Ung thư phổi có tỷ lệ tử vong rất cao hiện nay
Nội dung bài viết
Ung thư phổi có tỷ lệ tử vong rất cao là một vấn đề đáng báo động về tình trạng sức khỏe của con người hiện nay. Trong bài viết dưới đây, GHV KSOL sẽ đưa ra những số liệu và thông tin về vấn đề này.
XEM THÊM:
- Hành trình gần 6 năm chiến đấu để sống khỏe với bệnh ung thư phổi di căn
- Ung thư phổi di căn xương sống được bao lâu? Triệu chứng thế nào?
- Điều trị ung thư phổi ở đâu tốt nhất Hà Nội và TPHCM?
Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới, ba khu vực có tỷ lệ mắc ung thư phổi cao nhất lần lượt là Bắc Mỹ, châu Âu và Đông Á. Trong đó, vùng Đông Âu là nơi có tỷ lệ người tử vong do ung thư phổi cao nhất, còn Bắc Âu và Mỹ là hai nơi có tỉ lệ phụ nữ mắc ung thư phổi cao hàng đầu thế giới.
Số liệu thống kê năm 2015 tại Trung Quốc cũng đã cho thấy, nước này hiện đang có 4 triệu người mắc, trong đó tỷ lệ mắc ung thư phổi là 17,1% và tỉ lệ tử vong lên tới 21,1%.
Một báo cáo của đại học Harvard (Mỹ) đã chỉ ra rằng, chỉ trong vòng 30 năm kể từ năm 2003 đến năm 2033, số người thiệt mạng do ung thư phổi ở Trung Quốc có thể lên đến 18 triệu người. Còn tại Việt Nam nói riêng, theo công bố của Hội Y tế công cộng, mỗi năm nước ta có khoảng 40.000 trường hợp tử vong do thuốc lá.
Cần lưu ý rằng, độ tuổi bắt đầu hút thuốc càng nhỏ thì thời gian hút thuốc càng dài, kéo theo đó là lượng thuốc hút càng lớn và tỉ lệ mắc ung thư phổi càng cao. Cụ thể, nhóm những người hút thuốc từ 15-25 tuổi có tỉ lệ mắc ung thư phổi so với người không hút thuốc gấp 4 lần.
Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư phổi chính là do khói thuốc lá. Khói thuốc lá chứa hơn 3.000 hóa chất độc hại, với hàng trăm loại cực độc và ít nhất có tới 70 loại gây ung thư. Tỉ lệ mắc bệnh ung thư phổi ở người hút thuốc cao gấp 4-10 lần so với người không hút thuốc hoặc gấp 10-25 lần với những người nghiện hút thuốc lá.
Nguy hiểm hơn là việc “hút thuốc” gián tiếp cũng có thể dẫn đến ung thư phổi. Trong một gia đình có người chồng lại hút thuốc, người vợ sẽ có tỉ lệ mắc bệnh ung thư cao hơn 2 lần so với những người khác ngay cả khi không biết hút thuốc. Con số này sẽ còn phụ thuộc vào lượng thuốc người chồng hút và thậm chí có thể tăng lên mức cao hơn.
Kết quả một số nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ lệ hút thuốc gián tiếp lên đến 82% ở trong nhà, 67% ở nơi công cộng và 35% ở nơi làm việc.
Bốn nhóm người cần đặc biệt cảnh giác với ung thư phổi
Người hút thuốc trong thời gian dài: Nhóm đối tượng này bao gồm những người mỗi ngày hút ít nhất 2 bao và có thời gian hút hơn 20 năm. Họ không chỉ có nguy cơ mắc ung thư phổi ở mức rất cao mà còn có thể mắc phải nhiều chứng bệnh nghiêm trọng khác liên quan tới đường hô hấp. Thuốc lá trong khi đốt cháy thành khói phát tán ra rất nhiều hóa chất có khả năng gây ung thư.
Công nhân làm việc trong môi trường độc hại: Hầm mỏ, quặng amiăng, nhà máy hóa dầu, nhựa, khí đốt… là những môi trường làm việc có khả năng gây ung thư phổi cao. Bên cạnh đó, những môi trường sản xuất và chế biến liên quan đến các chất như asen, crôm, niken, đồng, thiếc, sắt, nhựa, than đá, nhựa đường, dầu, amiăng và các chất khác cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.
Người có tiền sử mắc bệnh về phổi: Những đối tượng đã hoặc đang mắc các bệnh như lao, nhồi máu phổi, viêm phổi hoặc bệnh bụi phổi càng cần lưu ý đề phòng ung thư phổi. Cùng với đó, những người mắc bệnh phổi mạn tính như bệnh lao, phổi silic, bệnh bụi phổi càng có khả năng rơi vào các trường hợp mắc ung thư cao.
Người trên 55 tuổi và có tiền sử bệnh gia đình mắc ung thư: Do ung thư phổi cũng có liên quan tới yếu tố di truyền, nên những người trong gia đình, dòng họ từng có người mắc căn bệnh này càng cần cảnh giác. Không chỉ vậy, người cao tuổi hoặc có chức năng miễn dịch kém cũng cần tìm biện pháp bảo vệ cơ thể trước nhóm bệnh lý liên quan đến phổi nói riêng và đường hô hấp nói chung.
Tuyệt chiêu phòng chống ung thư phổi
1. Không hút thuốc lá
Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. Theo Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Thế giới (WCRF), 85% số người mắc căn bệnh này đều có thói quen hút thuốc. Trong khi đó, khói thuốc lá chứa tới 7.000 chất độc và 69 chất gây ung thư bằng cách làm tổn hại DNA của tế bào.
Chưa dừng lại ở đó, khi bạn hút thuốc, khói thuốc sẽ bám vào sofa, thảm, đệm, gối, vỏ chăn, quần áo… và phản ứng với một số chất trong không khí tạo thành acit nitro gây hại cho sức khỏe gia đình bạn. Hơn nữa, thói quen hút thuốc cũng khiến những người xung quanh bạn cũng sẽ hít phải khói thuốc. Hình thức “hút thuốc” gián tiếp này thậm chí càng gây nguy hại nghiêm trọng đối với sức khỏe. Do đó, các chuyên gia y tế đặc biệt kiến nghị rằng, không hút thuốc lá là cách tốt nhất phòng ngừa ung thư phổi.
2. Tránh xa khói dầu phòng bếp
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong số những bệnh nhân nữ mắc ung thư phổi không do hút thuốc, có đến 60% số bệnh nhân từng tiếp xúc với khói dầu mỡ ở phòng bếp trong thời gian dài. Những chất có trong khói dầu mỡ như acrylamide hay nitrosamine đều gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Đặc biệt là khói dầu mỡ trong lúc nấu nướng lại càng nguy hiểm. Nếu tiếp xúc lâu dài với loại khói này, tỉ lệ mắc các bệnh ung thư càng có khả năng tăng cao.
Cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình là hạn chế chế biến các món chiên xào dùng quá nhiều dầu mỡ. Chế độ ẩm thực lành mạnh này không chỉ có ích cho phổi mà còn bảo vệ toàn bộ cơ thể. Mặt khác, hãy giữ cho phòng bếp luôn thông thoáng và thường xuyên sử dụng máy hút mùi để phòng ngừa ung thư phổi.
3. Tránh xa nguồn không khí ô nhiễm
Trên thực tế, bầu không khí của chúng ta đang ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng bởi hàng loạt tác nhân như khí thải công nghiệp, khói từ các phương tiện giao thông, bụi công nghiệp… Tất cả chúng đều chứa chất độc hại đối với sức khỏe con người, đặc biệt là lá phổi. Bởi vậy, bạn nên chú ý khử trùng nơi ở sạch sẽ, tránh xa nguồn không khí ô nhiễm và hạn chế việc hấp thu các khí thải độc hại bằng cách đeo khẩu trang khi tham gia giao thông.
4. Khám định kỳ và tầm soát ung thư phổi
Ung thư phổi thường diễn biến âm thầm, đến khi phát hiện ra thì bệnh đã ở giai đoạn muộn. Do đó, lời khuyên hữu ích nhất chúng tôi dành cho bạn là nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư phổi 2 lần/năm để phát hiện ra những tế bào ung thư phổi đầu tiên giúp cho việc điều trị dễ dàng và cơ hội sống cao. Nếu bạn chưa biết đi tầm soát ung thư phổi ở đâu hay còn bất cứ thắc mắc nào, hãy nhấc máy gọi đến hotline 1800 6808 để được các chuyên gia giải đáp.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Lời tâm sự đầu xuân 2019 của bệnh nhân vượt qua ung thư phổi tại Vĩnh Phúc
https://www.youtube.com/watch?v=e1wVkVyPj7s
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng