Những cách giảm tác dụng phụ của hóa trị hiệu quả nhất

Hóa trị là phương pháp sử dụng hóa chất đưa vào cơ thể bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch với mục đích tiêu diệt, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Tuy nhiên, ngoài lợi ích cho giúp cải thiện triệu chứng của bệnh và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân thì phương pháp này còn gây ra nhiều tác dụng phụ khiến bệnh nhân đau đớn và suy kiệt. Vậy cách giảm tác dụng phụ hóa trị ung thư như thế nào là an toàn và tốt nhất cho người bệnh?

Khi thực hiện hóa trị ung thư, người bệnh thường sẽ gặp phải những tác dụng phụ như: mệt mỏi, buồn nôn và nôn, chán ăn, sút cân, suy nhược cơ thể, rụng tóc… Những triệu chứng này còn có thể khiến cho bệnh nhân bị suy kiệt và tử vong trước khi hoàn thành phác đồ điều trị. Để phòng tránh những vấn đề này thì các bạn phải nắm được những cách giảm tác dụng phụ hóa trị sau đây.

1. Cách giảm tác dụng phụ hóa trị: mệt mỏi

Hầu hết bệnh nhân khi hóa trị đều rất mệt mỏi do lượng bạch cầu và hồng cầu trong máu bị suy giảm. Cách giảm tác dụng phụ hóa trị để giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại được năng lượng và thấy khỏe hơn là:

  • Cần cải thiện chế độ ăn uống sao cho hợp lý vì đây là yếu tố đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sự mệt mỏi. Theo đó thì bệnh nhân cần bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như protein, vitamin, khoáng chất, chất xơ… từ những thực phẩm lành mạnh như cá, thịt, rau xanh, củ quả, ngũ cốc. 
  • Ngoài ra, bệnh nhân sau khi hóa trị cần phải được nghỉ ngơi nhiều hơn. Đến khi cảm thấy thể trạng đã dần hồi phục thì có thể để người bệnh vận động cơ thể một cách nhẹ nhàng như xoay người, đi bộ trong phòng… nhằm thư giãn xương cốt.
cach-giam-tac-dung-phu-cua-hoa-tri_12
Hóa trị khiến bệnh nhân luôn cảm thấy mệt mỏi

2. Cách giảm tác dụng phụ hóa trị: buồn nôn, nôn 

Buồn nôn, nôn cũng là tác dụng phụ thường gặp nhất khi thực hiện biện pháp hóa trị ung thư. Ngoài việc kiểm soát tình trạng nôn ói bằng thuốc chống nôn thì bệnh nhân cũng có thể áp dụng những cách giảm triệu chứng này như sau:

  • Người bệnh chia bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, khoảng 5 – 6 bữa trong ngày và dùng những món ăn mềm, lỏng như cháo, súp… Như vậy thì sẽ làm giảm áp lực cho hệ tiêu hóa, hạn chế tình trạng nôn ói và giúp cơ thể dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ dưỡng chất hơn.
  • Ngoài ra, bệnh nhân nên uống thật nhiều nước để thanh lọc cơ thể và có thể uống nước gừng để giảm triệu chứng nôn và buồn nôn.

3. Cách giảm tác dụng phụ hóa trị: rụng tóc

Việc rụng tóc khi hóa trị sẽ khiến cho người bệnh tự ti và mặc cảm hơn về ngoại hình của mình. Để hạn chế tình trạng này thì các bạn có thể tham khảo những giải pháp như: 

  • Luôn giữ cho da đầu và tóc sạch sẽ, lưu ý là chỉ dùng những sản phẩm chăm sóc tóc dịu nhẹ, có nguồn gốc từ thiên nhiên. 
  • Khi chải tóc thì nên dùng lược có răng thưa và cứng sẽ hạn chế được tình trạng tóc rụng nhiều như lược có răng dày và mềm.
  • Để tránh mặc cảm, tự tin khi tóc rụng hết thì bệnh nhân có thể dùng tóc giả, mũ hay khăn quàng.
cach-giam-tac-dung-phu-cua-hoa-tri_14
Bệnh nhân có thể sử dụng mũ hoặc tóc giả 

4. Cách giảm tác dụng phụ hóa trị: thiếu máu

Cách giảm tác dụng phụ hóa tr do thiếu máu là vấn đề mà các bạn cần phải quan tâm nhất. Vì việc thiếu máu có thể khiến cho người bệnh xuất hiện những triệu chứng như: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, gây rối loạn đông máu… gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người bệnh.

  • Cách để giảm thiểu tình trạng này là bệnh nhân có thể uống thuốc bổ sung máu theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc là phải truyền máu.
  • Tăng cường ăn các thực phẩm giàu chất sắt như thịt đỏ, ngũ cốc, bông cải xanh… sẽ giúp tăng cường thêm sắt cho cơ thể hiệu quả.

5. Cách giảm tác dụng phụ hóa trị: táo bón

Trong quá trình hóa trị thì niêm mạc ruột bị thay đổi sẽ làm suy yếu chức năng loại bỏ chất thải của đại tràng gây ra tình trạng táo bón. Cách cải thiện tình trạng này là:

  • Bệnh nhân nên ăn nhiều chất xơ từ các thực phẩm như rau củ, trái cây, yến mạch, ngũ cốc chứng táo bón để cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả.
  • Khi bị táo bón do hóa trị, bệnh nhân nên uống nhiều nước để làm sạch ruột, thanh lọc cơ thể và tăng khả năng hấp thụ thức ăn và giảm táo bón tốt hơn.
  • Bên cạnh đó bệnh nhân nên chú ý vận động cơ thể vừa theo sức của mình để cải thiện và phục hồi chức năng của ruột để hạn chế tác dụng phụ của hóa trị gây ra.
  • Bác sĩ cũng có thể kê thuốc nhuận tràng để khắc phục tình trạng táo bón nhưng bệnh nhân ung thư cần chú ý sử dụng thuốc với liều lượng được quy định.

6. Cách giảm tác dụng phụ hóa trị: tiêu chảy

Ngoài táo bón thì bệnh nhân hóa trị ung thư còn có thể gặp phải tình trạng tiêu chảy do tế bào niêm mạc ruột mất khả năng hấp thu dịch và các chất dinh dưỡng. Cách giảm tác dụng phụ hóa trị, cải thiện tình trạng tiêu chảy tốt nhất là:

  • Nên sử dụng những thực phẩm ít chất xơ, dễ tiêu hóa: chuối, khoai tây, bánh mì trắng, thịt ức gà… và chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. 
  • Khi xuất hiện triệu chứng tiêu chảy do hóa trị thì người bệnh nên chú ý hạn chế các thức ăn nhiều xơ, cay nóng, nhiều dầu mỡ và chất kích thích.
  • Ngoài ra, bạn hãy cho người bệnh uống nhiều nước lọc và các loại nước ép, nước điện giải để ngăn ngừa tình trạng mất nước khi bị tiêu chảy nhiều.
  • Trong trường hợp cần thiết, các bác sĩ có thể kê những loại thuốc chống tiêu chảy nếu như chế độ ăn uống không giúp giảm tình trạng này.
cach-giam-tac-dung-phu-cua-hoa-tri_141
Uống bù nước lọc và điện giải khi bị tiêu chảy

7. Cách giảm tác dụng phụ hóa trị: loét miệng

Loét miệng là tác dụng phụ của hóa trị sẽ gây ra nhiều khó khăn trong việc ăn, nói, thở hoặc nuốt ảnh hưởng đến việc ăn uống và sinh hoạt của người bệnh. Hiện tượng này sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn, mất nước, sụt cân hay thậm chí là nhiễm trùng ở miệng. Các biện pháp để giảm nhẹ triệu chứng viêm loét miệng bao gồm:

  • Nên cho bệnh nhân dùng những thực phẩm mềm, ẩm, dễ nhai, nuốt và tránh sử dụng những thực phẩm khô, cứng, giòn hay dính làm cho bạn phải nhai mạnh hơn, gây đau nhức khoang miệng.
  • Đồng thời, người bệnh cũng cần tránh thực phẩm chua, cay và mặn vì nó có thể gây kích ứng cho vết loét.
  • Quan trọng nhất là bệnh nhân phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng. Không nên dùng tăm xỉa răng mà hãy dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng, chọn những bàn chải có lông mềm để tránh làm tổn thương miệng khi vệ sinh.
  • Người bệnh có thể hỏi ý kiến của bác sĩ để dùng thuốc giảm đau trước khi ăn khoảng 30 phút để việc ăn uống được dễ hơn. 
  • Chú ý luôn giữ ẩm cho miệng để bằng cách uống nhiều nước sẽ giúp giảm đau và kích ứng do vết loét miệng họng gây ra.

Đối với người bệnh ung thư thì những ám ảnh, nỗi lo sợ về những tác dụng phụ do hóa trị gây ra là rất lớn. Nó khiến cho họ mất đi tinh thần, ý chí chiến đấu, đối mặt với việc điều trị. Do đó mà việc chúng ta nắm được cách giảm tác dụng phụ hóa trị nói trên là điều rất quan trọng để giúp bệnh nhân có thể đạt được hiệu quả điều trị khả quan, tích cực nhất.

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7