Tìm hiểu viêm loét dạ dày tá tràng nên uống thuốc gì
Nội dung bài viết
Có rất nhiều người bệnh luôn thắc mắc viêm loét dạ dày tá tràng nên uống thuốc gì. Hãy để GHV KSol giải đáp tần tật tật mọi thứ liên quan đến sử dụng thuốc cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng qua bài viết dưới đây nhé.
Xem thêm:
- Bị trào ngược dạ dày có nên uống chanh mật ong không? Chuyên gia giải đáp
- Trào ngược dạ dày thực quản gây viêm amidan nguy hiểm không, nguyên nhân, cách chữa
- Phương pháp 4T giúp tôi chiến thắng ung thư
1. Tất tần tật về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
1.1. Khái niệm bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng không còn là căn bệnh quá xa lạ với chúng ta, căn bệnh này rất phổ biến và có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi khác nhau. Bệnh được hình thành do phản ứng viêm, loét tại niêm mạc ruột non, dạ dày, tá tràng.
Ban đầu, những vết loét được hình thành khi bề mặt niêm mạc dạ dày bị bào mòn, hình thành các tổn thương viêm. Theo thống kê, những người viêm loét dạ dày có đến 60 % nguy cơ viêm loét tại dạ dày, 95% nguy cơ loét tại tá tràng và chỉ khoảng 25% loét tại vòm cong của dạ dày. Tình trạng bệnh có thể chuyển biến và gây ra những biến chứng hết sức nguy hiểm nếu không được điều trị triệt để.
1.2. Nguyên nhân của viêm loét dạ dày tá tràng
Trước khi trả lời câu hỏi viêm loét dạ dày tá tràng nên uống thuốc gì thì bạn hãy hiểu nguyên nhân của căn bệnh này để lựa chọn thuốc cho hợp lý. Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên, để biết cách điều trị và phòng ngừa căn bệnh này, người bệnh cần nắm kỹ về nguyên nhân dẫn đến nó. Một vài nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng là:
- Nhiễm vi khuẩn HP (hay còn gọi là vi khuẩn Helicobacter pylori). Đây là loại vi khuẩn có khả năng tồn tại trong môi trường acid khắc nghiệt của dạ dày và làm mất chức năng chống lại axit của niêm mạc dạ dày. Vi khuẩn HP có thể lây nhiễm từ người này qua người khác theo đường miệng, phân hoặc thông qua việc sử dụng thực phẩm, nước đã bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn HP gây ra những thay đổi bất thường với dạ dày, tá tràng. Chúng lây nhiễm sang các mô bảo vệ dạ dày, tiết ra một số Enzym, chất độc, kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể. Lâu ngày, làm tổn thương dạ dày và tá tràng, dẫn đến tình trạng viêm loét.
- Thường xuyên sử dụng các thuốc giảm đau, kháng viêm: Sử dụng các thuốc giảm đau, kháng viêm thường xuyên cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng. Khi đó, cơ thể bị ức chế tổng hợp Prostaglandin- một hợp chất quan trọng có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp chống lại các vi khuẩn có hại trong dạ dày.
- Ăn quá no hoặc nhịn ăn, để bụng quá đói, ăn uống không điều độ.
- Ăn tối khuya: Đây dường như cũng là một nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày, tá tràng. Thông thường, sau khi ăn tối, dạ dày của người bệnh sẽ bắt đầu quá trình tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, chúng ta thức quá khuya thì dạ dày của chúng ta phải làm việc nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn. Hơn nữa, thức quá khuya, khi thức ăn đã tiêu hóa hết, dễ gây đến tình trạng đói, dạ dày sẽ tiết ra nhiều axit, từ đó cũng rất dễ gây ra tình trạng viêm loét.
Xem thêm >>> Trào ngược dạ dày có nên ăn chuối tiêu không? – Tìm hiểu ngay!
1.3. Triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng.
Bệnh thường kéo dài âm thầm và thường rất khó phát hiện. Triệu chứng cơ bản và có thể nhận thấy đầu tiên chính là sự xuất hiện của các cơn đau âm ỉ ở ruột non. Tuy nhiên, rất nhiều người lại nhầm lẫn giữa viêm loét dạ dày tá tràng với đau bụng bệnh lý thông thường. Ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về triệu chứng để nhận biết viêm loét dạ dày tá tràng:
- Đau vùng bụng trên rốn (hay còn được gọi là đau vùng thượng vị): Đây là một trong những dấu hiệu chính để nhận biết tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng. Cơn đau thường xuất hiện khi đói hoặc 2-3 giờ sau ăn, thậm chí có thể đau vào lúc nửa đêm. Cơn đau âm ỉ, kéo dài, đau quặn bụng từng cơn, cực kỳ khó chịu.
- Đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn: Lúc này, do dạ dày của người bệnh đã bị tổn thương, hoạt động tiêu hóa bị chậm lại, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày, từ đó dẫn đến cảm giác đầy bụng, khó tiêu, khó chịu. Đồng thời, kéo theo cảm giác ợ hơi, biếng ăn, ăn không ngon miệng.
- Mất ngủ, ngủ không ngon giấc: Do cảm giác đầy hơi, bụng đau âm ỉ làm cho người bệnh khó ngủ, ngủ không ngon giấc.
- Ợ hơi, ợ chua, nóng rát phần thượng vị: Hầu hết bệnh nhân khi bị viêm loét dạ dày tá tràng đều gặp tình trạng này. Ợ hơi, nóng rát thượng vị là dấu hiệu thường xuất hiện trong thời kỳ đầu của bệnh.
- Rối loạn quá trình tiêu hóa: Dấu hiệu này dễ dàng nhận biết thông qua việc người bệnh bị đau bụng liên tục, táo bón hay tiêu chảy. Do hoạt động tiêu hóa của người bệnh bị không còn bình thường nên các rối loạn tiêu hóa xảy ra là điều dễ hiểu.
Các triệu chứng trên chỉ mang tính chất gợi ý. Để xác định chính xác, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để tiến hành các xét nghiệm y khoa nội soi để xác định được vị trí và mức độ tiến triển của bệnh. Từ đó, có phác đồ điều trị phù hợp. Hãy cùng tìm hiểu viêm loét dạ dày tá tràng nên uống thuốc gì ở phần dưới đây nhé!
2. Viêm loét dạ dày tá tràng nên uống thuốc gì?
Muốn điều trị tận gốc và ngăn cản viêm loét cấp tính chuyển thành mãn tính, cần phối hợp tác động vào cả 3 yếu tố:
- Ức chế tác động xấu của tác nhân gây bệnh: vi khuẩn HP, các thuốc NSAID,…
- Điều chỉnh lại cân bằng tấn công-bảo vệ: giảm yếu tố tấn công, tăng yếu tố bảo vệ
- Tăng tốc phục hồi tổn thương: nhanh chóng phục hồi các vết loét sẵn có
Đối với viêm loét dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori, việc điều trị sẽ cần phải kết hợp nhiều loại thuốc. Đồng thời mục tiêu hướng đến là: tiêu diệt vi khuẩn HP trong cơ thể, giảm tiết axit trong dạ dày, bảo vệ niêm mạc của dạ dày và tá tràng. Do đó, khi điều trị đòi hỏi phải dùng cả kháng sinh để diệt vi khuẩn và một nhóm thuốc để điều trị. Dưới đây là những nhóm thuốc điều trị phổ biến:
2.1. Thuốc ức chế tiết acid
Thuốc kháng tiết acid dạ dày gồm 2 nhóm chính là thuốc ức chế các thụ thể và thuốc ức chế bơm proton (PPI).
Thuốc ức chế bơm proton PPI: Đây là thuốc hàng đầu để điều trị và ngăn ngừa viêm loét dạ dày tá tràng. Là thụ thể cuối cùng của tế bào viền phụ trách sự tiết acide chlorhydride, do đó thuốc ức chế bơm proton có tác dụng chung và mạnh nhất. Thuốc ức chế bơm proton ngăn chặn khả năng sản xuất axit của dạ dày, làm giảm nồng độ axit trong dạ dày. Từ đó, giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu và hiệu lực làm lành vết loét cao. Một số biệt dược thông dụng là:
+ Omeprazol (Mopral, Lomac, Omez, Losec).
+ Esomeprazole (Nexium): đồng phân của Omeprazole có thời gian bán huỷ lâu hơn và có tác dụng ức chế tiết Acide và dịch vị tốt hơn..
+ Lanzorprazol (Lanzor, Ogast)
+ Pentoprazole (Inipomp)
+ Rabeprazole (Velox, Ramprazole)
Thuốc ức chế thụ thể H2: Là các thuốc làm giảm tiết acid dịch vị qua nhiều cơ chế khác nhau do kháng thụ thể H2, kháng gastrin.
Thuốc ức chế thụ thể Histamin H2: Thông thường, khi một người đưa thức ăn vào dạ dày, histamine sẽ được giải phóng và báo hiệu cho các tế bào dạ dày tiết ra acid dịch vị để tiêu hóa. Thuốc ức chế histamin H2 có tác dụng ngăn chặn histamin gắn vào các thụ thể H2 kích thích acid. So với thuốc ức chế bơm proton, thuốc ức chế histamin H2 hoạt động nhanh hơn để ngăn chặn sản xuất acid dạ dày nhưng việc ngăn chặn này cũng sẽ mãnh liệt hơn. Một số biệt dược thông dụng là:
+ Ranitidine (Raniplex, Azantac, Zantac, Histac, Lydin, Aciloc…)
+Famotidine (Pepcidine, Servipep, Pepcid, Quamatel, Pepdine)
+Nizacid (Nizatidine)
Thuốc kháng Gastrin: Dược chất Proglumide có tác dụng đối kháng gastrin. Nó làm giảm tiết acid dịch vị và được chỉ định trong điều trị loét có tăng gastrin máu.
2.2. Thuốc bảo vệ niêm mạc:
Các thuốc có vai trò bảo vệ niêm mạc thông qua cơ chế bao phủ ổ loét có thể giúp ngăn ngừa tổn thương niêm mạc và làm lành các ổ loét. Khi thuốc đi vào cơ thể, thuốc tạo phức liên kết với các protein điện tích dương (+) trong dịch tiết tạo thành hợp chất nhầy bao phủ. Từ đó, có thể giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày. Một số biệt dược có thể gặp là:
+ Carbénoxolone (Caved’ s, Biogastrone)
+ Bismuth (Peptobismol, Trymo, Dénol)
+ Sucralfate (Ulcar, Kéal, venter, sulcrafar)
+ Prostaglandine E2 (Cytotec, Minocytol)
Xem thêm >>> [Giải đáp] Trào ngược dạ dày có uống được vitamin C không?
2.3. Thuốc diệt HP
Viêm loét dạ dày tá tràng nên uống thuốc gì thì chắc hẳn không thể bỏ qua kháng sinh nếu bạn bị nhiễm đồng thời cả HP. Thuốc kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày, giúp điều trị dứt điểm, ngăn các biến chứng và phòng ngừa tái phát viêm loét dạ dày. Cần phải phối hợp từ 2 loại kháng sinh trở lên trong phác đồ để tăng hiệu quả loại trừ HP. Khi dùng kháng sinh, cần tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ, uống đúng và đủ liều lượng, dừng đúng lúc và không nên kéo dài. các nhóm kháng sinh thường được chỉ định để diệt HP là:
+ Nhóm Beta lactam như Pénicilline, Ampicilline, Amoxicilline, các Céphalosporines.
+ Nhóm cycline: Tétracycline, Doxycycline.
+Nhóm macrolides: Erythromycine, Roxithromycine, Azithromycine, Clarithromycine.
+ Nhóm Quinolone và nhóm imidazoles: Métronidazole, Tinidazole, Secnidazole…
2.4. Thuốc trung hòa axit dạ dày
Bên cạnh các thuốc kể trên thì thuốc mang lại tác dụng trung hòa acid dạ dày cũng là lựa chọn thông minh cho câu hỏi viêm loét dạ dày tá tràng nên uống thuốc gì. Các thuốc giúp trung hòa axit dạ dày như canxi cacbonat, magie hydroxit, acid alginic… có tác dụng làm giảm triệu chứng đau rát. Tuy nhiên thuốc không giúp điều trị nguyên nhân gây ra bệnh. Chúng có tác dụng giảm triệu chứng và không nên lạm dụng vì có thể khiến người bệnh không điều trị được tận gốc căn nguyên và còn có tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, táo bón.
3. Những lưu ý khi điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Bạn đã có cho mình câu trả lời viêm loét dạ dày tá tràng nên uống thuốc gì nhưng vẫn cần tìm hiểu một số lưu ý trong quá trình sử dụng.
3.1. Lưu ý về thuốc
Trong quá trình sử dụng có thể gặp các tác dụng phụ như đau bụng, táo bón, đau đầu…Bạn nên đi khám để được kiểm tra kỹ lưỡng, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không uống thuốc bừa bãi vì có thể làm chậm quá trình điều trị và ảnh hưởng đến hiệu quả.
3.2. Lưu ý về lối sống
Hãy từ bỏ một số thói quen xấu và cân nhắc một số lưu ý về lối sống được liệt kê dưới đây:
– Bỏ thuốc lá: Những người hút thuốc có nhiều khả năng bị loét hơn những người không hút thuốc.
– Hạn chế dùng thuốc chống viêm không steroid khác (NSAIDs) trong thời gian dài. Nếu bạn đang dùng một trong những loại thuốc này hàng ngày, hãy hỏi bác sĩ về việc dùng kết hợp thuốc để giúp bảo vệ dạ dày.
– Rượu bia: Chỉ uống ở mức độ vừa phải.
– Áp dụng thói quen ăn uống hợp lý. Tránh thức ăn cay, nóng, chiên xào, dầu mỡ và khó tiêu hóa. Ăn đúng bữa và không nên bỏ bữa.
– Học cách quản lý công việc, sinh hoạt khoa học, điều độ, tránh căng thẳng và nên để đầu óc thư giãn.
Trên đây là những gì cần biết về viêm loét dạ dày tá tràng nên uống thuốc gì, đừng quên truy cập GHV KSol để học hỏi thêm nhiều thông tin thú vị và bổ ích nhé.
Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường.
Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp:
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
- Bổ sung các chất chống oxy hóa.
- Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.
- Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
Xem thêm video: VTC 14: Người phụ nữ vực dậy sau 2 lần đại phẫu ung thư – Giờ ra sao?
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng