Những biện pháp xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung
Nội dung bài viết
Ngày nay, rất nhiều phụ nữ trên thế giới và ở Việt Nam bị cướp đi sinh mệnh bởi căn bệnh ung thư cổ tử cung. Có thể nói, đây là căn bệnh ung thư thứ 4 về độ phổ biến. Việc tầm soát sớm bệnh sẽ giúp cho phụ nữ được an toàn về tính mạng nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng. Vậy thực hiện sàng lọc bằng xét nghiệm tế bào ung thư cổ cung bao gồm những biện pháp gì? Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây của GHV KSOL!
XEM THÊM:
- Người phụ nữ vực dậy sau 2 lần đại phẫu ung thư – Giờ ra sao?
- [Giải đáp] Chích ngừa ung thư cổ tử cung bao lâu thì được mang thai?
- Đang có kinh nguyệt có chích ngừa ung thư cổ tử cung được không?
Khái niệm cơ bản về ung thư cổ tử cung
Cổ tử cung là vị trí nằm giữa âm đạo và tử cung. Ở những người bình thường, cổ tử cung sẽ có màu hồng và những lớp tế bào vảy phẳng, mỏng.
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh mà các tế bào ung thư xuất hiện nguyên phát tại khu vực cổ tử cung của phụ nữ. Ngoài ra, tại ống cổ tử cung còn có sự góp mặt của các tế bào trụ. Giữa tế bào trụ và tế bào vảy có một khoảng giao nhau gọi là khu chuyển đổi. Đây chính là khu vực mà các tế bào tiền ung thư, tế bào bất thường có nguy cơ xuất hiện đầu tiên.
Các dạng ung thư cổ tử cung bao gồm:
- Ung thư biểu mô tế bào vảy: dạng ung thư này phổ biến nhất, chiếm 80% đến 90% các ca bệnh.
- Ung thư cổ tử cung tế bào tuyến: dạng này chiếm 10% đến 20%. Tuy nhiên, hiện tại con số này đang gia tăng.
Theo các ghi nhận thực tế, tỉ lệ mắc bệnh ung thư cổ tử cung ở những phụ nữ trung niên cao hơn. Độ tuổi bị bệnh thường từ 35 tuổi đến 44 tuổi. Số ít khác là trên 65 tuổi và rất hiếm gặp những ca bệnh dưới 20 tuổi.
Các chuyên gia cho biết, đại đa số các bệnh nhân bị ung thư cổ từ cung là bởi nguyên nhân nhiễm virus HPV. Loại virus này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ khiến cho các tế bào bị biến đổi gây ra ung thư.
Các biện pháp xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung
Việc tiến hành sàng lọc thường xuyên bằng những xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung là rất cần thiết, bởi bất cứ người phụ nữ nào cũng có khả năng bị bệnh. Đặc biệt, là những đối tượng không được tiêm phòng vacxin ngừa bệnh đầy đủ từ thời niên thiếu.
Khi chủ động đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thực hiện sàng lọc bệnh, bệnh nhân sẽ thường được sử dụng một số biện pháp sau:
Xét nghiệm PAP
Xét nghiệm PAP còn được gọi với tên là xét nghiệm Pap Smear hay Phết tế bào cổ tử cung. Loại xét nghiệm này khá phổ biến trong y học hiện nay đối với việc hỗ trợ phát hiện sớm bệnh. Các tế bào bất thường có khả năng là nguy cơ gây ung thư cổ tử cung sẽ được tìm ra một cách nhanh chóng, chính xác.
Quy trình thực hiện xét nghiệm PAP như sau: Các chuyên gia sẽ lấy ở bề mặt cổ tử cung của người cần xét nghiệm một mẫu nhỏ tế bào. Tiếp đến đưa chúng lên tấm phết PAP hoặc trộn thêm một số loại dung môi nhất định và đặt dưới kính hiển vi để kiểm tra các tế bào. Quá trình này sẽ giúp chuyên gia có thể nhận thấy được sự biến dạng hay các bất thường của tế bào.
Việc tiến hành xét nghiệm PAP sẽ được thực hiện cho các đối tượng như:
- Đối tượng bị phơi nhiễm với diethylstilbestrol trước quá trình sinh nở. Diethylstilbestrol là một dạng estrogen tổng hợp, thường dùng với những đối tượng có các khối u, ví dụ như khối u ung thư vú, phản ứng nhạy cảm với hormone.
- Người bệnh sau khi dùng thuốc kháng viêm mạnh corticosteroids trong thời gian dài, dẫn đến tình trạng hệ miễn dịch bị suy giảm.
- Bệnh nhân thực hiện các biện pháp điều trị ung thư như hóa trị, phẫu thuật ghép nội tạng.
- Phụ nữ bị nhiễm HIV.
- Các trường hợp có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung.
- Đối tượng khi tiến hành xét nghiệm PAP trong các lần sàng lọc trước có dấu hiệu cho thấy sự xuất hiện của các tế bào tiền ung thư cổ tử cung.
- Bệnh nhân đã phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung và nhận được chỉ định xét nghiệm sàng lọc bệnh từ chuyên gia.
Các chuyên gia khuyên rằng, những chị em phụ nữ từ 21 tuổi đến 29 tuổi nên thường xuyên xét nghiệm PAP sau mỗi 3 năm. Điều này sẽ có lợi cho việc phát hiện ra bệnh sớm và kịp thời có phương án can thiệp phù hợp.
Xét nghiệm HPV
HPV là loại virus chủ yếu gây nên căn bệnh ung thư cổ tử cung. Thường thì các mẫu kiểm tra sẽ tập trung chủ yếu vào việc tìm kiếm sự có mặt của 13-14 chủng HPV phổ biến gây bệnh. Vì vậy, việc xét nghiệm xem có sự tồn tại của các loại virus này trong cơ thể hay không là điều cần thiết cho việc chẩn đoán xem liệu bệnh nhân có bị bệnh hay không.
Tiến hành xét nghiệm HPV sẽ giúp các bác sĩ xác định liệu trong cơ thể người thực hiện xét nghiệm có các virus gây nhiễm trùng và mang đến ung thư không. Nó cũng giúp chẩn đoán chính xác được loại virus HPV đang tồn tại và có khả năng gây bệnh ung thư cho cơ thể. Đồng thời, kiểm tra được tình trạng lây nhiễm loại virus này.
Những phụ nữ độ tuổi từ 35 đến 65 tuổi nên tiến hành cả xét nghiệm PAP và xét nghiệm HPV sau mỗi 5 năm. Hoặc nếu áp dụng PAP thì nên thực hiện xét nghiệm HPV sau mỗi 3 năm. Còn những người dưới 30 tuổi thì không được khuyến khích sử dụng biện pháp xét nghiệm HPV.
Một số lưu ý trước khi tiến hành các xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung
Trước khi thực hiện các xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm PAP hay xét nghiệm HPV, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn một số điều. Tùy vào từng loại xét nghiệm mà sẽ có các hướng dẫn riêng cụ thể.
Tuy nhiên, một số những lưu ý chung sẽ được thông tin tới bệnh nhân như:
- Tránh quan hệ tình dục trong ít nhất 2 hoặc 3 ngày trước khi xét nghiệm.
- Không sử dụng bọt tránh thai, thuốc đặt âm đạo, băng vệ sinh, thụt rửa âm đạo trong 2 đến 3 ngày trước xét nghiệm. Như vậy, sẽ hạn chế khả năng các tế bào bất thường bị rửa trôi mất.
- Tốt nhất là nên căn lịch đi xét nghiệm ngay sau 5 ngày kết thúc kì kinh. Như vậy, độ chính xác của các xét nghiệm sẽ cao hơn.
- Tránh việc bàng quang đầy khiến bệnh nhân không thoải mái và hợp tác nhất trong quá trình lấy mẫu xét nghiệm. Vì vậy, cần phải đi vệ sinh trước khi thực hiện xét nghiệm.
Ngoài ra, trước khi bệnh nhân tiến hành việc xét nghiệm, một số các câu hỏi cần thiết sẽ được đặt ra như:
- Bệnh nhân có đang mang thai hay không? Kỳ kinh cuối cùng của bệnh nhân là ngày nào?
- Bệnh nhân có đang áp dụng phương pháp tránh thai nào không?
- Vùng kín của bệnh nhân có những triệu chứng bất thường như viêm nhiễm, lở loét, ngứa ngáy không?
- Cơ quan sinh sản của bệnh nhân đã từng trải qua các thủ thuật hay phẫu thuật nào chưa?
- Bệnh nhân có hút thuốc lá dưới bất kỳ dạng nào không?
- Trước đó đã từng xét nghiệm PAP, HPV và có kết quả bình thường hay bất thường?
- Gần đây bệnh nhân có đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào không?
Những câu hỏi này sẽ cần được cung cấp cho chuyên gia một cách trung thực để việc thực hiện xét nghiệm đạt kết quả tốt nhất. Nó góp phần không nhỏ vào việc đưa ra chẩn đoán chính xác về bệnh.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến các xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung hiện đang sử dụng phổ biến. Hi vọng rằng thông tin bài viết sẽ hữu ích cho các bạn!
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: VTC 14: Người phụ nữ vực dậy sau 2 lần đại phẫu ung thư – Giờ ra sao?
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng