Những dấu hiệu của bệnh ung thư phế quản giai đoạn cuối
Nội dung bài viết
Những dấu hiệu của bệnh ung thư phế quản giai đoạn cuối có thể hoàn toàn quan sát được bằng mắt thường. Dưới đây là một số dấu hiệu ung thư phế quản thường xuất hiện ở giai đoạn cuối bạn đọc của GHV KSOL không nên bỏ qua.
XEM THÊM:
- Hành trình gần 6 năm chiến đấu để sống khỏe với bệnh ung thư phổi di căn
- Ung thư phổi giai đoạn 2 sống được bao lâu?
- Bệnh ung thư phổi di căn não là gì? Chẩn đoán và điều trị ra sao?
1. Những biểu hiện của bệnh ung thư phế quản giai đoạn cuối
Đây là giai đoạn mà tế bào ung thư phế quản đã di căn xa. Lúc này khối u có thể đã di căn tới các vị trí khác nhau trong cơ thể gây ra rất nhiều những biểu hiện ung thư phế quản giai đoạn cuối khác nhau.
Cụ thể:
- Với biểu hiện ung thư phế quản giai đoạn cuối đã di căn vào màng phổi sẽ gây ra tình trạng tràn dịch màng phổi. Bệnh nhân sẽ liên tục cảm thấy khó thở do lượng dịch bị tràn ra nhiều.
- Tế bào ung thư đã di căn tới trung thất: với dạng này thì người bệnh sẽ gặp một vài biểu hiện như nhức đầu, chóng mặt và ù tai. Còn với trường hợp tĩnh mạch cũng bị xâm lấn thì vùng ngực và mặt của bệnh nhân sẽ tím tái.
- Nếu như thanh quản bị tế bào ung thư xâm lấn thì biểu hiện ung thư phế quản giai đoạn cuối thường gặp là dây thanh âm bị liệt. Bên cạnh đó, rõ hơn nữa là bạn sẽ thấy người bệnh có dấu hiệu bị khàn tiếng hay giọng nói đôi.
- Trong trường hợp dây thần kinh hoành đã bị di căn thì người bệnh thường gặp những triệu chứng như khó thở hoặc nấc cụt liên tục, khi ăn thường bị nghẹn.
- Tế bào ung thư phế quản đã di căn hạch: biểu hiện là nách cùng xương đòn đều xuất hiện hạch, khi sờ vào sẽ cảm thấy cứng nhưng lại không đau.
- Khối u di căn tới ngực: khi tế bào ung thư di căn tới ngực sẽ làm bệnh nhân vô cùng khó chịu do bị khó thở và đau đớn.
- Ho: đây không chỉ là biểu hiện ung thư phế quản giai đoạn cuối mà còn là biểu hiện thường gặp ở những giai đoạn khác của ung thư phế quản. Bệnh nhân bị ho nhiều, ho kéo dài và ho dai dẳng không dứt cơn.
Ho sẽ nhiều hơn bình thường và quan sát thấy có đờm. Thậm chí ở một vài bệnh nhân ho vừa ra đờm lại vừa có mủ hay như quan sát thấy có máu bị lẫn trong dịch đờm.
2. Những ai có nguy cơ mắc ung thư phế quản
2.1. Người hút thuốc lá
Các nghiên cứu về ung thư phế quản hay ung thư phổi đều có nguyên nhân hàng đầu là do khói thuốc.
Vì thế bệnh xảy ra cả ở người hút thuốc lá và người hút thuốc lá thụ động. Tỷ lệ ca mắc ung thư phế quản được tính toán tăng theo số lượng điếu thuốc mà bạn hút trong ngày cùng với số năm nghiện hút.
Nếu như bạn hút khoảng trên 20 gói/năm thì chắc chắn là tỷ lệ mắc bệnh sẽ tăng rõ rệt hơn.
Tác hại của Khói thuốc lá là việc gây tổn thương cho thực bào của hệ thống hô hấp thông qua việc làm chậm sự thanh lọc nhầy lông. Các enzyme thuộc niêm mạc phế quản không thích ứng được với sự tấn công này thì sẽ biến các chất trong khói thuốc lá hợp chất gây ra ung thư.
Một lưu ý nữa đó là cai thuốc lá chỉ làm giảm đi nguy cơ mắc bệnh chứ không loại bỏ khả năng mắc.
2.2. Do ô nhiễm không khí
Ngày nay, khi ngành công nghiệp khói chiếm phần nhiều nền công nghiệp thì ô nhiễm không khí cũng trở thành một nguyên nhân gây ung thư phế quản.
Các loại khí gây ung thư phổ biến: khói xe hay khói kỹ nghệ có chứa benzopyrene cùng một số những chất độc hại khác như chất phóng xạ, hydrocarbure loại đa vòng.
2.3. Do ô nhiễm của môi trường nghề nghiệp
Những người thường xuyên phải làm việc ở những môi trường độc hại tiếp xúc với các loại bụi như bụi mỏ, bụi thạch niên, các chất độc như phóng xạ, niken, chrome, mực in sản phẩm kỹ nghệ dầu mỏ hay arsenic đều có nguy cơ mắc ung thư phế quản.
3. Điều trị ung thư phế quản bằng những phương pháp nào?
3.1. Xạ trị
Phương pháp điều trị ung thư phế quản giai đoạn cuối đầu tiên dùng trong chữa trị ung thư phế quản đó là xạ trị. Bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng một nguồn phóng xạ để chiếu vào những khối u nhằm mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư phế quản và đẩy lùi khối u. Xạ trị cũng là một phương pháp giúp kìm hãm được sự phát triển của những khối u và là biện pháp điển hình trong điều trị các loại ung thư khác.
3.2. Hóa trị
Hóa trị là phương pháp thường được áp dụng trong điều trị ung thư phế quản giai đoạn cuối. Cụ thể, với những bệnh nhân mà xạ trị không còn đem lại tác dụng thì bác sĩ sẽ chỉ định đến hóa trị, hoặc cần thiết sẽ kết hợp đồng thời cả xạ trị và hóa trị để có thể thu được hiệu quả tốt nhất.
Tuy nhiên mặt hạn chế của phương pháp này là những tác dụng phụ tác động đến bệnh nhân sẽ cực mạnh và làm cho sức khỏe của người bệnh bị suy giảm một cách nhanh chóng. Chính vì lý do đó mà các bác sĩ sẽ phải xem xét xem là liệu bệnh nhân đáp ứng đủ yêu cầu về sức khỏe để thực hiện quá trình làm hóa trị hay không.
3.3. Sử dụng các loại thuốc điều trị đặc trị
Ngoài các biện pháp kể trên thì hiện nay nhiều người cũng quan tâm đến các bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư phế quản giai đoạn cuối như thuốc đặc trị, thuốc đông y hay thuốc nam,.. Tuy vậy thì những bài thuốc này chưa được kiểm định một cách chắc chắn vì thế bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chủ trị trước khi sử dụng để không gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Ngoài hóa xạ trị nhiều người cũng quan tâm đến các bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư phế quản giai đoạn cuối
4. Khi xuất hiện những dấu hiệu của bệnh ung thư phế quản cần lưu ý điều gì?
Bên cạnh bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phế quản thì bạn cũng cần thay đổi cũng như chú ý trong thói quen sinh hoạt của mình như sau:
- Không hút thuốc lá: thuốc lá là tác nhân chủ yếu gây ra ung thư phế quản vì thế nếu bạn vẫn tiếp tục hút thì nguy cơ tái phát sẽ rất cao, nếu như không thể tự bỏ thuốc bạn có thể nhờ đến bác sĩ can thiệp.
- Tránh tiếp xúc với khói thuốc (người hút thuốc lá thụ động): như đã nói ở trên thì khói thuốc là tác nhân gây ra rất nhiều bệnh lý nguy hiểm như ung thư phổi, ung thư vòm họng, ung thư phế quản,..Vì thế nếu có thể hãy tránh xa những môi trường có nhiều khói thuốc.
- Chế độ dinh dưỡng lành mạnh: việc phòng tránh các bệnh lý cũng như duy trì sức khỏe có mối liên hệ chặt chẽ với chế độ dinh dưỡng. Bạn nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả và trái cây giàu khoáng chất và vitamin vào chế độ ăn hàng ngày của mình, không chỉ riêng dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phế quản. Hạn chế việc bổ sung vitamin bằng thực phẩm chức năng hay thuốc vì không tốt cho cơ thể.
- Rèn luyện thói quen tập thể dục: tập thể dục thường xuyên giúp lưu thông khí huyết, tăng cường bài tiết chất độc hại,.. nên rất tốt cho việc tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp phòng tránh bệnh tật.
- Nếu như không có thời gian tập 30 phút mỗi ngày, bạn có thể duy trì đều đặn tập từ 3 – 4 lần/tuần.
Hy vọng rằng bài viết trên giúp bạn hiểu thêm về những dấu hiệu của bệnh ung thư phế quản giai đoạn cuối. Ở giai đoạn này việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ là rất quan trọng, người bệnh không nên lơ là cho rằng giai đoạn cuối là hết cơ hội chữa trị, là tử vong mà cần phải lạc quan và giữ thái độ tích cực đối diện với bệnh tật.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng