[Hỏi đáp] Bệnh gan nhiễm mỡ có gây ung thư không?
Nội dung bài viết
Gan nhiễm mỡ có gây ung thư không, diễn biến như thế nào? Ngoài ra gan nhiễm mỡ còn có thể gây ra những biến chứng nào. Hãy cùng GHV KSol tìm câu trả lời cho bệnh gan nhiễm mỡ có gây ung thư không nhé!
XEM THÊM:
- Lời nhắn nhủ của người lính già chiến thắng bệnh ung thư đã di căn
- Top 19 + cách chữa bệnh gan nhiễm mỡ bằng thuốc nam không nên bỏ qua
- Gan nhiễm mỡ độ 2 có phải uống thuốc không? Cách điều trị hiệu quả
- Người bệnh ung thư gan nên ăn gì và kiêng gì để đảm bảo sức khỏe?
1. Một số thông tin chung về bệnh gan nhiễm mỡ
1.1. Bệnh gan nhiễm mỡ là bệnh gì?
Gan nhiễm mỡ là hiện tượng tích tụ quá nhiều chất béo ở mô gan và dẫn đến tình trạng bị viêm nhiễm. Gan nhiễm mỡ ở giai đoạn đầu căn bản là không gây hại, tuy nhiên triệu chứng viêm gan kéo dài có thể dẫn tới xơ gan và làm suy giảm chức năng của gan. Gan nhiễm mỡ không phải là căn bệnh có thể lây nhiễm trực tiếp từ người này sang người khác và cũng không có di truyền từ thế hệ này sang các thế hệ khác.
1.2. Một số nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ có thể xảy ra do một số yếu tố sau:
- Các loại đồ uống có cồn: Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh gan nhiễm mỡ đó là uống quá nhiều rượu bia và các loại đồ uống có cồn. Bên cạnh đó, cồn còn làm giảm hiệu quả của các loại thuốc điều trị bệnh.
- Béo phì: Nguy cơ bị bệnh gan nhiễm mỡ ở những người béo bị phì cao gấp nhiều lần so với người có trọng lượng cơ thể bình thường. Có thể lý giải đó là do cơ thể của người béo phì thường xuyên cung cấp lượng chất béo vượt ngưỡng hấp thu nên gây ra hiện tượng tích tụ mỡ ở trong gan.
- Mỡ máu cao: Lipid trong máu đi qua gan quá nhiều thì sẽ làm hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao. Nếu lượng cholesterol vượt quá khả năng chuyển hoá của gan thì sẽ làm mỡ trong máu tồn đọng lại ở trong gan và sinh ra bệnh gan nhiễm mỡ.
- Tiểu đường: Bệnh tiểu đường có bản chất là do rối loạn chuyển hoá glucose. Lượng đường huyết cao sẽ tạo thành một lớp bao phủ khiến cho gan mất đi chức năng chuyển hoá cholesterol và dẫn tới tình trạng tích tụ nhiều cholesterol gây ra bệnh gan nhiễm mỡ.
- Sụt cân quá nhanh: Tình trạng sụt cân quá nhanh khiến cho cơ thể không tổng hợp được apolipoprotein làm cho lượng triglyceride tích tụ trong gan nhiều, lâu ngày sẽ gây thừa bệnh gan nhiễm mỡ.
- Tác dụng không mong muốn của một số loại thuốc: Một số loại thuốc dùng để điều trị mỡ máu, lao phổi có thể gây ra các tác dụng phụ làm tổn thương gan và dẫn đến bị bệnh gan nhiễm mỡ.
2. Bệnh gan nhiễm mỡ nguy hiểm như thế nào?
Trước hết cần biết, căn bệnh gan nhiễm mỡ được chia thành 3 mức độ bệnh dựa vào lượng mỡ tích tụ gây hại ở trong gan. Trong đó ở hai giai đoạn 1 và 2, khi lượng mỡ trong gan chưa vượt quá 20% tổng trọng lượng gan thì bệnh chưa đến mức quá nguy hiểm, chức năng của gan chưa bị ảnh hưởng nhiều và có thể phục hồi được.
Tuy nhiên rất ít bệnh nhân có thể phát hiện ra gan bị nhiễm mỡ ở các giai đoạn sớm bởi vì không có các triệu chứng bệnh rõ ràng. Thường khi bệnh đã diễn biến nặng sang giai đoạn 3, xuất hiện nhiều biến chứng thì người bệnh mới phát hiện và đi thăm khám. Việc điều trị lúc này sẽ gặp nhiều khó khăn, nếu như việc điều trị chậm trễ hoặc sai cách sẽ vô cùng nguy hiểm tới sức khỏe cũng như sức khỏe của con người.
Theo quan điểm của y học chia bệnh gan nhiễm mỡ thành hai loại dạng bệnh đó là gan nhiễm mỡ do rượu và gan nhiễm mỡ không do rượu. Đặc điểm tiến triển của bệnh và mức độ nguy hiểm của 2 loại bệnh gan nhiễm mỡ này rất khác nhau. Trong đó bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu thường có tiến triển chậm, nhưng nếu như xuất hiện xơ gan thì sẽ phát triển rất nhanh.
Như vậy bị bệnh gan nhiễm mỡ có sao hay không và có ảnh hưởng tới sức khỏe nhiều hay không còn tùy thuộc vào các cấp độ khác nhau. Tốt nhất,nên duy trì lối sống khoa học kết hợp với thăm khám sức khỏe định kỳ đề phát hiện sớm bệnh.
3. Bệnh gan nhiễm mỡ có gây ung thư không?
Nhắc tới căn bệnh ung thư gan, có lẽ ai cũng ít nhiều hiểu được mức độ nghiêm trọng của các biến chứng gan nhiễm mỡ này, đặc biệt là ung thư gan. Căn bệnh này có thể cướp đi tính mạng của bệnh nhân một cách nhanh chóng và việc điều trị hiện nay vẫn còn vô cùng khó khăn.
Thực chất, quá trình diễn biến từ bệnh gan nhiễm mỡ sang bệnh ung thư gan như sau:
- Mỡ trong gan tích tụ nhiều gây ra tình trạng viêm gan, xơ gan kéo dài và ngày càng nặng dần.
- Nếu bệnh nhân không được điều trị tốt, kết hợp với các tác nhân xấu tấn công vào hệ thống miễn dịch. Cùng với các tế bào Kupffer bị kích hoạt quá mức sẽ tiết ra nhiều chất gây viêm khiến các tế bào gan, khiến các tế bào này bị chết hàng loại.
- Tình trạng này có thể dẫn tới các tế bào đột biến một cách tự phát và phát triển thành ung thư gan.
Tiên lượng điều trị bệnh ung thư gan do gan nhiễm mỡ gây ra còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe và mức độ đáp ứng điều trị của người bệnh. Nhìn chung nếu như ung thư gan do gan nhiễm mỡ được phát hiện ra sớm, khi kích thước khối u còn nhỏ thì việc điều trị khống chế sẽ đạt hiệu quả cao.
Còn nếu phát hiện ra ung thư gan đã ở giai đoạn cuối, chức năng của gan đã bị suy kiệt, bệnh nhân có các biểu hiện nặng như là: Chướng bụng, vàng da, vàng mắt, các tế bào ung thư xâm lấn các phân thùy,… thì chỉ có thể áp dụng các phương pháp điều trị để kéo dài sự sống, giảm bớt đau đớn cho bệnh nhân.
4. Một số biến chứng khác của bệnh gan nhiễm mỡ
Bên cạnh ung thư gan, bệnh gan nhiễm mỡ nếu như không được điều trị tốt có thể gây nhiều biến chứng như:
4.1. Xơ gan
Gan nhiễm mỡ tuy không phải là một bệnh lý đặc biệt nguy hiểm, nhất là khi bệnh còn ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên khi bệnh gan nhiễm mỡ đã biến chứng sang xơ gan, mức độ ảnh hưởng của bệnh sẽ tăng rất nhanh, việc kiểm soát và điều trị bệnh lúc này sẽ càng khó khăn hơn.
Thông thường, bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ độ 3 ( lượng mỡ trong gan đã vượt quá 30% trọng lượng gan), thì tình trạng xơ gan sẽ bắt đầu xuất hiện. Nếu như người bệnh vẫn tiếp tục sử dụng rượu bia, các chất kích thích, ăn uống không lành mạnh thì lượng chất béo càng tích tụ thêm, tàn phá các tế bào gan.
Khi bị xơ gan càng nặng, sợi xơ càng nhiều thì các tế bào gan sẽ càng bị tổn thương. Gan sẽ bị biến đổi cấu trúc, suy giảm chức năng một cách không thể phục hồi. Nếu như không được can thiệp kịp thời và đúng đắn, xơ gan do gan nhiễm mỡ có thể đe dọa tới tính mạng của người bệnh, tỷ lệ tử vong thực tế rơi vào khoảng tới 85%.
4.2. Các bệnh lý tim mạch
Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, chất chỉ điểm xơ vữa động mạch hoặc tình trạng viêm và tình trạng tăng nồng độ của các yếu tố đông máu có mối liên quan đến sự rối loạn chuyển hóa lipid.
Dấu hiệu này cho biết các tổn thương tiền xơ vữa động mạch, nguy cơ tiến triển sang các bệnh lý tim mạch là rất cao. Vì thế, đối với các bệnh nhân gan nhiễm mỡ thì các bác sĩ thường được yêu cầu sàng lọc sức khỏe hệ tim mạch và đánh giá nguy cơ một cách chi tiết.
4.3. Rối loạn chức năng các cơ quan khác
Ngoài gây ra các biến chứng trên gan, bị gan nhiễm mỡ còn có nguy cơ cao gặp phải các bệnh lý, rối loạn khác ngoài gan như: Bệnh ung thư đại – trực tràng, các rối loạn chuyển hóa như loãng xương, thiếu hụt Vitamin D, bệnh dự trữ glycogen, loạn dưỡng mỡ… Những biến chứng này có thể kết hợp xảy ra đồng thời, gây ra ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đe dọa tới tính mạng người bệnh.
5. Các biện pháp chẩn đoán và điều trị bệnh gan nhiễm mỡ
5.1. Phương pháp chẩn đoán gan nhiễm mỡ
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ kiểm tra các chỉ số Cholesterol, Triglycerid, định lượng men gan AST, ALT, GGT trong máu để xem các chỉ số này có tăng hay không. Nếu nghi ngờ người bệnh bị gan nhiễm mỡ có tiến triển sang xơ gan, thì cần làm thêm các xét nghiệm Bilirubin, Albumin, các yếu tố đông máu cơ bản, protein máu.
- Xét nghiệm Virus viêm gan: Kiểm tra Virus viêm gan A, B, C để ngăn ngừa bệnh viêm gan virus kết hợp.
- Siêu âm ổ bụng: Đây là phương pháp kiểm tra nhanh chóng, đơn giản, không xâm lấn giúp chẩn đoán gan nhiễm mỡ. Nếu nghi ngờ có biến chứng xơ gan thì có thể tiến hành siêu âm đo mức độ đàn hồi gan.
5.2. Các phương pháp điều trị bệnh gan nhiễm mỡ
Một số phương pháp sau có thể giúp hoặc hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ là:
- Giảm cân: Là phương pháp bắt buộc phải thực hiện đối với những người béo phì bị bệnh gan nhiễm mỡ. Giảm cân một cách an toàn khoa học sẽ giúp làm giảm các tổn thương gan, cải thiện đề kháng Insulin. Tránh các phương pháp giảm cân cấp tốc bởi có thể sẽ khiến bệnh gan nhiễm mỡ trầm trọng hơn.
- Sử dụng vitamin E: Bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ mà không bị đái tháo đường có thể sử dụng Vitamin E để giúp cải thiện các tình trạng viêm. Tuy nhiên vitamin E không được sử dụng để điều trị bệnh gan nhiễm mỡ đối với những bệnh nhân nam có tiền sử bản thân hoặc người thân trong gia đình bị bệnh ung thư tiền liệt tuyến.
- Kiểm soát rối loạn lipid máu: Các hoạt chất statin không chuyển hoá kéo dài qua gan có thể giúp kiểm soát sự rối loạn lipid máu, giảm thiểu tình trạng gan nhiễm mỡ.
- Tiêm phòng virus: Tiêm vaccine phòng ngừa các virus viêm gan A, B, C đầy đủ sẽ giúp cơ thể phòng tránh được các virus gây tổn thương gan.
6. Các phương pháp phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ
6.1. Xây dựng chế độ sống khoa học
Lối sống khoa học là một trong những yếu tố quyết định giúp phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ. Theo đó, người bệnh nên thực hiện các phương pháp sau:
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý: tăng cường lượng chất xơ và protein tốt, hạn chế các chất béo bằng cách hạn chế các loại đồ ăn chiên rán, giảm ăn tinh bột và đường.
- Tập thể dục thể thao thường xuyên với mức độ phù hợp: Đây là yếu tố rất quan trọng, tập thường xuyên với các bài tập và cường độ thích hợp, sẽ giúp kiểm soát và duy trì tình trạng cân nặng lành mạnh.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ, tiêm ngừa vaccine sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh viêm gan. Nếu mắc một số bệnh lý gan khác, cần uống thuốc và thực hiện điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ
6.2. Gợi ý chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gan nhiễm mỡ
Trong chế độ ăn uống hàng ngày, người bệnh gan nhiễm mỡ cần lưu ý một số vấn đề sau:
Các loại thực phẩm nên ăn:
- Các loại rau củ quả có chứa nhiều chất chống oxy hoá, giàu chất xơ và có tác dụng giảm cholesterol, rất tốt cho sức khỏe của người bệnh gan nhiễm mỡ
- Nên sử dụng các loại dầu thực vật như dầu mè, đậu nành… Vì trong thành phần có chứa các axit béo không no, làm giảm cholesterol máu.
- Tăng khẩu phần cá trong thực đơn ăn uống: Đây là nguồn cung cấp protein ít chất béo, giàu axit béo omega – 3, rất tốt cho sức khỏe của người bệnh vì giúp giảm nồng độ cholesterol, giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ và ung thư.
Những loại thực phẩm cần hạn chế:
- Loại bỏ rượu, bia và các loại thức uống có cồn ra khỏi thói quen ăn uống hàng ngày. Bởi vì nhóm thức uống này là một trong những tác nhân chính gây ra sự suy giảm chức năng và tổn thương tế bào gan.
- Hạn chế sử dụng các loại mỡ động vật.
- Tránh các loại thực phẩm giàu cholesterol như là nội tạng, da của động vật, lòng đỏ trứng…
- Giảm khẩu phần thịt đỏ như các loại thịt bò, thịt heo… Bởi vì nhóm thực phẩm này chứa nhiều protein và sẽ khiến gan phải làm việc nhiều hơn để có thể chuyển hóa được.
Như vậy, bài viết đã giải đáp câu hỏi gan nhiễm mỡ có gây ung thư không cùng với một số thông tin bạn đọc cần lưu ý thêm. Hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc trong quá trình chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.
Phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường.
Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp:
- Bổ sung các chất chống oxy hóa.
- Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe.
- Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
XEM VIDEO: Phức hệ Nano Extra XFGC – GHV KSOL
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng