Ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không?

Bệnh ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không khi tỷ lệ mắc căn bệnh này ngày càng gia tăng. Hãy cùng GHV KSol tìm hiểu về câu hỏi bệnh ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không trong bài viết này!

XEM THÊM:

1. Tìm hiểu một số thông tin chung về ung thư tuyến giáp

Trước khi tìm hiểu về lời giải đáp cho câu hỏi bệnh ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không, thì cần nắm rõ một số thông tin cơ bản căn bệnh ung thư tuyến giáp.

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết của cơ thể con người, là tuyến có hình cánh bướm nằm ngay giữa cổ, có nhiệm vụ sản xuất hormone tham gia điều hòa chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể như là nhịp tim, huyết áp, hormone sinh sản, duy trì cân nặng. 

Bệnh ung thư tuyến giáp xảy ra khi có sự biến đổi bất thường của các tế bào tại tuyến giáp. Đây là một bệnh lý ác tính, xảy ra phổ biến nhất trong hệ nội tiết, chiếm hơn 90% trong tổng số các ca mắc bệnh ung thư hệ nội tiết và chiếm tỷ lệ khoảng 3,6% tổng số các ca mắc ung thư nói chung.

Theo kết quả thống kê của Tổ chức ung thư toàn cầu vào năm 2018, ung thư tuyến giáp được xếp thứ 11 trong tổng số các loại bệnh ung thư thường gặp ở cả 2 giới. Lần lượt xếp thứ 5 và thứ 15 trong các loại bệnh ung thư thường gặp ở nữ giới và nam giới. Hiện nay, mỗi năm trên thế giới có thêm khoảng 567.000 ca mắc ung thư tuyến giáp mới. Và ở Việt Nam có khoảng 5.418 số ca mắc mới mỗi năm và con số này đang có xu hướng ngày càng gia tăng.

Lý giải cho con số số ca mắc ung thư mới tuyến giáp có xu hướng tăng lên ở Việt Nam đó là do:

  • Môi trường sống ngày càng ô nhiễm, cơ thể con người dễ bị chịu ảnh hưởng tác động của nhiều yếu tố như khói bụi và tia xạ. Về vấn đề ăn uống cũng không được đảm bảo từ chất lượng vệ sinh an toàn của thực phẩm cho đến nguồn nước sử dụng. Từ đó, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh ung thư ngày càng gia tăng trong đó có ung thư tuyến giáp.
  • Trình độ nhận thức và quan tâm tới sức khỏe của người dân ngày càng được nâng cao. Rất nhiều người bệnh khi phát hiện một số triệu chứng bất thường đã đi khám và nghe tư vấn, hướng dẫn từ bác sĩ. Cùng với đó, máy móc và công nghệ ngày càng hiện đại hơn giúp cho việc chẩn đoán sớm ung thư tuyến giáp ở giai đoạn sớm trở nên dễ dàng hơn.
ung-thu-tuyen-giap-co-nguy-hiem-khong
Ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không?

2. Bệnh ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không?

Với tốc độ gia tăng số người mắc ung thư tuyến giáp ngày càng nhiều khiến cho nhiều người lo lắng không biết bệnh ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không? Hiện nay, rất nhiều người đã chủ động lo lắng, quan tâm cho sức khỏe đi khám tầm soát và phát hiện bệnh ung thư tuyến giáp sớm ngay từ khi chưa hoặc có rất ít triệu chứng.

Đối với những người bệnh được phát hiện từ giai đoạn sớm cao thì tỷ lệ chữa khỏi của căn bệnh này cũng cao hơn. Thêm vào nữa, ung thư tuyến giáp cũng được coi là bệnh lý dễ điều trị hơn và có tỷ lệ chữa khỏi cao hơn so với những bệnh lý ung thư khác. Cụ thể tỷ lệ tiên lượng sống của bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp theo các thể bệnh cụ thể như sau:

  • Ung thư tuyến giáp thể nhú là loại bệnh ung thư tuyến giáp phổ biến nhất, tiên lượng sống thêm 10 năm nếu như bệnh nhân được can thiệp kịp thời là khoảng 74-93%.
  • Ung thư tuyến giáp thể nang nếu được phát hiện và điều trị từ giai đoạn sớm thì tiên lượng sống thêm trên 10 năm của bệnh nhân là 43-90%.
  • Ung thư tuyến giáp thể tủy có tiên lượng thấp hơn so với 2 dạng trên, tỷ lệ sống sau 10 năm của bệnh nhân là khoảng 40%.
  • Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa là loại ung thư tuyến giáp tốc độ phát triển tế bào ung thư rất nhanh và có tiên lượng sống trên 10 năm của bệnh nhân chỉ là dưới 5%.

Mặc dù, khả năng tiên lượng điều trị của bệnh ung thư tuyến giáp tốt hơn rất nhiều so với các bệnh lý ung thư khác Tuy nhiên, bệnh cũng gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống, sức khỏe bệnh nhân như là:

  • Đau họng, thay đổi giọng nói: Vị trí tuyến giáp nằm ngay giữa cổ họng nên khi khối u phát triển và chèn ép vào vùng họng sẽ gây ra tình trạng đau đớn, khó thở, thay đổi giọng nói, khàn giọng. Điều này gây ra cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến các vấn đề ăn uống, giao tiếp hàng ngày của bệnh nhân.
  • Khó thở, hụt hơi: Do khối u tuyến giáp chèn ép vào khí quản và gây thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể dẫn đến tình trạng khó thở, hụt hơi. Tình trạng này gây ảnh hưởng rất nhiều đến thể trạng sức khỏe và khả năng lao động của bệnh nhân.
  • Nổi hạch vùng cổ: Tình trạng nổi hạch ở vùng cổ sẽ gây sưng phù, đau đớn và ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề ngoại hình cũng như thẩm mỹ của bệnh nhân.

Trong trường hợp bệnh nhân phát hiện ra bệnh ung thư tuyến giáp ở giai đoạn muộn hoặc không tuân theo các chỉ định điều trị của bác sĩ thì tình trạng bệnh sẽ trở nên nguy hiểm hơn và ảnh hưởng tới sức khỏe toàn bộ cơ thể như là vàng da vàng mắt, gan to do các tế bào ung thư bị di căn tới gan; đau nhức xương, xương giòn dễ gãy do di căn xương; ho, đau tức ngực, khó thở nhiều do di căn tới phổi…

Như vậy, bệnh nhân ung thư tuyến giáp sẽ không gây ra nhiều nguy hiểm nếu như bệnh nhân được phát hiện ra bệnh ở giai đoạn sớm và tuân thủ tốt theo phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra.

Khi đã phát hiện ung thư tuyến giáp, bệnh nhân cần đi thăm khám sớm để được bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Tránh mất thời gian vào các lời đồn dân gian, sử dụng những bài thuốc nam, thuốc lá không rõ nguồn gốc và chưa được chứng minh tác dụng mà sẽ làm mất đi giai đoạn vàng để can thiệp điều trị bệnh.

Một số yếu tố có thể ảnh hưởng tới việc tiên lượng cũng như điều trị của bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Việc đánh giá tiên lượng sống ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp không chỉ phụ thuộc vào loại ung thư mắc phải và giai đoạn bệnh mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như là:

  • Độ tuổi: Những bệnh nhân phát hiện ra mắc bệnh ung thư tuyến giáp ở độ tuổi từ 40 trở lên thì tốc độ diễn biến bệnh và nguy cơ tái phát nguy hiểm sẽ cao hơn so với bệnh nhân trẻ tuổi. Trẻ em từ trên 10 tuổi hay độ tuổi thanh thiếu niên kể cả khi phát hiện bệnh đã có khối u di căn thì tiên lượng điều trị cũng sẽ khả quan hơn. 
  • Giới tính: Nam giới mắc bệnh ung thư tuyến giáp thường có tiến triển bệnh xấu hơn so với nữ giới mắc căn bệnh này.
  • Kích thước và số lượng khối u: Những khối u tuyến giáp có kích thước lớn và số lượng đa ổ thường sẽ có nguy cơ tái phát bệnh sau khi điều trị cao hơn nhiều so với những khối u nhỏ và chỉ tồn tại một u ở một bên thùy tuyến giáp.
  • Tình trạng khối u xâm lấn: Những khối u tuyến giáp có xâm lấn hạch hoặc mạch máu thường có nguy cơ tái phát và di căn xa sau khi điều trị cao hơn. Tình trạng di căn xa làm tăng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nang và thể Hurthle lên tới 75%, và có khoảng 82% trong số những bệnh nhân đó tử vong trong vòng khoảng 5 năm.

3. Làm sao để phát hiện sớm ra bệnh ung thư tuyến giáp?

Phát hiện sớm căn bệnh ung thư tuyến giáp sẽ giúp giảm được mức độ nguy hiểm của bệnh và giúp gia tăng cơ hội điều trị khỏi cho bệnh nhân. Để phát hiện ra sớm bệnh ung thư tuyến giáp, người bệnh nên đi khám bác sĩ và làm một số phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng sau để chẩn đoán được bệnh khi có triệu chứng nghi ngờ. Cụ thể như là:

ung-thu-tuyen-giap-co-nguy-hiem-khong-1
Siêu âm tuyến giáp
  • Khám lâm sàng: Khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường như khàn tiếng, nuốt vướng, khó thở thì người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ khám sàng lọc sớm về nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp. Bác sĩ sẽ hỏi người bệnh một số câu hỏi để xác định yếu tố nguy cơ như tiền sử gia đình có người thân từng mắc bệnh không, trước đây có từng điều trị các bệnh khác bằng phóng xạ không. Sau đó, bác sĩ sẽ thăm khám vùng cổ để đánh giá những sự thay đổi về cấu trúc tuyến giáp của người bệnh.
  • Xét nghiệm máu: Thông qua các chỉ số của xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ đánh giá được chức năng của tuyến giáp có hoạt động bình thường hay không và đưa ra các chỉ định để làm xét nghiệm, chụp chiếu khác để có thể chẩn đoán bệnh.
  • Siêu âm tuyến giáp: Đâylà phương pháp an toàn và rẻ tiền giúp đánh giá và mô phỏng được cấu trúc của tuyến giáp cũng như quan sát được những tổn thương bất thường tại tuyến giáp.
  • Sinh thiết: Làm sinh thiết bằng kim nhỏ khi thực hiện siêu âm phát hiện ra hình ảnh khối u nghi ngờ là tổ chức ung thư. Bác sĩ sẽ dùng một kim dài mỏng để đưa đến chính xác vị trí của khối u theo hướng dẫn của siêu âm để lấy được một mẫu mô nhỏ tuyến giáp nghi ngờ để mang đi soi dưới kính hiển vi, từ đó đưa ra xác định tính chất của khối u.
  • Xét nghiệm di truyền: Một số trường hợp bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể tủy có liên quan đến các yếu tố di truyền. Nếu bạn có tiền sử trong gia đình có người thân đã và đang mắc ung thư tuyến giáp, bác sĩ có thể chỉ định làm xét nghiệm di truyền để tìm các gen có mối liên quan đến yếu tố ung thư.
  • Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác: Khi đã xác định được có các tế bào ác tính tại tuyến giáp, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định cho người bệnh làm thêm các phương pháp cận lâm sàng khác như là xạ hình tuyến giáp, phim chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ. Từ đó đưa ra kết luận về mức độ lan rộng của tế bào ung thư tuyến giáp đến đâu.

Như vậy, bệnh ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn phát hiện và phương pháp điều trị. Do đó, người bệnh cần phát hiện và điều trị ung thư tuyến giáp càng sớm càng tốt.

Phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường. 

Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp: 

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa.
  • Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe.
  • Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
GHV KSOL – Fucoidan Sulfate Hoa Cao

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7