Dấu hiệu ung thư trực tràng

Ung thư trực tràng là bệnh ung thư nguy hiểm, có thể gây tử vong, nhưng nếu được phát hiện sớm, cơ hội chữa khỏi bệnh cũng như cơ hội tồn tại lâu dài khá cao. Vì vậy, phát hiện những dấu hiệu ung thư trực tràng và đi khám sớm là điều rất quan trọng. Cùng GHV KSOL tìm hiểu thêm về những dấu hiệu này nhé!

XEM THÊM:

1. Ung thư trực tràng là gì?

Trực tràng là phần dưới của ruột kết nối ruột già đến hậu môn. Chức năng chính của trực tràng là để lưu trữ phân để chuẩn bị giải phóng ra khỏi cơ thể. Trong số các trường hợp hợp ung thư đại trực tràng, ung thư trực tràng chiếm 1/3 trên tổng số.

2. Nguyên nhân gây ra ung thư trực tràng là gì?

2.1. Yếu tố di truyền

Ung thư trực tràng cũng giống như một số loại ung thư khác, cũng có đặc tính di truyền. Điều này có nghĩa là nếu bố hoặc mẹ của người bị ung thư trực tràng thì con cái cũng có nguy cơ mắc bệnh. Ung thư trực tràng do di truyền còn được gọi là Familial Polyposis. 

Có nhiều nguyên nhân gây ung thư trực tràng
Có nhiều nguyên nhân gây ung thư trực tràng

2.2. Polyp đại tràng

Nếu những người đã từng bị polyp đại tràng mà không kịp thời chữa trị. Nếu để thời gian dài thì chính những polyp đó sẽ có nguy cơ rất cao phát triển trở thành ung thư ruột già. Đặc biệt, ung thư trực tràng còn có một nguyên nhân dẫn đến là do tiền sử gia đình từng bị polyp.

Nếu để thời gian dài thì chính những polyp đó sẽ có nguy cơ rất cao phát triển trở thành ung thư ruột già.

Ung thư trực tràng hầu hết đều xuất hiện ở những bệnh nhân trên 50 tuổi. Cứ trong 16 người thuộc độ tuổi 50 thì sẽ có 1 người mắc ung thư ruột già.

Ngoài các nguyên nhân đã nói ở trên thì các yếu tố bên ngoài như sau cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh trên bao gồm chế độ ăn uống và thói quen lười vận động.

Trực tràng nằm ở đoạn cuối của hệ tiêu hóa trong cơ thể. Do vậy mà chế độ ăn uống sẽ là nguyên nhân chính trong sự hình thành tế bào ung thư. Cụ thể những đối tượng sau sẽ dễ mắc ung thư trực tràng:

– Những người thường xuyên sử dụng thực phẩm giàu chất béo, thịt đỏ…

– Những người ít bổ sung chất xơ, rau xanh trong chế độ ăn uống.

– Những người thường xuyên uống bia, rượu và các chất kích thích.

– Lười vận động, tập thể dục.

– Có tiền sử viêm nhiễm đường ruột.

– Những đối tượng bị những bệnh về viêm nhiễm đường ruột. Các bệnh phổ biến như viêm loét đại tràng, viêm loét đại tràng, viêm loét đại tràng hạt… Hoặc cũng có thể là hay bị tắc ruột, đại tiện ra máu… 

3. Dấu hiệu ung thư trực tràng

Ung thư trực tràng có thể gây ra nhiều dấu hiệu và cần phải chăm sóc y tế ngay. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không có bất kỳ dấu hiệu nào. Những dấu hiệu ung thư trực tràng thường gặp nhất bao gồm:

3.1. Rối loạn đại tiện

Ở giai đoạn sớm, người bị ung thư trực tràng thường hay bị chứng rối loạn đại tiện, bài tiết phân như việc đi táo, đi lỏng thất thường, có hôm táo có hôm lỏng hoặc có thời gian đi lỏng kéo dài, có thời gian táo bón kéo dài.

3.2. Đi ngoài ra máu

Đi ngoài ra máu là một trong những biểu hiện điển hình ở bệnh nhân ung thư trực tràng. Khác với bệnh trĩ đi ngoài ra máu tươi, bệnh nhân ung thư đại trực tràng có biểu hiện đi ngoài trong phân lẫn chất nhầy.

Đi ngoài ra máu là dấu hiệu ung thư trực tràng điển hình
Đi ngoài ra máu là dấu hiệu ung thư trực tràng điển hình

3.3. Đau quặn bụng

Khi khối u phát triển ở trực tràng sẽ gây ra tình trạng đau quặn bụng.

3.4. Giảm cân không rõ nguyên nhân

Hầu hết các loại ung thư đều có thể gây ra tình trạng giảm cân, nhất là giai đoạn muộn, và ung thư trực tràng cũng không ngoại lệ. Nếu giảm trên 5% trọng lượng cơ thể trong 6 tháng mà không rõ lý do, người bệnh cần đi khám sớm để tìm ra nguyên nhân.

Ngay khi có một trong những dấu hiệu trên, hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

4. Điều trị ung thư trực tràng theo từng giai đoạn

Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh và thể trạng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh phù hợp.

Ung thư trực tràng được phân làm 4 giai đoạn. Phẫu thuật luôn luôn là điều trị đầu tiên để loại bỏ khối u ung thư.

4.1. Điều trị ung thư trực tràng giai đoạn I

Trong giai đoạn này khối u đã lan qua lớp lót bên trong trực tràng nhưng chưa vượt qua được thành cơ của trực tràng. Thông thường, các bác sĩ sẽ sử dụng phẫu thuật để loại bỏ khối u.

Nhưng nếu khối u nhỏ hoặc bạn lớn tuổi hay có các bệnh khác, bác sĩ chỉ điều trị khối u bằng bức xạ (xạ trị). Tuy nhiên điều này không hiệu quả như phẫu thuật. Và bác sĩ của bạn có thể kết hợp thêm hóa trị để tăng cường điều trị bức xạ (xạ trị).

4.2. Điều trị ung thư trực tràng giai đoạn II

Ở giai đoạn này, khối u đã đi khắp thành ruột và có thể đã xâm lấn các cơ quan lân cận, như bàng quang, tử cung hoặc tuyến tiền liệt. Nhưng nó vẫn chưa tấn công vào bất kỳ cơ quan nào khác của các hạch bạch huyết, đây là các cấu trúc nhỏ trên khắp cơ thể, có vai trò lưu trữ các tế bào chống nhiễm trùng và hoạt động như các bộ lọc các chất có hại.

Điều trị bao gồm:

  • Phẫu thuật. Giúp loại bỏ tất cả các cơ quan liên quan đến ung thư.
  • Xạ trị với hóa trị trước hoặc sau phẫu thuật.
Các giai đoạn tiến triển của ung thư trực tràng
Các giai đoạn tiến triển của ung thư trực tràng

4.3. Điều trị ung thư trực tràng giai đoạn III

Trong giai đoạn này, khối u đã lan đến các hạch bạch huyết.

Điều trị bao gồm:

  • Phẫu thuật cắt bỏ khối u.
  • Xạ trị với hóa trị trước hoặc sau phẫu thuật.
  • Hóa trị, cũng có thể là một lựa chọn sau phẫu thuật.

4.4. Điều trị ung thư trực tràng giai đoạn IV

Trong giai đoạn này, ung thư đã lan rộng (hay di căn) đến các bộ phận khác của cơ thể, thường đến gan và phổi. Ngoài ra khối u có thể xuất hiện nhiều kích thước bất kỳ và đôi khi không lớn.

Phương pháp điều trị chính là hóa trị, nhưng bác sĩ cũng có thể đề nghị phẫu thuật để loại bỏ khối u. Thông thường phẫu thuật được sử dụng để làm giảm hoặc tránh tắc nghẽn trực tràng hay tránh chảy máu trực tràng. Và nó không được coi là một phương pháp điều trị, mặc dù phương pháp này có thể giúp những bệnh nhân bị ung thư trực tràng giai đoạn IV sống lâu hơn.

Tuy nhiên, nếu người bệnh chỉ có một hoặc hai khối u xuất hiện ở gan, bác sĩ phẫu thuật có thể loại bỏ chúng. Bên cạnh đó bác sĩ có thể lựa chọn một số phương pháp khác bao gồm đóng băng các khối u (phẫu thuật lạnh) hoặc phá hủy chúng bằng sóng điện từ hoặc nhiệt (điều trị sóng cao tần).

Ngoài ra, một phương pháp điều trị khác (không phẫu thuật) bao gồm sử dụng hóa trị liệu trực tiếp vào gan bằng đồng vị phóng xạ (phương pháp tắc mạch phóng xạ – Radioembolization) hoặc ngăn chặn máu cung cấp cho khối u trong gan (phương pháp tắc mạch – embolization). Thông thường, các bác sĩ sẽ sử dụng hóa trị trực tiếp vào gan cùng với phương pháp tắc mạch. Và bạn có thể nghe bác sĩ  gọi đó là hóa chất động mạch.

Bài viết trên đây đã chia sẻ dấu hiệu ung thư trực tràng, phương pháp điều trị. Để được tư vấn thêm thông tin về bệnh cũng như giải pháp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị ung thư trực tràng, hãy liên hệ chuyên gia tư vấn qua tổng đài 18006808 – hotline 0962686808.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Phóng sự về bệnh nhân Ung thư đại tràng

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7