Giải đáp: Quan hệ rồi có tiêm phòng ung thư cổ tử cung được không?
Nội dung bài viết
Quan hệ rồi có tiêm phòng ung thư cổ tử cung được không là một trong những trở ngại khiến nhiều phụ nữ ngần ngại trong việc quyết định tiêm vaccine HPV. Vấn đề này sẽ được GHV KSOL giải đáp chi tiết trong bài viết ngay sau đây.
XEM THÊM:
- Người phụ nữ vực dậy sau 2 lần đại phẫu ung thư – Giờ ra sao?
- Đang có kinh nguyệt có chích ngừa ung thư cổ tử cung được không?
- Giải đáp thắc mắc: 27 tuổi có tiêm phòng HPV được không?
1. Tìm hiểu về HPV là gì?
HPV (Human Papilloma Virus) là một loại virus gây u nhú ở người. Phần lớn phụ nữ có thể nhiễm virus HPV trong một giai đoạn nhất định của cuộc đời mà không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Hiện nay, HPV được chia thành 2 nhóm đó là:
- Nhóm virus có nguy cơ thấp: Có thể gây ra mụn cóc sinh dục,tuy không gây đau đớn cho người bệnh nhưng khả năng tái nhiễm cao.
- Nhóm virus có nguy cơ cao: Theo thống kê cho đến hiện tại thì có hơn 10 chủng loại này và 2 chủng trong đó là HPV 16 và 18 có nguy cơ cao nhất gây ra ung thư cổ tử cung. Cho đến bây giờ thì vẫn chưa có thuốc điều trị triệt để virus HPV gây ung thư cổ tử cung. Do đó, tiêm phòng HPV được coi là phương pháp hữu hiệu nhất trong ngăn ngừa căn bệnh này.
Con đường lây truyền chủ yếu của virus HPV là qua đường tình dục, khi giao hợp hay quan hệ bằng miệng đều có nguy cơ lây nhiễm. Ngoài ra virus HPV còn lây truyền theo một số con đường khác như bông băng, dụng cụ y tế, đồ lót… bị nhiễm virus. Trong quá trình sinh nở, HPV có thể truyền từ mẹ sang con, từ đó gây ra một số bệnh cho trẻ.
2. Những thông tin về vaccine phòng HPV
2.1. Lợi ích của tiêm phòng HPV
Ung thư cổ tử cung do virus HPV là một căn bệnh nguy hiểm, đứng thứ 3 trong số những bệnh thường gặp ở phụ nữ Việt Nam. 90% số ca bị ung thư cổ tử cung là do loại virus này. Không những thế, virus HPV rất dễ lây nhiễm, đặc biệt là qua đường tình dục. Theo kết quả thống kê cho thấy, nguy cơ nhiễm HPV là 20% trong 4 tháng đầu kể từ khi quan hệ lần đầu, và lên tới 50% trong năm đầu tiên bắt đầu xảy ra quan hệ tình dục.
Do đó, có thể thấy việc tiêm vaccine HPV sẽ đem lại lợi ích phòng ngừa nhiễm virus và giảm nguy cơ bị ung thư cổ tử cung. Nếu không hoặc chưa tiêm vaccine, bạn rất có khả năng bị nhiễm virus HPV nếu có những yếu tố nguy cơ sau:
- Quan hệ tình dục không an toàn: Quan hệ với nhiều người, không sử dụng biện pháp phòng tránh.
- Quan hệ tình dục cùng giới.
- Tiếp xúc với các mụn cóc sinh dục.
- Sức đề kháng kém, thiếu dinh dưỡng…
2.2. Độ tuổi tiêm và các loại vaccine
Ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới khuyến cáo, nữ giới ở độ tuổi từ 9-26 tuổi nên tiêm vaccine HPV càng sớm càng tốt. Hiệu quả sau khi tiêm của vaccine HPV có thể kéo dài đến hơn 30 năm. Ngoài ra, một số nghiên cứu gần đây cũng cho thấy, nam giới cũng nên tiêm phòng HPV do kết quả dự báo cho thấy tỷ lệ nam giới bị ung thư do HPV có thể tăng lên, thậm chí là vượt xa nữ giới. Tuy nhiên, hiện tại đối tượng nên tiêm HPV trọng tâm vẫn là phụ nữ.
Tại Việt Nam hiện nay có 2 loại vaccine HPV được sử dụng với độ tuổi và phác đồ tiêm cụ thể như sau:
Vaccine Gardasil
Là vaccine HPV của Mỹ, phòng ngừa được 4 chủng là 6, 11, 16, 18. Đối tượng tiêm là nữ giới trong khoảng 9-26 tuổi. Gồm 3 mũi với lộ trình tiêm là 1, 2, 6. Có nghĩa là mũi 2 sẽ tiêm sau mũi đầu tiên là 2 tháng, mũi 3 tiêm sau mũi 1 là 6 tháng.
Vaccine Cervarix (Bỉ)
Loại này phòng được 2 chủng HPV là 16 và 18, độ tuổi tiêm là 10-25., gồm 3 mũi theo phác đồ 1-1-6 ( mũi 2, mũi 3 cách mũi 1 lần lượt là 1 và 6 tháng).
Trước khi tiêm bất kì loại vaccine phòng HPV nào, bạn cần chuẩn bị để đảm bảo các điều kiện như sau:
- Không tiêm bất kỳ loại vaccine nào khác trong vòng 4 tuần.
- Sức khỏe ổn định, không đang mắc bệnh lý nguy hiểm nào.
- Đang không sử dụng bất kì loại thuốc ức chế miễn dịch, kháng viêm nào, ví dụ như corticoid.
2.3.Tác dụng phụ của vắc xin phòng HPV
Vaccine HPV được đánh giá là tương đối an toàn. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp có thể xảy ra một số tác dụng phụ với mức độ từ nhẹ đến trung bình như:
- Đỏ, sưng, đau vị trí tiêm.
- Có thể bị sốt nhẹ.
- Đau đầu, đau cơ, đau khớp.
- Mệt mỏi, buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa.
- Hiếm khi gặp trường hợp bị quá mẫn cảm với vaccine.
Bởi vậy, để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả, những đối tượng sau không nên tiêm vaccine HPV cho tới khi các vấn đề sức khỏe được giải quyết:
- Bệnh nhân mắc các bệnh cấp tính với tình trạng nặng.
- Người có tiền sự dị ứng nặng với thuốc, vaccine
- Bà bầu chưa tiêm hoặc chưa hoàn thành phác đồ tiêm.
- Phụ nữ có kế hoạch mang thai trong khoảng 1-3 tháng tới.
3. Phụ nữ quan hệ tình dục rồi có tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không?
Vaccine ngừa HPV được khuyến cáo là có hiệu quả cao nhất khi tiêm cho người chưa quan hệ tình dục. Do đó khiến cho nhiều phụ nữ thắc mắc về vấn đề quan hệ rồi tiêm phòng ung thư cổ tử cung được không? Câu trả lời đó là người đã quan hệ tình rồi vẫn rất cần thiết tiêm phòng HPV. Bởi vì các lý do sau:
- Cho dù virus HPV rất dễ lây nhiễm qua đường tình dục, nhưng không có nghĩa là người đã quan hệ thì sẽ bị nhiễm tất cả các chủng HPV. Mặc khác, vaccine HPV có khả năng ngăn ngừa nhiều chủng virus. Vậy nên việc tiêm phòng cho người đã quan hệ sẽ giảm nguy cơ mắc các chủng HPV chưa nhiễm, giảm nguy cơ bị ung thư cổ tử cung hay các bệnh khác do HPV gây ra.
- Không những thế, tiêm phòng HPV còn ngăn ngừa được việc bị tái nhiễm vi khuẩn.
- Một điều quan trọng nữa là, chưa có nghiên cứu nào cho thấy việc quan hệ tình dục sẽ làm mất hiệu quả của vaccine HPV. Do đó phụ nữ rất nên tiêm vaccine phòng HPV cho dù chưa hoặc đã quan hệ tình dục.
4. Một số câu hỏi thường gặp khác về tiêm vaccine phòng HPV
4.1. Sau khi tiêm vaccine phòng HPV bao lâu thì có thể quan hệ tình dục trở lại?
Theo các chuyên gia, sau khi tiêm phòng HPV thì bạn không cần kiêng quan hệ tình dục. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả thì bạn nên dùng các biện pháp bảo vệ như bao cao su khi tiến hành quan hệ trong thời điểm đang tiêm vaccine. Bởi vì, lúc này có thể cơ thể chưa tạo ra được kháng thể để chống lại được sự xâm nhiễm của HPV.
4.2. Phụ nữ đã bị nhiễm HPV có tiêm phòng được không?
Như đã nói, virus HPV có rất nhiều chủng khác nhau và rất dễ tái nhiễm. Do đó với những người đã từng bị nhiễm HPV thì vẫn cần tiêm vaccine để phòng ngừa những chủng HPV chưa mắc. Đồng thời còn giảm nguy cơ bị tái nhiễm trở lại.
4.3. Người mắc bệnh sùi mào gà có tiêm vaccine HPV được không?
Sùi mào gà là tình trạng xuất hiện mụn cóc ở vùng sinh dục, có thể là một nốt nhỏ hoặc nhìn giống hình dáng với cây súp lơ. Đây là một trong những bệnh phổ biến lây qua đường sinh dục, do virus HPV gây ra.
Mặt khác, việc tiêm vaccine không có ý nghĩa tương đương với thuốc điều trị căn bệnh này triệt để. Vì vậy, nếu nghi ngờ mắc sùi mào gà thì người bệnh nên đi khám và làm các xét nghiệm. Nếu kết quả cho thấy chưa nhiễm các chủng HPV mà vaccine có thể ngăn ngừa thì có thể tiến hành tiêm phòng.
Còn đối với trường hợp đã được chẩn đoán mắc sùi mào gà và đang được điều trị bệnh theo phác đồ của bác sĩ, thì việc tiêm vaccine có thể được sử dụng để dự phòng tái phát và hỗ trợ điều trị bệnh. Việc tiêm hay không là phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ điều trị của bạn.
4.4. Nên tiêm vaccine HPV ở đâu cho tốt?
Hiện nay có rất nhiều cơ sở thực hiện việc tiêm ngừa vaccine HPV cho chị em như các bệnh viện công, bệnh viện tư nhân, các hệ thống tiêm phòng… Bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn nơi tiêm phòng. Hãy lựa chọn những địa chỉ có uy tín, chất lượng đảm bảo và có đầy đủ cơ sở vật chất để bảo quản, thực hiện tiêm vaccine cũng như xử lý được các tình huống có thể xảy ra.
5. Những lưu ý khi tiêm vaccine HPV
- Cũng như các vaccine khác, vaccine HPV không thể ngăn ngừa 100% nguy cơ bị ung thư cổ tử cung hay các bệnh lây qua đường tình dục khác. Do đó, việc quan hệ tình dục an toàn là hết sức cần thiết.
- Không những thế, việc dùng các biện pháp bảo vệ an toàn khi quan hệ tình dục còn giúp tránh nữ giới mang thai ngoài ý muốn trong quá trình đang thực hiện tiêm phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Điều này sẽ vừa đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé, vừa đảm bảo hiệu quả của vaccine HPV.
- Bạn cần tiêm đủ số mũi và thời điểm tiêm theo phác đồ tiêm để có hiệu quả tốt nhất. Nếu bỏ dở việc tiêm quá 2 năm, bạn có thể phải thực hiện tiêm phòng HPV lại từ đầu.
- Nếu phát hiện mang thai khi đang trong quá trình tiêm phòng HPV, thì bạn nên báo cho bác sĩ để có hoãn việc tiêm lại ngay lập tức.
- Sau khi tiêm, nếu vị trí tiêm bị sưng, đỏ, đau nhẹ thì bạn không nên chườm hay dùng các thuốc giảm đau. Hiện tượng này sẽ mất đi sau khi tiêm vài ngày.
- Tuy nhiên, nếu bạn thấy vết tiêm bị mưng mủ, đau nhức dữ dội hay có các biểu hiện bất thường khác như nôn, đau đầu, khó thở… thì cần đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
- Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý rằng việc tiêm vaccine HPV không thay thế được cho tầm soát ung thư cổ tử cung. Do đó bạn vẫn nên đi khám sức khỏe định kỳ hay khám phụ khoa và thực hiện tầm soát ung thư để phát hiện các bệnh kịp thời.
Qua bài viết này, GHV KSOL hy vọng chị em phụ nữ đã tìm được câu trả lời chính xác cho vấn đề “quan hệ rồi có tiêm phòng ung thư cổ tử cung được không”. Hãy thực hiện tiêm phòng ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt, đừng bỏ qua cơ hội bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: VTC 14: Người phụ nữ vực dậy sau 2 lần đại phẫu ung thư – Giờ ra sao?