Tổng hợp 15 cách dùng cây thuốc nam chữa dạ dày, đại tràng hiệu quả
Nội dung bài viết
Dùng cây thuốc nam chữa dạ dày, đại tràng ngày càng được ưa chuộng vì độ lành tính, hiệu quả và dễ dùng của chúng. Vậy có những cách dùng cây thuốc nam chữa dạ dày, đại tràng hiệu quả nào, GHV KSol sẽ giới thiệu đến bạn đọc ngay sau đây.
XEM THÊM:
- Bản lĩnh người lính của cụ ông ung thư tuyến yên
- Viêm đại tràng ở trẻ em và những điều cha mẹ cần biết
1. Dùng cây thuốc nam chữa dạ dày, đại tràng có hiệu quả không?
Viêm dạ dày và viêm đại tràng nằm trong nhóm những bệnh về đường ruột phổ biến, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và đời sống của người bệnh.
Với những người phát hiện ra các bệnh này ở giai đoạn sớm thông qua một số triệu chứng ban đầu thì thường có xu hướng sử dụng các phương pháp điều trị tại nhà bằng những cây thuốc nam.
Trên thực thế cho thấy, nếu dùng các cách này đúng liều lượng và đúng bệnh sẽ đem lại những hiệu quả đáng kể. Theo các chuyên gia, việc dùng cây thuốc nam chữa dạ dày, đại tràng có những ưu và khuyết điểm như sau:
1.1. Ưu điểm
- Các loại thuốc Nam có chứa nhiều hoạt chất có khả năng chống viêm, kháng khuẩn đồng thời thúc đẩy quá trình tái tạo, làm lành tổn thương tại niêm mạc dạ dày, đại tràng.
- Quen thuộc, có nguồn gốc tự nhiên và dễ tìm kiếm.
- Phần lớn đều rất lành tính, có độ an toàn cao nên rất ít gây ra tác dụng không mong muốn với sức khỏe.
- Chi phí rẻ, tiết kiệm hơn so với các phương pháp khác.
- Cách làm đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà và không làm tốn quá nhiều thời gian.
1.2. Nhược điểm
- Tác dụng khá chậm, người bệnh phải kiên trì áp dụng lâu dài mới có được hiệu quả như mong muốn.
- Hiệu quả còn phụ thuộc vào cơ địa, thể trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng thuốc của từng người.
- Chỉ có thể hỗ trợ điều trị trong trường hợp bị bệnh ở mức độ nhẹ, chưa có biến chứng.
2. Tổng hợp những các dùng cây thuốc nam chữa dạ dày, đại tràng
Nếu như bạn đang tìm kiếm một số cây thuốc nam chữa dạ dày, đại tràng thì sau đây là một số gợi ý mà bạn có thể tham khảo:
Lá vối
Trong lá vối có chứa các hoạt chất giúp kiện tỳ, hỗ trợ thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa. Đặc biệt, hàm lượng tanin cao có trong lá vối còn có tác dụng tăng sức đề kháng và bảo vệ niêm mạc của dạ dày, đại tràng đồng thời làm săn se vết thương và chữa lành các tổn thương.
Bên cạnh đó, trong tinh dầu trong lá vối có đặc tính kháng khuẩn, giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại gây bệnh mà không làm ảnh hưởng đến các lợi khuẩn.
Cách sử dụng lá vối đó là:
- Chuẩn bị 250g lá vối tươi hoặc nếu là lá vối khô thì cần 100g.
- Rửa sạch và ngâm lá vối với nước muối pha loãng khoảng 15 phút, vớt ra để ráo.
- Vò nát lá vối rồi cho vào ấm sắc cùng 2 lít nước lọc, đun lửa nhỏ khoảng 30 phút.
- Lọc lấy phần nước chia làm nhiều lần uống trong ngày, có thể bảo quản trong tủ lạnh.
- Tuy nhiên, không nên dùng nước sắc lá vối để thay thế hoàn toàn cho nước lọc cần uống trong ngày.
Cây mộc hoa trắng
Hai thành phần chính trong lá cây mộc hoa trắng là tanin và conessin có tính kháng viêm, chống khuẩn và diệt vi khuẩn amip rất tốt. Bên cạnh đó, thường xuyên dùng nước mộc hoa trắng còn giúp kích thích đường tiêu hóa, hỗ trợ cầm tiêu chảy, giảm đau, thúc đầy quá trình làm lành vết thương trên niêm mạc do viêm dạ dày, viêm đại tràng co thắt
Với mộc hoa trắng có 2 cách dùng đó là:
- Cách 1: Rửa sạch và ngâm trong nước muối trước khi sử dụng 100g lá mộc hoa trắng. Đem đi sắc kĩ trên lửa nhỏ đến khi phần nước cô đặc lại thành cao. Mỗi lần 1g pha cao mộc hoa trắng pha với 150ml nước ấm và uống trực tiếp hàng ngày, mỗi ngày uống 3 lần.
- Cách 2: Dùng lá mộc hoa trắng, hoàng bá và hoàng liên mỗi loại 10g. Rửa sạch rồi cho vào ấm sắc cùng với 1 lít nước trên lửa nhỏ trong vòng 30 phút. Lọc bỏ bã, chia phần nước thu được làm 3 phần uống hết trong ngày.
Lá mơ lông
Lá mơ lông theo đông y có tính bình, vị đắng và có hiệu quả hỗ trợ kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm đau và chống viêm nên khắc phục hiệu quả các triệu chứng của viêm dạ dày, đại tràng.
Còn theo y học hiện đại, trong lá mơ lông có chứa sulfur dimethyl disulphide với hàm lượng cao. Đây là một chất kháng sinh tự nhiên rất hiệu quả trong tiêu diệt và ức chế sự phát triển của các vi khuẩn làm tổn thương niêm mạc dạ dày, đại tràng.
Bạn có thể chọn 1 trong 2 cách dùng sau đây:
- Cách 1: Rửa sạch 1 nắm lá mơ lông tươi, để ráo rồi giã nát. Thêm vào khoảng 200ml nước ấm, khuấy đều và lọc lấy nước. Mỗi ngày uống trực tiếp 1 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Cách 2: Nguyên liệu gồm 30g lá mơ lông tươi, 20g gừng và 1 quả trứng gà ta. Lá mơ rửa sạch, ngâm nước muối. Gừng gọt vỏ, cắt sợi. Trộn đều các nguyên liệu với nhau và đem hấp cách thủy khoảng 20 phút. Dùng để ăn ngay khi còn nóng.
Cây hoàn ngọc
Theo các nghiên cứu khoa học, cây hoàn ngọc có chứa nhiều carotenoid, sterol và flavonoid… Do đó, có khả năng kháng viêm và chống oxy hóa mạnh. Vì vậy dùng cây hoàn ngọc có thể giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn, hỗ trợ tái tạo làm lành tổn thương và bảo vệ niêm mạc đại tràng hiệu quả.
- Dùng 20g lá cây hoàn ngọc đã được phơi khô, rửa sạch.
- Cho lá vào ấm sắc cùng 500ml nước trên lửa nhỏ đến khi nước sôi được khoảng 3 phút thì tắt bếp.
- Chia nước thuốc làm nhiều phần uống hết trong ngày.
- Ngoài ra, người bệnh cũng có thể ăn sống trực tiếp lá tươi vào mỗi buổi sáng để có hiệu quả như ý muốn.
Cây lược vàng
Công dụng chính của cây lược vàng là kháng viêm, chống khuẩn, làm chậm quá trình oxy hóa, tiêu diệt gốc tự do và tăng cường sức đề kháng. Nhờ đó, có thể dùng loại cây này để giảm nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đau đại tràng, phòng ngừa khối u ác tính.
Có 3 cách dùng cây lược vàng đó là:
- Cách 1: Rửa sạch, cắt nhỏ thành từng khúc vài nhánh cây lược vàng rồi cho vào ấm đun cùng với 1 lít nước. Đun đến khi sôi lên rồi thì chỉnh nhỏ lửa và hãm liên tục trong vòng 1 tiếng tiếp theo. Dùng nước thuốc thu được chia thành nhiều lần uống trong ngày.
- Cách 2: Đập dập thân lá lược vàng, cắt thành khúc nhỏ, rồi đem phơi nắng cho héo lại. Sau đó mang đi ngâm rượu trong vòng 15 ngày. Mỗi lần dùng khoảng 1 chén nhỏ (15 – 20ml) trước bữa ăn.
- Cách 3: Rửa sạch lá lược vàng, sau đó nhai sống trước mỗi bữa ăn, mỗi ngày thực hiện 3 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Lá ổi
Theo các chuyên gia, trong lá ổi có chứa hàm lượng cao flavonoid, là chất được xem như kháng sinh tự nhiên, có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau và cầm tiêu chảy hiệu quả.
Để khắc phục các triệu chứng và hỗ trợ chữa viêm dạ dày, đại tràng hiệu quả, người bệnh có thể dùng lá ổi với các cách sau:
- Cách 1: Rửa sạch 50g lá ổi non, rồi sắc cùng 2 chén nước đầy trên lửa nhỏ trong vòng 15 – 20 phút. Dùng phần nước thu được chia làm nhiều lần uống hết trong ngày.
- Cách 2: Chuẩn bị và rửa sạch 20g lá ổi non, 20g củ riềng tươi và 30g vỏ của quả chuối xanh. Sau đó cho vào ấm sắc cùng 2 chén nước đầy, đun sôi trong vòng 10 phút, chắt nước uống dần trong ngày.
Khổ sâm
Theo Đông y, cây khổ sâm có tính bình, vị đắng, hơi độc và có tác dụng sát trùng, chống khuẩn, lợi niệu và thanh nhiệt táo thấp.
Còn theo y học hiện đại, lá của cây khổ sâm có chứa nhiều hoạt chất như alcaloid, flavonoid, β – sitosterol, acid benzoic, stigmasterol, terpenoid… Các chất này có khả năng chống oxy hóa, giảm đau, chống viêm. Do đó, có thể sử dụng nước lá khổ sâm thường xuyên để tiêu diệt các vi khuẩn có hại, bảo vệ niêm mạc đại tràng khỏi những tổn thương.
- Rửa sạch 20g lá khổ sâm, rửa sạch và ngâm với nước muối 15 – 20 phút rồi vớt ra để ráo.
- Cho vào ấm sắc cùng 600ml nước trên lửa nhỏ trong 15 phút.
- Lọc lấy phần nước thuốc, bỏ bã. Chia làm 2 phần bằng nhau uống hết trong ngày.
- Ngoài ra, còn có cách khác đó là nhai trực tiếp 8 lá khổ sâm khô mỗi ngày.
Cây chè đắng
Lá của cây chè đắng có vị đắng đặc trưng và có tính giải biểu, tiêu viêm, thanh lọc cơ thể, giảm bớt mệt mỏi và tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra còn có một số hoạt chất giúp kháng viêm, giảm đau do đại tràng co thắt đồng thời thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.
Cách sử dụng như sau:
- Rửa sạch và ngâm nước muối loãng 1 nắm lá cây chè đắng tươi.
- Để ráo nước rồi mang đi sấy khô, nghiền thành bột mịn, bảo quản trong túi bóng hoặc lọ thủy tinh để dùng dần.
- Mỗi lần hãm khoảng 0,5g bột lá cây chè đắng cùng với nước sôi trong 15 phút là có thể sử dụng được.
Lô hội
Theo y học cổ truyền, nha đam có công dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, thông tiện, nhuận tràng… nên được sử dụng phổ biến trong chữa các chữa bệnh về đường tiêu hóa.
- Chuẩn bị 5 – 7 lá nha đam tươi và 500ml mật ong.
- Gọt bỏ phần vỏ ngoài của nha đam, rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn và nhựa mủ.
- Xay nhuyễn phần thịt nha đam rồi đem trộn cùng với mật ong.
- Cho hỗn hợp thu được vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản và dùng dần.
- Mỗi lần pha khoảng 30ml hỗn hợp cùng với 1 ly nước ấm, uống 2 – 3 lần/ngày và kiên trì dùng đều đặn trong vòng 1 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Tránh lạm dụng hoặc dùng quá liều hơn so với khuyến cáo vì có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây rối loạn và tiêu chảy liên tục.
Quả sung
Sung có vị ngọt, tính bình, giúp thanh tràng, kiện tỳ và hỗ trợ cải thiện các bệnh lý đường ruột hiệu quả.
Mặt khác, theo các nghiên cứu cho thấy trong quả sung rất giàu chất xơ, hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa, hấp thụ thức ăn hiệu quả, phòng ngừa tiêu chảy và táo bón. Đồng thời, các hoạt chất trong sung còn tạo điều kiện thuận lợi cho các lợi khuẩn phát triển tốt nhất, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
- Rửa sạch 2 – 3 quả sung, rồi đem nướng lên cho hơi cháy sau đem đi sắc cùng 400ml nước trong 20 phút.
- Dùng để uống như uống trà, có thể thêm một ít mật ong để có vị ngọt dễ uống.
- Kiên trì áp dụng trong vòng 1 tháng để có hiệu quả rõ rệt.
Nghệ
Tận dụng những thành phần hoạt chất có thể giúp hồi phục tổn thương trên niêm mạc dạ dày, đại tràng ở trong nghệ để chữa bệnh.
- Trộn 1 thìa tinh bột nghệ cùng với 1 thìa mật ong.
- Ăn trực tiếp trước bữa ăn khoảng 30 phút.
- Bạn nên duy trì dùng cách này liên tục trong vòng ít nhất 2 tháng.
Củ riềng
Riềng có mùi thơm, vị cay, tính ấm và có tác dụng giảm đau, trừ hàn, giúp điều trị khó tiêu, đau bụng hay tiêu chảy mà viêm dạ dày, tiêu chảy gây ra.
Các thành phần đặc biệt trong riềng như Metylxinnamat, Galangin, Xineola, Kaempferol… có tác dụng kích thích tiêu hóa, kháng viêm, cải thiện hệ miễn dịch và tuần hoàn máu nên rất tốt cho việc kiểm soát, điều trị viêm dạ dày, đại tràng.
Có 2 bài thuốc từ củ riềng là:
- Bài thuốc 1: Đem rửa sạch 20g củ riềng tươi và 20g lá lốt rồi cho vào ấm đun sôi cùng 500ml nước trong 20 phút. Mỗi ngày uống 1 thang, chia thành nhiều lần uống trong ngày.
- Bài thuốc 2: Rửa sạch rồi thái nhỏ 20g củ riềng tươi, 20g lá nhót cùng 20g mã đề. Cho vào sắc cùng 600ml nước đến khi lượng nước còn một nửa. Bỏ bã, chia nước thuốc thành 3 lần uống, mỗi ngày uống 1 thang.
Lá cây xoài
Trong lá xoài có chứa nhiều chất xơ và có tác dụng kháng viêm, giảm đau hiệu quả. Cách dùng lá xoài phổ biến nhất để chữa viêm đại tràng, dạ dày là nhai sống những lá non.
Ngoài ra có thể xay nhỏ lá xoài với nước, sau đó pha loãng ra để uống trước khi ăn 20 phút. Có thể cho thêm một ít mật ong hoặc đường để dễ uống hơn.
Tốt nhất là nên chọn lá xoài tươi được hái vào mỗi buổi sáng sớm. Nếu không có thì thay bằng lá xoài khô, tán nhỏ thành bột mịn rồi trộn với tinh bột nghệ để dùng dần.
Dùng vừng đen
Vừng đen có tính bình,vị ngọt, có tác dụng cải thiện chức năng của các nội tạng trong cơ thể, nhuận tràng, bồi bổ và tăng cường sức khoẻ xương khớp…
- Vừng đen mang đi sao rồi tán nhuyễn, cho vào bình thủy tinh, đậy kín để bảo quản.
- Mỗi lần trộn 1 thìa vừng đen với 1 thìa mật ong trộn để ăn.
- Thực hiện 2 lần/ngày.
Hoàng bá
Từ lâu cây hoàng bá đã được sử dụng để kiện tỳ và trong các bài thuốc điều trị viêm dạ dày, đại tràng và các bệnh lý đường tiêu hóa khác.
Cách dùng như sau:
- Chuẩn bị: Hoàng bá 12g, cam thảo 6g, chi tử 12g.
- Đem các dược liệu đi sắc với 700ml nước, đun cho đến khi cạn còn khoảng 300ml thì dừng.
- Chia thành 3 lần uống sau bữa ăn 20 phút.
Bạch phục linh
Bạch phục linh có vị ngọt nhạt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ, giúp giảm đầy hơi, chướng bụng, cầm tiêu chảy, ngăn ngừa xuất huyết tiêu hóa. Do đó, có thể dùng bạch phục linh để giảm các triệu chứng của viêm dạ dày, đại tràng.
Các 2 bài thuốc với bạch phục linh, cụ thể là:
- Bài thuốc Thang phục linh gồm có bạch truật và phục linh mỗi loại 12g. Sắc với nước và dùng trước khi ăn.
- Bài thuốc Hương sa lục quân bao gồm: 10g mỗi loại đẳng sâm, bạch truật, bạch linh và trần bì 6g, bán hạ 6g, mộc hương 4g, sa nhân 4g, chích thảo 4g và 3 lát gừng tươi. Dùng để sắc uống hoặc tán thành bột rồi làm thành viên uống.
3. Cần lưu ý gì khi sử dụng cây thuốc nam chữa dạ dày, đại tràng?
Khi dùng cây thuốc nam chữa dạ dày, đại tràng người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau để có được hiệu quả tốt nhất và tránh gây hại cho sức khỏe:
- Cần kiên trì áp dụng liên tục, lâu dài mới mang lại hiệu quả vì các cây thuốc nam thể hiện tác dụng chậm. Do đó, nếu bỏ ngang giữa chừng sẽ không mang lại hiệu quả cao.
- Trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, kể cả thuốc nam thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn dùng đúng liều lượng và liệu trình.
- Cần phải rửa sạch kỹ, ngâm nước muối pha loãng khoảng 15 phút trước khi sử dụng các cây thuốc nam tươi để loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn.
- Các bài thuốc từ cây thuốc nam chỉ áp dụng cho những trường hợp bị viêm dạ dày, đại tràng ở mức độ nhẹ. Nếu đã mắc bệnh lâu và trở thành mãn tính thì nên điều trị bằng phương pháp phù hợp hơn.
- Trong quá trình dùng, nếu thấy cơ thể xuất hiện dấu hiệu bất thường thì nên dừng dùng thuốc lại và đi thăm khám bác sĩ để được xử lý kịp thời.
- Nên kết hợp dùng cây thuốc nam với chế độ ăn uống khoa học, điều độ, lành mạnh. Cùng với đó là tập luyện thể thao đều đặn, thư giãn, thoải mái tâm lý để tăng thêm hiệu quả điều trị.
Trên đây là tổng hợp các cách phổ biến dùng cây thuốc nam chữa đau dạ dày, đại tràng. Hãy tùy theo tình trạng sức khỏe của bạn để lựa chọn những cách phù hợp.
Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
Đối tượng sử dụng:
- Người mắc các bệnh lý dạ dày viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư, mỡ máu cao và dạ dày tá tràng.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hangư
XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng