẫu thuật bệnh nhân sẽ được loại bỏ những tổ chức mềm thuộc dây chằng tá tràng và cả cắt bỏ tuyến hạch dẫn lưu đến khu vực đường mật. Với tổ chức bệnh ở gan gần đường mật nếu như có nghi ngờ khiến ống mật bị ảnh hưởng do những tế bào ung thư phát triển thì có thể sẽ phải cắt bỏ cả đường ống dẫn mật ngoài gan.
Phẫu thuật đường mật là phẫu thuật trong đó túi mật được loại bỏ, thường được áp dụng trong điều trị các bệnh lý như ung thư túi mật, sỏi túi mật, viêm túi mật cấp, viêm tụy… Cả hai phương pháp phẫu thuật đường mật là mổ hở và nội soi đều được đánh giá là an toàn, ít biến chứng (tỷ lệ rủi ro chỉ khoảng 2%). Tuy nhiên tương tự như bất cứ loại phẫu thuật nào, vẫn có những rủi ro tiềm ẩn liên quan tới phẫu thuật ung thư đường mật mà chúng ta cần lưu ý.
3. Rủi ro có thể gặp phải khi phẫu thuật ung thư đường mật
Tương tự như bất cứ loại phẫu thuật nào, vẫn có những rủi ro tiềm ẩn liên quan tới phẫu thuật ung thư đường mật mà chúng ta cần lưu ý.
3.1. Chảy máu và nhiễm trùng
Những bệnh nhân trải qua phẫu thuật cắt bỏ tế bào ung thư có nguy cơ bị chảy máu trong trong hoặc sau khi phẫu thuật. Theo MedlinePlus, bệnh nhân cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng vùng bụng do nhiễm khuẩn trong phẫu thuật. Tình trạng sức khỏe tổng thể, tiền sử bệnh và loại thuốc mà người bệnh đang sử dụng có thể ảnh hưởng tới những rủi ro này. Ví dụ người có bệnh từ trước như tiểu đường có nguy cơ cao bị nhiễm trùng sau phẫu thuật. Những trường hợp sử dụng thuốc làm loãng máu hoặc các thuốc chống viêm không steroid làm tăng nguy cơ chảy máu.
3.2. Tổn thương các cơ quan nội tạng lân cận
Trong quá trình phẫu thuật cắt bỏ tế bào mật, bác sĩ có thể vô tình làm tổn thương các cơ quan hay các cấu trúc lân cận. Ví dụ, chấn thương ống mật hoặc thủng ruột non có thể xảy ra. Tổn thương ở gan, đường mật hoặc ống mật cũng có thể xảy ra khiến mật bị rò rỉ vào ổ bụng, dẫn đến đau bụng nghiêm trọng, đòi hỏi phải xử lý y tế kịp thời.
Bệnh nhân bị sỏi mật cũng có nguy cơ của những viên đá rơi ra khỏi đường mật vào thành bụng do sơ suất khi phẫu thuật. Sau đó sỏi đường mật sẽ gây tổn thương bên trong thành bụng và để lại sẹo gây đau cấp tính hoặc mãn tính.
3.3. Viêm tụy
Bệnh nhân trải qua phẫu thuật cắt đường mật có nguy cơ phát triển viêm tụy – một tình trạng viêm của tuyến tụy. Tuyến tụy nằm phía sau dạ dày và sản xuất enzyme hỗ trợ tiêu hóa. Theo MayoClinic.com, phẫu thuật ở ổ bụng như cắt đường mật có thể phá vỡ các hoạt động bình thường của các enzyme trong tuyến tụy, kích hoạt, gây viêm và kích thích các tế bào tuyến tụy. Một số trường hợp viêm tụy được kiểm soát sau khi điều trị bằng bổ sung chất lỏng, thuốc giảm đau, điều chỉnh chế độ ăn uống để tuyến tụy có thời gian phục hồi. Tuy nhiên trường hợp nặng hoặc mãn tính có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn đến tuyến tụy, dẫn tới các vấn đề về tiêu hóa hoặc tiểu đường.
3.4. Rủi ro liên quan đến gây mê
Những người phẫu thuật ung thư đường mật có nguy cơ gặp phải các biến chứng liên quan đến gây mê. Một số bệnh nhân có thể gặp vấn đề về hô hấp hoặc tim mạch như ngừng tim – trong và sau khi phẫu thuật. Gây mê cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển các cục máu đông ở chân hoặc phổi. Mặc dù rất hiếm nhưng phản ứng dị ứng thuốc gây mê có thể xảy ra dẫn tới một tình trạng đe dọa tính mạng gọi là sốc phản vệ, trong đó huyết áp giảm, thu hẹp đường thở, xung yếu và toàn bộ cơ thể bị sốc.
4. Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư đường mật
4.1. Về dinh dưỡng
Những ngày đầu sau khi bệnh nhân mới phẫu thuật, lưu ý đầu tiên khi chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư đường mật là lựa chọn những thực phẩm có chứa ít cholesterol và ít chất béo để giảm giải hoạt động cho hệ tiêu hóa.
Vì thế trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau phẫu thuật cần hạn chế những món chiên, xào hay rán. Nếu như cần có thêm hương vị thì nên dùng dầu oliu thay cho dầu thường.
Hạn chế ăn nội tạng động vật và sử dụng các chất kích thích như rượu, bia và thuốc lá.
Tăng cường những thực phẩm giàu protein hải sản hay các loại thịt nạc, các thực phẩm họ đậu,… Bên cạnh đó nên bổ sung những thực phẩm có chứa nhiều khoáng chất, vitamin và chất xơ như rau củ quả.
Thói quen ăn uống về giờ giấc cũng như chế độ cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc chăm sóc bệnh nhân phẫu thuật ung thư đường mật. Nguyên nhân là do khi cắt bỏ đường mật việc tiêu hóa của bệnh nhân cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.
Người nhà nên chia nhỏ bữa ăn cho người bệnh thành từ 5 – 6 bữa một ngày tùy theo nhu cầu, đồng thời giảm bớt lượng thức ăn phải tiêu thụ trong mỗi bữa.
Người bị ung thư đường mật sau khi phẫu thuật thường bị khó tiêu và có thể kéo dài tới tận 6 tháng. Vì vậy bạn nên lưu ý cho tới tận khi các biểu hiện này chấm dứt hẳn nhé.
4.2. Về luyện tập
Tập luyện nhẹ nhàng sẽ giúp bệnh nhân phục hồi các cơ tốt hơn do một thời gian dài mệt mỏi với bệnh tật. Cụ thể thì theo các chuyên gia khi chăm sóc bệnh nhân ung thư đường mật bạn có thể cho người bệnh bắt đầu vận động nhẹ nhàng từ 2 đến 3 tháng sau phẫu thuật.
Trên đây là một vài lưu ý chế độ chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư đường mật. Mọi thắc mắc liên hệ tổng đài 1800 6808 / 0962 68 68 08 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng