Những lưu ý khi tiêm vaccine phòng ngừa ung thư cổ tử cung
Nội dung bài viết
Tiêm phòng vaccine phòng ngừa ung thư cổ tử cung là biện pháp ngăn ngừa bệnh hiệu quả nhất. Cùng GHV KSOL tìm hiểu thêm những lưu ý khi tiêm vaccine này.
XEM THÊM:
- Người phụ nữ vực dậy sau 2 lần đại phẫu ung thư – Giờ ra sao?
- Siêu âm đầu dò có phát hiện ung thư cổ tử cung không? Giải đáp từ chuyên gia
- Phương pháp điều trị bệnh ung thư cổ tử cung qua các giai đoạn
Ung thư cổ tử cung là bệnh mà tế bào ung thư xuất hiện ở phần nối giữa tử cung và âm đạo. Đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, được xếp vào một trong những bệnh có nguy cơ gây tử vong hàng đầu đối với phụ nữ.
Mỗi năm, trên thế giới có hơn 500.000 ca mắc mới ung thư cổ tử cung, trong đó có khoảng 250.000 ca rơi vào tử vong. Ở Việt Nam, căn bệnh này cũng được cảnh báo là vô cùng nguy hiểm. Mỗi ngày, ở nước ta có thêm 14 ca mắc mới, trong đó có khoảng 7 ca tử vong.
Trong hội thảo “Vắc xin HPV, nhìn lại 10 năm an toàn và hiệu lực cộng đồng” do Hội Y học Dự phòng Việt Nam và Viện Pasteur TP.HCM tổ chức ngày 18/3/2018, các chuyên gia, bác sĩ đã đưa ra những ý kiến về căn bệnh này.
Theo đó, cách phòng ngừa đơn giản và hiệu quả nhất chính là tiêm vaccine ngăn ngừa virus HPV. Vì thế, con gái nên chú ý hơn đến vấn đề này.
Để phòng ngừa ung thư cổ tử cung, tiêm phòng Vaccine là một phương pháp được nhiều chị em lựa chọn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ những thông tin về điều này.
Vậy tiêm Vaccine phòng ngừa ung thư cổ tử cung là gì? Cần lưu ý những gì khi tiêm loại Vaccine này? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn biết gì về tiêm Vaccine phòng ngừa ung thư cổ tử cung?
Nói đến phòng phòng ngừa ung thư cổ tử cung (HPV), hầu hết mọi người đều đặt ra câu hỏi: Có những loại Vaccine nào? Tiêm Vaccine như thế nào để phòng ngừa bệnh?
Có thể nói hiện nay mới chỉ có Vaccine phòng lây nhiễm virus HPV. Bởi theo nhiều nghiên cứu khoa học, có đến 99% người bệnh mắc ung thư cổ tử cung đều có sự hiện diện của virus HPV này.
Có 2 loại Vaccine phòng ngừa lây nhiễm virus HPV thuộc những type có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung cao. Số mũi tiêm cần đủ cho việc phòng ngừa HPV là 3 mũi. Và chưa có khuyến cáo về việc tiêm nhắc lại sau khi đã tiêm đủ 3 mũi theo lịch trình.
Vaccine Cervarix: phòng ngừa virus HPV type 16 và type 18. Đây là 2 type chiếm 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung. Khoảng thời gian giữa các mũi tiêm lần lượt là 0 – 1 – 6 tháng.
Vaccine Gardasil: phòng ngừa virus HPV type 6 và type 11 (gây bệnh sùi mào gà); phòng ngừa HPV type 16 và type 18 gây ung thư cổ tử cung. Khoảng thời gian giữa các mũi tiêm lần lượt là 0 – 2 – 6 tháng.
Vậy với lịch trình tiêm của Vaccine ngừa HPV như vậy, người được tiêm phòng HPV sẽ cần phải chú ý những gì trong thời gian tiêm?
Những lưu ý khi tiêm vaccine phòng ngừa ung thư cổ tử cung
- Thời điểm thích hợp để tiêm Vaccine ngừa HPV được khuyến cáo cho nữ giới từ 10 – 25 tuổi, chưa có quan hệ tình dục lần đầu và chưa có con. Đây là thời điểm mà hiệu lực của Vaccine đạt cao nhất.
- Với nữ giới dưới 40 tuổi, đã có quan hệ tình dục và có con vẫn có thể tiêm phòng HPV. Nhưng hiệu quả của Vaccine sẽ không đạt được như mong muốn.
- Vaccine này không có tác dụng đối với những người bệnh đã mắc ung thư cổ tử cung.
- Không nên tiêm Vaccine phòng ngừa ung thư cổ tử cung trong thời gian mang thai và cho con bú. Trường hợp đang trong thời gian tiêm mà phát hiện có thai, cần dừng tiêm. Và sau khi sinh con xong mới tiêm mũi tiếp theo, nhưng thời gian hoàn tất cả 3 mũi tiêm không được quá 2 năm.
- Trước khi tiêm phòng HPV, bạn nên khám phụ khoa và làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung trước.
- Tiêm phòng ngừa ung thư cổ tử cung đủ 3 mũi, và nên tiêm theo đúng lịch trình để đảm bảo hiệu lực của thuốc.
- Nếu muộn so với lịch tiêm, bổ sung ngay mũi tiếp theo sớm nhất có thể. Không nhất thiết phải tiêm lại từ đầu.
- Việc tiêm phòng HPV không loại bỏ hoàn toàn nguy cơ mắc bệnh. Vì thế chị em cần tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Nên thực hiện quan hệ tình dục an toàn để giúp phòng tránh ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất.
- Sau khi tiêm Vaccine ngừa HPV, có thể gặp một số phản ứng phụ như sưng, đau tại chỗ tiêm hoặc bị sốt nhẹ. Các phản ứng này chỉ thoáng qua và nhanh biến mất.
- Sau khi tiêm phòng HPV, chị em vẫn cần duy trì việc khám sức khỏe và kết hợp với tầm soát ung thư định kỳ. Để có thể sớm phát hiện và phòng ngừa các triệu chứng sớm của mọi loại bệnh phụ khoa, bao gồm cả ung thư cổ tử cung.
Tiêm vaccine xong thì khi nào nên có thai?
Trong thời gian tiêm ngừa, bác sĩ khuyến cáo không được có hoạt động quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm HPV khi cơ thể chưa tạo được hệ miễn dịch bảo vệ đầy đủ.
Chỉ nên có thai sau mũi tiêm thứ 3 ít nhất là 1 tháng
Bên cạnh việc tiêm vaccine, chúng ta cũng cần lưu ý một số điểm để phòng phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả hơn như có lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng phù hợp, thường xuyên vận động, tập luyện, khám sức khoẻ định kỳ.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: VTC 14: Người phụ nữ vực dậy sau 2 lần đại phẫu ung thư – Giờ ra sao?
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng