Ung thư tinh hoàn: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Đối với người đàn ông thì tinh hoàn là một trong những bộ phận quan trọng có vai trò sản sinh các hoóc môn giới tính và tinh trùng để sinh sản. Do đó mà bệnh ung thư tinh hoàn được xem là một mối lo ngại lớn của phái mạnh. Vậy để biết được mình có bị ung thư tinh hoàn hay không thì các bạn hãy chú ý theo dõi những dấu hiệu của bệnh trong bài viết sau đây của GHV KSOL.

Ung thư tinh hoàn và thông tin tổng quan

Trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vấn đề ung thư tinh hoàn là gì và hậu quả mà bệnh mang lại để hiểu được tính chất nguy hiểm của nó với sức khỏe của nam giới.

Ung thư tinh hoàn là gì?

Ung thư tinh hoàn là bệnh xảy ra trong tinh hoàn nằm bên trong bìu, túi da lỏng lẻo bên dưới dương vật. Bệnh hình thành khi các tế bào bình thường trong tinh hoàn biến đổi và phát triển mất kiểm soát dẫn đến tạo thành các khối u.

ung-thu-tinh-hoan_15
Tế bào ung thư xuất hiện bên trong bìu

Ung thư tinh hoàn thường chia thành 2 loại chính là ung thư tế bào mầm tinh hoàn và ung thư các loại tế bào khác của tinh hoàn. 

Các giai đoạn bệnh của ung thư tinh hoàn

Tùy vào biểu hiện ung thư tinh hoàn mà bệnh thường được chia thành các giai đoạn phát triển cụ thể như sau:

Giai đoạn 0: 

  • Trong giai đoạn này, các tế bào ung thư vẫn nằm trong chứ không lan ra ngoài tinh hoàn.

Giai đoạn I gồm 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn IA: Khối u có thể phát triển qua lớp mô xung quanh tinh hoàn, nhưng không lan ra lớp bên ngoài, máu hoặc các hạch bạch huyết.
  • Giai đoạn IB: Các khối u có thể lan tới máu hoặc bạch huyết hoặc có thể đã xâm chiếm lớp ngoài bao quanh tinh hoàn, dây thần kinh hoặc bìu.
  • Giai đoạn IC: Các tế bào ung thư này đã xâm lấn đến các mô lân cận.
ung-thu-tinh-hoan_18
Ung thư tinh hoàn gây đau đơn, khó chịu cho cánh mày râu

Giai đoạn II gồm 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn IIA: Khối u có kích thước nhỏ hơn 2cm đã lan đến một hoặc nhiều hạch bạch huyết.
  • Giai đoạn IIB: Khối u phát triển với kích thước từ 2cm đến 5cm và đã lan đến ít nhất một hạch bạch huyết. 
  • Giai đoạn IIIC: Kích thước khối u đã lớn hơn 5 cm và lan đến ít nhất một hạch bạch huyết.

Giai đoạn III: Trong giai đoạn này, các khối u ung thư phát triển và xâm lấn sang các bộ phận khác trên cơ thể như trên phổi, hạch bạch huyết trên bụng,…

Những hậu quả của bệnh ung thư tinh hoàn

Tuy là một dạng bệnh ung thư hiếm gặp nhưng ung thu tinh hoan vẫn là căn bệnh nguy hiểm, ảnh ảnh hưởng tới sức khỏe, đời sống tình dục và tính mạng của nam giới.

  • Ung thư tinh hoàn khiến cho người bệnh giảm khả năng sinh lý, làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
  • Ngoài ra, ung thư tinh hoàn còn khiến cho người bệnh suy giảm sức khỏe, có nguy cơ mắc các căn bệnh khác cao. 
  • Nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì các tế bào ung thư di căn sẽ đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
ung-thu-tinh-hoan_17
Bệnh ung thư tinh hoàn khiến đời sống tình dục bị suy giảm

Nguyên nhân của bệnh ung thư tinh hoàn

Cho đến nay thì nguyên nhân gây ra bệnh ung thư tinh hoàn vẫn chưa được làm sáng tỏ nhưng các bác sĩ đã xác định được một số các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến căn bệnh này là:

  • Tuổi tác: ung thư tinh hoàn có thể gặp ở nhiều độ tuổi nhưng nam giới ở độ tuổi 20 – 45 là có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.
  • Di truyền: nếu trong gia đình có người thân như bố, anh em trai thì bạn sẽ có khả năng mắc ung thư tinh hoàn khá cao.
  • Tiền sử bệnh lý: nếu bạn đã từng bị biến chứng của bệnh quai bị khiến tinh hoàn bị viêm thì cũng rất dễ mắc ung thư tinh hoàn.
  • Chủng tộc: người da trắng có nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn cao hơn người da đen.
  • Virus HIV: người bị nhiễm HIV sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn.
  • Tinh hoàn bất thường bẩm sinh: nam giới sinh ra với dương vật, tinh hoàn bất thường hoặc bị thoát vị ở vùng háng sẽ có nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn cao hơn.
ung-thu-tinh-hoan_12
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư tinh hoàn

Dấu hiệu ung thư tinh hoàn

Các dấu hiệu bệnh ung thư tinh hoàn ban đầu thường không rõ ràng vì tinh hoàn nằm sâu trong bìu. Tuy nhiên, các bạn vẫn có thể phát hiện được bệnh dựa trên những triệu chứng sau:

  • Xuất hiện một khối u trong tinh hoàn: khi chạm tay vào tinh hoàn, bạn có thể cảm nhận được sự xuất hiện bất thường của khối u và cảm thấy tinh hoàn nặng nề hơn. Tuy nhiên, đó cũng có thể là triệu chứng của hiện tượng thoát vị bẹn chứ chưa phải ung thư tinh hoàn. 
  • Cảm giác nặng nề ở bìu, một bên tinh hoàn cứng chắc hoặc lớn hơn bên còn lại khiến người bệnh khó chịu hoặc tiểu buốt. Đây có thể là dấu hiệu ung thư tinh hoàn nhưng cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh khác như nang màng tinh, sỏi thận… 
  • Cảm giác đau nhói ở bụng hoặc háng: do khối u phát triển lớn có thể gây chèn ép hệ thống dây thần kinh khu vực xương chậu. Rất có thể dấu hiệu này chưa hẳn là ung thư tinh hoàn mà là do tình trạng xoắn tinh hoàn gây ra.
  • Ngực mềm hoặc phát triển: ở một số nam giới thì bệnh ung thư tinh hoàn còn gây nên triệu chứng đau ngực hoặc tăng trưởng mô ngực. Tuy nhiên, đây có thể là do sự mất cân bằng giữa nồng độ hormone sinh dục nam và nội tiết nữ diễn ra trong cơ thể người đàn ông gây nên triệu chứng vú to nam giới.
ung-thu-tinh-hoan_16
Ung thư tinh hoàn gây cảm giác nặng nề ở bìu, đau nhói ở bụng

Để biết chắc chắn những dấu hiệu này có phải do ung thư tinh hoàn gây ra hay không thì các bạn hãy đến bác sĩ để thăm khám sẽ đảm bảo chẩn đoán chính xác hơn.

Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư tinh hoàn

Nhờ có sự tiến bộ trong y học mà ngày nay, chúng ta có rất nhiều phương pháp hiện đại nhằm giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư tinh hoàn chính xác, hiệu quả hơn.

Phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư tinh hoàn

Sau khi khám sức khỏe tổng thể, các triệu chứng lâm sàng để phát hiện ung thư tinh hoàn thì các bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm trước khi đưa ra chẩn đoán và phương pháp điều trị cuối cùng như:

  • Xét nghiệm máu: là phương pháp giúp phát hiện hàm lượng các chất như AFP,  HCG, HCG, LDH. Nếu hàm lượng những chất này cao hơn bình thường thì có thể là dấu hiệu của khối u tinh hoàn.
  • Siêu âm bìu: là phương pháp giúp bác sĩ có thể xác định được tính chất, kích thước của khối u.
  • Sinh thiết: là phương pháp lấy mẫu mô trong tinh hoàn để kiểm tra xem khối u đó có phải là ung thư hay không.
  • Chụp MRI, CT, X quang: là phương pháp giúp xác định mức độ di căn của tế bào ung thư tinh hoàn.
ung-thu-tinh-hoan_14
Có nhiều phương pháp để chẩn đoán ung thư tinh hoàn

Phương pháp điều trị bệnh ung thư tinh hoàn

Tùy theo mức độ tiến triển, di căn, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ áp dụng một trong các phương pháp điều trị bệnh ung thư tinh hoàn sau đây:

  • Phẫu thuật: đây là phương pháp hàng đầu được sử dụng để điều trị ung thư tinh hoàn. Việc phẫu thuật sẽ giúp cắt bỏ hoàn toàn tinh hoàn có khối u hoặc cũng có thể phải phẫu thuật để loại bỏ các hạch bạch huyết để giảm nguy cơ tái phát. 
  • Xạ trị: là phương pháp dùng tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Nó có thể được kết hợp với phẫu thuật để tăng tính hiệu quả của việc điều trị..
  • Hóa trị: là phương pháp dùng thuốc để diệt tế bào ung thư và có thể được kết hợp sau phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ gây ra một số tác dụng phụ như: mệt mỏi, rụng tóc, buồn nôn, vô sinh và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
ung-thu-tinh-hoan_13
ĐIều trị ung thư tinh hoàn

Người bệnh ung thư tinh hoàn nên làm gì?

Một khi bạn bị chẩn đoán ung thư tinh hoàn thì cần phải chú ý đến một số vấn đề sau đây:

  • Người bệnh không nên quá lo lắng, sợ hãi mà hãy giữ tinh thần thoải mái, lạc quan nhất vì điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc điều trị bệnh thành công. 
  • Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao với các bài tập nhẹ nhàng để tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều dưỡng chất như trái cây và rau quả để nâng cao sức khỏe chống chọi với bệnh tật.
  • Hạn chế những thói quen có hại cho bệnh tật như hút thuốc lá, uống rượu bia, thức khuya, ngủ không đủ giấc… để giúp cho việc điều trị có tiến triển tốt hơn.
  • Luôn đi tái khám đúng lịch trình để bác sĩ có thể nắm được tiến triển của việc điều trị và ngăn ngừa tình trạng tái phát của bệnh.

Ung thư tinh hoàn là bệnh được tiên lượng rất tốt, dù bệnh phát triển tới giai đoạn muộn thì khả năng chữa được vẫn rất khả quan. Nhưng không vì vậy mà các bạn có thể chủ quan không đi khám khi thấy những triệu chứng bệnh ung thư tinh hoàn. Vì điều này sẽ giúp bạn có được cơ hội điều trị thành công ung thư tinh hoàn cao nhất và hạn chế được nhiều biến chứng cho cơ thể.

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7