Siêu âm đầu dò có phát hiện ung thư cổ tử cung không? Giải đáp từ chuyên gia
Nội dung bài viết
Siêu âm đầu dò có phát hiện được ung thư cổ tử cung không là một vấn đề được nhiều người quan tâm khi căn bệnh này ngày càng trở nên phổ biến. Câu trả lời sẽ được bật mí trong bài viết này của GHV KSol.
XEM THÊM:
- Người phụ nữ vực dậy sau 2 lần đại phẫu ung thư – Giờ ra sao?
- Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung như thế nào? Cần lưu ý gì?
- Những biện pháp xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung
1. Sơ lược về ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là tình trạng phần dưới ở tử cung (cổ tử cung) có sự xuất hiện và phát triển các tế bào bất thường. Những tế bào này phát triển vượt ra khỏi sự kiểm soát của cơ thể và theo thời gian sẽ tạo thành các khối u ở cổ tử cung cũng như di căn sang bộ phận khác.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh này theo các chuyên gia nhận định là do nhiễm virus HPV. Những người có các yếu tố sau có thể có nguy cơ cao nhiễm HPV gây ra ung thư cổ tử cung:
- Quan hệ tình dục không an toàn: Quan hệ với nhiều người, quan hệ khi dưới 18 tuổi…
- Tiền sử bản thân và gia đình từng bị mắc ung thư cổ tử cung.
- Hút thuốc lá.
- Hệ thống miễn dịch yếu…
Khi bị bệnh, mỗi người sẽ có những triệu chứng khác nhau. Trong đó, những dấu hiệu của ung thư cổ tử cung thường gặp là: âm đạo ra khí hư có màu sắc và mùi khó chịu, chảy máu âm đạo bất thường, kinh nguyệt bị rối loạn, đau rát khi quan hệ…
2. Siêu âm đầu dò là kỹ thuật gì?
Siêu âm đầu dò là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh phổ biến hiện nay, với độ chính xác được đánh giá cao. Khi thực hiện kỹ thuật này, các bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị đầu dò chuyên dụng đưa vào bên trong âm đạo nhằm mục đích kiểm tra chi tiết các cơ quan sinh dục bên trong như: tử cung, cổ tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng, âm đạo. Siêu âm đầu dò âm đạo cũng được sử dụng để phát hiện và thăm khám thai kỳ ở giai đoạn đầu.
Siêu âm đầu dò có ưu điểm là cho phép quan sát được rõ hình ảnh của các bộ phận cơ quan sinh sinh dục và được đánh giá là an toàn, hầu như không gây xâm lấn hay đau đớn khi thực hiện mà chi phí lại hợp lý. Vì vậy, có thể sử dụng phương pháp này để phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến cơ quan sinh dục nữ.
Tuy nhiên, kỹ thuật này cũng có nhược điểm là không quan sát được các phần cao hơn trong ổ bụng, Bên cạnh đó, không phải tất cả các trường hợp người bệnh đều có thể được chỉ định siêu âm đầu dò. Những đối tượng chống chỉ định thực hiện kỹ thuật này đó là:
- Trẻ em và phụ nữ chưa quan hệ tình dục, còn nguyên màng trinh. Bởi vì siêu âm đầu dò có thể gây tổn thương, rách lớp màng trinh mỏng manh này.
- Phụ nữ đang trong ngày hành kinh hoặc bị viêm nhiễm ở âm đạo, âm hộ không được thực hiện siêu âm đầu dò. Trừ những trường hợp đặc biệt được bác sĩ cân nhắc kỹ càng trước khi chỉ định.
3. Vậy siêu âm đầu dò có phát hiện ung thư cổ tử cung không?
Rất nhiều phụ nữ ngần ngại trước khi thực hiện siêu âm đầu dò vì không biết liệu phương pháp này có thể phát hiện được ung thư cổ tử cung hay không?
Từ thực tế đã chứng minh rằng, đây là một kỹ thuật hiện đại và có hiệu quả trong việc phát hiện ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Qua hình ảnh siêu âm, các bác sĩ có thể quan sát được
các hình ảnh như:
- Độ dày của niêm mạc tử cung và các vấn đề bất thường ở đâu.
- Những bất thường về hình dạng của tử cung
- Các vết loét, mô xơ, mô sẹo bên trong tử cung
- Tình trạng của ống dẫn trứng.
- Kích thước, vị trí, hình dạng của các khối u có trong tử cung.
Từ các kết quả thu được sau khi siêu âm đầu dò như đã kể trên sẽ giúp bác sĩ đưa ra được kết luận người bệnh có mắc ung thư cổ tử cung hay không và nguyên nhân gây ra bệnh.
Tuy nhiên, như đã nói thì phương pháp này còn có một số hạn chế như không quan sát được phần ổ bụng trên hay còn rất hạn chế trong phát hiện ung thư cổ tử cung khi bệnh ở giai đoạn mới chỉ là những vết loét mà chưa hình thành khối u. Với những trường hợp này, các bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm các kiểm tra như khám phụ khoa, nội soi cổ tử cung, siêu âm ổ bụng… để có thể đưa ra được chẩn đoán chính xác nhất.
4. Quá trình siêu âm đầu dò phát hiện ung thư cổ tử cung
Khi thực hiện siêu âm đầu dò để phát hiện, kiểm tra ung thư cổ tử cung hay các vấn đề khác thường sẽ được tiến hành như sau:
Chuẩn bị trước khi thực hiện:
- Tùy thuộc vào yêu cầu của bác sĩ mà bạn có thể phải đi vệ sinh để làm trống bàng quang hoặc uống nhiều nước để làm đầy bàng quang trước khi siêu âm khoảng 30 phút.
- Với những trường hợp đang trong ngày hành kinh mà vẫn có chỉ định siêu âm đầu dò thì bạn cần tháo tampon, cốc nguyệt san nếu đang sử dụng.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Đầu tiên, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thay quần đang thành váy rộng thường được các bệnh viện chuẩn bị sẵn. Sau đó cởi quần lót để thuận tiện cho quá trình siêu âm.
- Bước 2: Người bệnh nằm lên giường siêu âm, mở rộng hai chân, chống chân lên cao hoặc để hai chân lên giá đỡ để dễ dàng hơn cho việc thực hiện siêu âm.
- Bước 3: Đầu dò sẽ được bác sĩ làm sạch và bọc bằng bao cao su (thường có kèm theo gel bôi trơn) trước khi đưa vào sâu trong âm đạo khoảng 5-6cm.
- Bước 4: Thông qua sóng siêu âm được phát ra từ đầu dò có được hình ảnh thu lại được trên màn hình máy tính, các bác sĩ sẽ quan sát và đưa ra đánh giá, kết luận về tình trạng bệnh. Đầu dò có thể được xoay nhẹ trong quá trình siêu âm để có thể thu được hình ảnh chi tiết, đầy đủ và tổng thể nhất.
5. Những điều cần lưu ý khi thực hiện siêu âm đầu dò
Bạn cần lưu ý một số điều sau để quá trình siêu âm đầu dò có thể diễn ra thuận lợi và cho kết quả tốt nhất:
- Thông báo đầy đủ, chính xác với bác sĩ về tình trạng sức khỏe, các triệu chứng bất thường, tiền sử bệnh và dị ứng. Đặc biệt là nếu bạn bị dị ứng với latex.
- Nên mặc những trang phục thoải mái, rộng rãi, có độ dài phù hợp. Lựa chọn hợp lý nhất đó là váy suông dài, rộng để bớt tốn thời gian thay trang phục hay tâm lý ngại ngùng khi khám.
- Thực hiện đúng theo các hướng dẫn chuẩn bị trước khi thực hiện siêu âm đầu dò của bác sĩ.
- Giữ tinh thần thoải mái, phối hợp với bác sĩ trong quá trình kiểm tra. Không nên cố gồng người, căng cứng vì sẽ làm cho bạn cảm thấy khó chịu.
- Không nên thực hiện khi đang có kinh nguyệt, bị viêm nhiễm vùng chậu.
6. Bệnh viện uy tín thực hiện siêu âm đầu dò
Bệnh viện Từ Dũ
Bệnh viện Từ Dũ là một trong những cơ sở đầu ngành chuyên khám và điều trị các bệnh thường gặp của
phụ nữ. Hàng năm, bệnh viện tiếp nhận số lượng lớn bệnh nhân tới thăm khám và điều trị. Nơi đây được
xem là địa chỉ đáng tin cậy cho nhiều chị em phụ nữ khu vực phía Nam khi lựa chọn địa điểm thăm khám
phụ khoa nói chung và thực hiện siêu âm đầu dò nói riêng.
Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Chi phí thực hiện siêu âm đầu dò tại bệnh viện dao động trong khoảng từ 180.000 – 200.000 đồng.
Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh
Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM với 27 năm hình thành và phát triển, là một trong những bệnh viện lớn
của Sài Gòn với 3 cơ sở phục vụ nhu cầu khám và điều trị bệnh của người dân. Môi trường thăm khám và
điều trị rộng rãi, thân thiện, giúp bệnh nhân thoải mái và an tâm khi thực hiện các thủ thuật tại bệnh viện.
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
Cơ sở 2: 201 Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
Cơ sở 3: 221B Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chi phí thực hiện siêu âm đầu dò dao động trong khoảng 180.000 – 270.000 đồng.
Bệnh viện phụ sản Hà Nội
Bệnh viện phụ sản Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa hạng I của cả nước trong lĩnh vực sản phụ khoa và kế
hoạch hóa gia đình. Với gần 40 năm hoạt động và phát triển, bệnh viện hiện có 3 cơ sở, với quy mô khoảng
600 giường bệnh có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu thăm khám và điều trị của người dân. Bạn có thể yên tâm
và tin tưởng khi lựa chọn thực hiện siêu âm đầu dò tại đây.
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 929 đường La Thành, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.
Cơ sở 2: Số 38 Cảm Hội, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Cơ sở 3: Số 10 đường Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội.
Chi phí thực hiện kỹ thuật tại đây rơi vào khoảng 100.000 – 200.000 đồng.
Kết luận: Câu trả lời cho thắc mắc “ siêu âm đầu dò có phát hiện ung thư cổ tử cung không” đó chính là hoàn toàn có khả năng và đem lại hiệu quả tốt. Do đó các chị em nên thực hiện kỹ thuật kiểm tra này cũng kết hợp với các phương pháp khác theo chỉ định của bác sĩ để tầm soát, phát hiện ung thư cổ tử cung sớm.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: VTC 14: Người phụ nữ vực dậy sau 2 lần đại phẫu ung thư – Giờ ra sao?