Lời giải đáp từ chuyên gia: Uống lá thuốc dòi nhiều có tốt không?
Nội dung bài viết
Uống lá thuốc dòi nhiều có tốt không khi đây là một thảo dược quen thuộc với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Thường thì bất kì loại thuốc nào, cho dù là thảo dược nếu như sử dụng quá nhiều hay không đúng cách cũng sẽ không tốt cho sức khỏe. Vậy liệu cây thuốc dòi có nằm ngoại lệ hay không, hãy cùng GHV KSol tìm câu trả lời trong bài viết với chủ đề “ Uống lá thuốc dòi nhiều có tốt không” này nhé!
XEM THÊM:
- Chìa khóa giúp cô giáo mầm non chiến đấu ung thư di căn
- [Đừng bỏ qua] Chú ý về những tác dụng phụ của cây lược vàng
- Giải mã: Người bình thường có uống được cây An Xoa không?
1. Mô tả đặc điểm thực vật của cây thuốc dòi
Cây thuốc dòi hay còn có nhiều tên gọi khác như là diệt dòi, đuổi giòi, rau thuốc dòi, bọ mắm, cây cỏ dòi, mút dòi…
Tên khoa học của cây thuốc dòi đó là Pouzolzia zeylanica (L.) Benn., thuộc họ Tầm gai hay Tầm ma (Urticaceae).
Cây thường mọc dại trên mặt đất, phát triển mạnh ở những nơi đất ẩm ướt như đồng, mương. Loại cây này phân bố ở từ Ấn Độ, bán đảo Đông Dương, Malaysia, Philipin…
Cây thuốc dòi thuộc loại thân thảo, mọc thấp và sát nền đất. Thân cây có lông bao phủ và có nhiều nhánh.
Lá cây này mọc so le, đặc biệt là ở mặt dưới, hình trứng thon, nhỏ ở đầu, mỏng và có màu xanh lục. Lá thường dài 4cm – 9cm, chiều rộng thì khoảng 1,8cm – 2cm. Lá có 3 gân tính từ cuống, cuống dài nhất là khoảng 8mm.
Hoa của cây thuốc dòi thường nở quanh năm, khi cây đã trưởng thành. Hoa thường nhỏ, nở thành chùm ở nách của nhánh cây. Quả của cây thuốc dòi có hình trứng nhọn, các khía dọc chia quả ra nhìn như thành từng múi.
2. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến cây thuốc dòi
Các bộ phận được sử dụng làm thuốc của cây thuốc Dòi là: Thân, lá, hoa, nhựa cậy.
Có thể thu hái các bộ phận này để làm thuốc quanh năm. Và có thể dùng ở cả 2 dạng khô và tươi. Với dạng khô thì sau khi thu hái, mang đi rửa sạch, rồi đem phơi khô. Bảo quản trong túi nilon kín, tránh để ở ngoài không khí quá lâu sẽ làm giảm tác dụng.
3. Công dụng của cây thuốc dòi là gì?
Theo Đông y, cây thuốc dòi được xem là một vị thuốc có rất nhiều công dụng. Trong đó, những tác dụng nổi bật của cây thuốc này phải kể đến như:
- Chữa trị viêm đau họng, viêm phổi.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh như ho lao, ho có đờm, ho khan, ho lâu ngày không khỏi.
- Điều trị đau dạ dày do nhiễm khuẩn HP.
- Chữa viêm sưng vú, đinh nhọt, vết bầm có tụ máu, viêm mũi sưng đau.
- Điều trị rong kinh ở phụ nữ.
Một số ứng dụng của cây thuốc dòi ở các nước trên thế giới:
- Ở Ấn Độ, thuốc dòi được người dân sử dụng để chữa bệnh lậu, giang mai, rắn cắn. Bên cạnh đó, ẩm thực Ấn Độ còn dùng cây thuốc dòi để làm thức ăn với thịt bò hun khói và măng khô trong các dịp lễ hội.
- Tại Malaysia, người ta sử dụng lá của cây cỏ dòi để chữa tắc tia sữa, viêm tuyến sữa ở phụ nữ sau sinh và đang cho con bú.
- Người dân Trung Quốc thường nhai lá cây thuốc giòi để chữa bệnh sâu răng, viêm mũi.
- Còn ở Việt Nam, nhân dân ta thường dùng loại cây này để đuổi dòi bọ trong mắm.
3. Vậy uống lá thuốc dòi nhiều có tốt không?
Nói chung, cây thuốc dòi được đánh giá là khá lành tính nếu như sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều loại cây thuốc này, cho dù là lá hay các bộ phận khác thì đều có thể gây hại đến sức khỏe. Cụ thể đó là:
3.1. Đối với người có cơ địa tính hàn
Cây thuốc dòi có tác dụng giúp thanh nhiệt cơ thể. Vì vậy, đối với những người có cơ địa tính hàn hay còn gọi là thấp nhiệt sẽ rất dễ tạo ra các phản ứng đối nghịch nhau, không có lợi cho cơ thể khi sử dụng. Vậy nên, những người có thể hàn, thấp nhiệt cần chú ý liều lượng khi sử dụng cây thuốc dòi.
3.2. Uống lá thuốc dòi nhiều có tốt không – Có thể làm mất cân bằng khoáng chất
Do cây thuốc dòi có công dụng làm mát phế vị, thông tiện, lợi tiểu nên trong nhiều trường hợp có thể làm mất đi sự cân bằng điện giải của cơ thể, nhất là khi sử dụng quá nhiều. Điều này khiến cho việc hấp thụ các khoáng chất như: kali, natri… sẽ bị giảm đi do đào thải nhiều qua nước tiểu.
3.3. Uống lá thuốc dòi nhiều có tốt không – Đối với phụ nữ mang thai
Cây thuốc dòi là loại dược liệu có tính chất điều kinh. Cũng chính vì vậy mà phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng thường xuyên và liên tục cây thuốc dòi. Bởi có thể làm tăng co cơ trơn tử cung, dễ ảnh hưởng đến thai nhi và thậm chí là dẫn đến tình trạng sảy thai.
Trong các trường hợp bà bầu cần sử dụng loại thảo dược này, thì cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên môn. Nếu có xuất hiện bất kỳ biểu hiện lạ nào trong thời gian điều trị bằng thuốc này thì phải dừng sử dụng ngay và đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời.
Bên cạnh đó, việc uống nhiều lá thuốc dòi còn có thể làm hạ huyết áp, hạ nhiệt và làm giảm hiệu quả của một số thuốc nếu dùng đồng thời cùng lúc. Chính vì vậy, có thể trả lời cho câu hỏi “uống lá thuốc dòi nhiều có tốt không” đó chính là “không”.
4. Những lưu ý khi sử dụng cây thuốc dòi để hạn chế tác dụng không mong muốn
Khi sử dụng cây thuốc dòi, để đạt được hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất đồng thời tránh được tối đa những ảnh hưởng không có lợi của loại cây này đến sức khỏe thì cần lưu ý một số điều sau:
- Phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng cây thuốc dòi
- Liều lượng dùng của cây thuốc dòi là 20-30g/ngày là phù hợp, không dùng quá 100g/ngày.
- Sử dụng theo hướng dẫn của thầy thuốc. Không được tự ý thay đổi hay sáng chế bài thuốc với lá thuốc dòi.
- Nếu cần dùng song song cây thuốc dòi với các loại thuốc khác thì nên uống cách nhau ít nhất 1 giờ.
- Có thể sử dụng một liệu trình liên tục trong khoảng 10 ngày. Sau đó ngừng khoảng 3 ngày rồi tiếp tục với liệu trình khác để tránh những tác hại của thuốc khi dùng liên tục.
- Người bệnh bị tiểu đường, huyết áp thấp thì cần phải thận trọng khi sử dụng thuốc lá dòi để điều trị bệnh.
- Trước khi sử dụng, phải rửa sạch dược liệu để loại bỏ những đất cát, côn trùng, vi khuẩn bám ở trên cây thuốc.
5. Những đối tượng nên sử dụng cây thuốc dòi
Sử dụng đúng đối tượng là một phải pháp quan trọng để hạn chế được những tác dụng không mong muốn của cây thuốc dòi. Những đối tượng sau được khuyên nên dùng loại thảo dược này theo chỉ định của bác sĩ để cải thiện sức khỏe:
- Người đang bị các bệnh như ho lao, ho do cảm cúm, đau họng, viêm họng.
- Phụ nữ đang gặp phải tình trạng rong kinh.
- Người bệnh có các triệu chứng như: kiết lỵ, viêm ruột và viêm đường tiết niệu.
- Người đang bị các vấn đề về răng như nhức răng, sâu răng.
- Người đang bị đinh nhọt hoặc viêm lở loét.
Như vậy, tuy cây thuốc dòi có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe lại dễ trồng và dễ sử dụng. Nhưng sử dụng hay uống thuốc lá dòi nhiều có tốt không thì câu trả lời là “không”. Vậy nên, bạn không nên tự ý sử dụng hay dùng quá nhiều để tránh những ảnh hưởng có hại đến sức khỏe của bạn.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng