Tg là gì? Những điều cần biết khi làm xét nghiệm Tg trong máu
Nội dung bài viết
Với những người bị ung thư tuyến giáp hoặc mắc phải những căn bệnh về tuyến giáp chắc hẳn sẽ thường được chỉ định làm xét nghiệm tg. Vậy tg là gì? Xét nghiệm Tg có mục đích gì và cần lưu ý những gì khi làm xét nghiệm này? Tất cả những thắc mắc trên của bạn sẽ được giải quyết trong nội dung bài viết dưới đây của GHV KSOL.
XEM THÊM:
- Hành trình vượt qua ung thư của 3 người phụ nữ
- Ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không?
- Bệnh nhân điều trị ung thư tuyến giáp có nên dùng KSol không?
Tg là gì? Ý nghĩa xét nghiệm Tg
Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm Tg là gì cũng như ý nghĩa của việc xét nghiệm tg đối với cơ thể, sức khỏe của mình.
Tg là gì?
Tg là ký hiệu viết tắt của từ Thyroglobulin. Thyroglobulin là một chất được tổng hợp bởi các tế bào nang tuyến giáp bình thường và bài tiết vào bên trong khoang của các nang tuyến giáp, một phần nhỏ tuần hoàn vào máu của cơ thể người bình thường. Tg là thành phần chính của tuyến giáp đóng vai trò như khuôn tổng hợp, giải phóng các hormon tuyến giáp là thyroglobulin và tạo nên thể keo trong nang tuyến.
Với những người có chức năng tuyến giáp khỏe mạnh thì một lượng nhỏ của Tg được sản xuất để duy trì chức năng tổng hợp các hormon tuyến giáp một cách bình thường.
Ý nghĩa xét nghiệm Tg là gì?
Xét nghiệm Tg là bước cần thiết để các bác sĩ có thể đánh giá được hiệu quả điều trị bệnh ung thư tuyến giáp và theo dõi khả năng tái phát bệnh ở thể biệt hóa.
- Xét nghiệm Tg giúp các bác sĩ có thể phát hiện nồng độ bất thường của Tg trong huyết thanh của người bệnh. Nhờ đó có thể giúp họ chẩn đoán chính xác bệnh ung thư tuyến giáp nói riêng và một số bệnh lý tuyến giáp nói chung để tìm được phương hướng điều trị phù hợp.
- Xét nghiệm Tg còn giúp các bác sĩ chẩn đoán phân biệt bệnh viêm tuyến giáp bán cấp với nhiễm độc tuyến giáp do sử dụng thuốc sai cách. Ngoài ra dựa vào chỉ số Tg còn biết được nguyên nhân gây suy giáp bẩm sinh ở trẻ nhỏ.
- Xét nghiệm Tg còn có ý nghĩa quan trọng trong việc theo dõi mức độ tái phát của bệnh nhân sau khi điều trị ung thư tuyến giáp. Cụ thể là khi bạn bị ung thư tuyến giáp, được điều trị bằng cách cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp thì mức thyroglobulin sẽ giảm xuống gần bằng không. Nếu nồng độ thyroglobulin tăng lên sau khi loại bỏ toàn bộ tuyến giáp thì rất có thể đó là dấu hiệu của ung thư tái phát hoặc di căn.
Những nguyên nhân khiến chỉ số xét nghiệm Tg tăng cao
Đối với người bình thường, chỉ số Tg thường ở mức (3.50 – 77.00) ng/mL (trên máy Cobas). Khoảng 8% người bình thường có mức độ Tg thấp <10ng/ml. Ở trẻ sơ sinh, mức Tg có thể lên đến 36 – 38 ng/ml trong 48 giờ sau sinh. Bình thường Anti-Tg <4 IU/ml ở tất cả các lứa tuổi. Nếu bạn thấy chỉ số xét nghiệm Tg của mình tăng cao thì nguyên nhân có thể là do:
- Chỉ số Tg tăng khi bệnh ung thư tuyến giáp chưa được điều trị hoặc bệnh đã bắt đầu bước sang giai đoạn di căn.
- Chỉ số xét nghiệm Tg tăng dần sau phẫu thuật, hóa trị liệu khi ung thư tuyến giáp tái phát hoặc tăng dần sau điều trị ban đầu khi ung thư tuyến giáp di căn.
- Chỉ số xét nghiệm Tg cũng có thể tăng do một số bệnh lý tuyến giáp khác như: bướu cổ đa nhân địa phương, suy giảm TBG bẩm sinh, viêm tuyến giáp cấp, viêm tuyến giáp bán cấp, u tuyến giáp lành tính…
Xét nghiệm Tg được chỉ định khi nào?
Các bạn thường được chỉ định làm xét nghiệm tg trong rất nhiều trường hợp mà bác sĩ yêu cầu như:
- Xét nghiệm Tg thường được chỉ định trước phẫu thuật và định kỳ theo thời gian sau phẫu thuật tuyến giáp. Nhằm để theo dõi, xác định xem phẫu thuật đã loại bỏ hay còn sót mô ung thư chưa.
- Xét nghiệm Tg cũng được sử dụng với xét nghiệm TSH trước khi điều trị ung thư tuyến giáp để xác định xem Tg có được sản xuất hay không. Nếu có, cần xét nghiệm Tg định kỳ sau khi điều trị để theo dõi ung thư tái phát.
- Trong trường hợp cần xác định nguyên nhân của bệnh cường giáp, phì đại tuyến giáp, rối loạn tuyến giáp thì chúng ta vẫn được chỉ định làm xét nghiệm Tg. Ngoài ra, xét nghiệm Tg cũng còn được chỉ định theo thời gian để đánh giá hiệu quả điều trị bệnh Basedow.
- Xét nghiệm Tg được còn chỉ định cùng với kháng thể Anti-Tg, Anti-TPO (anti-thyroid peroxidase) ở bệnh nhân có các triệu chứng suy giáp để tìm hiểu nguyên nhân suy giáp có phải do các tự kháng thể kháng tuyến giáp (anti-thyroid autoantibodies) hay không.
- Đặc biệt là xét nghiệm Tg còn được chỉ định khi cần xác định nguyên nhân suy giáp bẩm sinh ở trẻ em do viêm tuyến giáp bán cấp hay nhiễm độc giáp do thuốc.
Những lưu ý khi làm xét nghiệm Tg
Để kết quả xét nghiệm Tg có được kết quả chuẩn xác nhất thì các bạn cần phải nắm được một số chú ý quan trọng sau đây:
- Tại nước ta, tỉ lệ ung thư tuyến giáp rất thấp và Tg cũng còn tăng trong một số bệnh tuyến giáp lành tính khác nên việc xét nghiệm Tg huyết tương không thể dùng để xét nghiệm sàng lọc cho cộng đồng dân cư không triệu chứng.
- Bệnh ung thư tuyến giáp phải được chẩn đoán xác định bằng sinh thiết tuyến giáp với kim nhỏ và kiểm tra tế bào mô bệnh học dưới kính hiển vi chứ không thể chẩn đoán bằng việc tăng nồng độ Tg huyết tương.
- Một số bệnh nhân ung thư tuyến giáp có khả năng sản xuất các tự kháng thể kháng Tg là Anti-Tg hoàn toàn vô hại. Nhưng khi kết hợp với Tg sẽ làm sai lạc các giá trị thật của Tg. Cho nên để đánh giá chính xác giá trị của Tg thì chúng ta phải xét nghiệm anti-Tg cùng với Tg.
Qua đây thì các bạn cũng đã phần nào hiểu được về tg, chỉ số tg là gì và có ý nghĩa quan trọng như thế nào trong việc phát hiện, điều trị bệnh ung thư tuyến giáp nói riêng và các bệnh khác có liên quan đến tuyến giáp nói riêng. Vậy nên nếu như bạn cảm thấy mình có những triệu chứng như nuốt khó, đau họng, khàn giọng không khỏi, sưng hạch bạch huyết ở cổ thì hãy đi làm xét nghiệm tg ngay nhé.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng